email to friend  Gửi bản này cho bạn bè   Nếu quý vị muốn kèm phim này vào diễn đàn hoặc trang mạng của quý vị, xin vui lòng bấm vào các địa chỉ mạng sau đây để sao chép mã nguồn  sao chép bản gốc   In

Nam cực biểu hiện thêm nhiều cảnh báo về khí hậu thay đổi.

Tại buổi Hội thảo Nam cực Hàng năm 2009 vừa qua ở Auckland, Tân Tây Lan, Tiến sĩ Peter Barrett của Trung tâm Nghiên cứu Nam cực tại Đại học Victoria nói rằng tỉ số băng đá đã suy giảm thêm 75% kể từ năm 1996. Ông tiếp tục nói rằng khi Greenland và các sông băng khác được bao gồm trong đánh giá này, mực nước biển được tính có thể dâng cao từ 80cm cho đến 2 thước vào năm 2010. Đời sống hải dương cũng sẽ bị ảnh hưởng tai hại bởi đại dương trở nên ấm hơn và có tính axit nhiều hơn.

Một nghiên cứu khác được chỉ đạo bởi đồng nghiệp và Giám đốc của Trung tâm Nghiên cứu Nam cực, Tiến sĩ Tim Naish đã pháthiện là nếu lớp băng miền Tây Nam cực tan chảy, mực nước biển có thể dâng cao 5 thước đầy.

Chúng tôi xin tri ân cho thông tin quan trọng này, các Tiến sĩ Barrett, Naish và các đồng nghiệp. Mong chúng ta nhanh chóng để ý đến lời kêu gọi khẩn cấp cho lối sống bền vững để ngăn hâm nóng toàn cầu và cứu bầu sinh quyển.

Thanh Hải Vô Thượng Sư đã thường xuyên bày tỏ sự quan tâm của Ngài về mực nước biển dâng cao nguy hiểm đang ảnh hưởng đến các quốc gia gần bờ biển và quần đảo. Tại buổi hội thảo trực tuyến vào tháng 8 năm 2008 với hội viên chúng tôi ở Tân Tây Lan, Ngài đã trả lời một câu hỏi về các nhà lãnh đạo chính trị, khi chuyển đạt sự tin tưởng của Ngài về hành động của các chính phủ đại diện cho công dân của họ.

Thanh Hải Vô Thượng Sư: Chúng ta có thể khuyến khích họ thế nào để họ đứng lên và quảng bá thông điệp cho mọi người ăn chay?

Tôi nghĩ họ sẽ phải làm, khi đến lúc. Tôi hy vọng họ làm sớm, để chúng ta vẫn còn cơ hội cứu vãn hàng triệu, hàng tỷ người, hoặc cả địa cầu. Có ích gì khi có quyền lực kinh tế hoặc chính trị khi mọi người đều chết?

Cho dù người lãnh đạo vẫn còn sống, họ sẽ lãnh đạo ai nếu không còn người dân? Tôi lo lắng cho quý quốc; đó là một đảo nhỏ có nước bao quanh. Nếu mực nước dâng lên thì... tôi không muốn nói về điều đó.

Nhưng tôi chắc rằng giới lãnh đạo của quý vị sớm muộn sẽ nhận thức rằng sự sinh tồn đứng hàng đầu. Địa vị chính trị, lực lượng kinh tế đứng thứ mười, rất thấp, rất, rất thấp dưới đó. Phải sống sót trước đã.

Nguồn liệu:
http://www.nzherald.co.nz/nz/news/article.cfm?c_id=1&objectid=10582441
http://conferenceworks.co.nz/2009-annual-antarctic-conference/
http://news.xinhuanet.com/english/2009-07/02/content_11640463.htm
http://www.victoria.ac.nz/antarctic/people/tim-naish/index.aspx


Hoa Kỳ gia nhập IRENA với tổng hành dinh mới được thiết lập trong các Tiểu Vương Quốc Ả Rập.

Như một phần của mục tiêu về khí hậu thay đổi của chính phủ Obama, Hoa Kỳ đã tham gia với 134 quốc gia khác như một thành viên của Cơ quan Năng lượng Tái chế Quốc tế (IRENA). Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton nói, “Việc tham gia của chính phủ chúng tôi là một yếu tố quan trọng trong nỗ lực ủng hộ các kỹ thuật năng lượng sạch và sự phát triển của nền kinh tế ít khí thải để giải quyết tình trạng khí hậu thay đổi trên toàn cầu.” Như được nêu rõ bởi tổng thống rằng ông quyết tâm ban hành dự án năng lượng và khí hậu mới có ảnh hưởng rộng lớn.

Hơn nữa, các thành viên của IRENA đã bầu cử để thành lập tổng hành dinh của họ ở các Tiểu Vương Quốc Ả Rập, với việc xây cất được định ngày hoàn tất ở Thành phố Masdar vào năm 2011. Chủ tịch của Hội thẩm Liên Quốc Gia LHQ về Khí hậu Thay Đổi (IPCC) Tiến sĩ Rajendra Pachauri đã nói về tầm quan trọng của các Tiểu Vương Quốc Ả Rập như một quốc gia hiện đang xuất cảng dầu hỏa, chủ tọa tổng hành dinh của IRENA và ủng hộ việc chấp nhận hoạt động liên quan đến năng lượng bền vững.

Cơ quan Năng lượng Tái chế Quốc tế, Hoa Kỳ, và các Tiểu Vương Quốc Ả Rập, chúng tôi rất cảm động khi biết được các phát triển thuận lợi này trong công trình chung của quý vị về một thế giới xanh hơn. Mong quý vị có thêm nhiều nỗ lực có thành quả hầu bảo đảm phúc lợi cho Địa Cầu xinh đẹp và các đồng cư.

Nguồn liệu: 
http://globalgoodnews.com/government-news-a.html?art=124630649842254909
http://globalgoodnews.com/government-news-a.html?art=1246360205237489
http://www.gulfnews.com/nation/Environment/10327271.html


Cỏ biển gần bờ biển đang biến mất nhiều hơn.

Một nghiên cứu về cỏ biển trên thế giới cho thấy rằng gần 1 phần 3 số thực vật có bông dưới nước đã biến mất trong thế kỷ qua, với các mất mát đang gia tăng kể từ năm 1980. Thường được thấy trong vùng nước cạn gần bờ biển, cỏ biển quan hệ đối với sự sinh tồn của nhiều chủng loại hải dương và còn hấp thụ số lượng to lớn khí thải CO2.

Tác giả chung của tường trình Tiến sĩ William Dennison của Đại học Trung tâm Khoa học Môi trường của Maryland, ở Hoa Kỳ nói, “Phối hợp của các trung tâm thành thị đang phát triển, bờ biển được làm cứng rắn bởi con người và tài nguyên thiên nhiên sụt giảm đã đẩy hệ sinh thái ở bờ biển ra khỏi sự cân bằng. Trên toàn cầu, chúng ta mất một cánh đồng cỏ biển cỡ bằng một sân túc cầu cứ mỗi 30 phút.”

Xin tri ân Tiến sĩ Dennison và cộng sự viên của Đại học Maryland cho công trình của quý vị trong việc nhắc nhở hợp thời này về sự cân bằng của mọi đời sống. Chúng ta hãy nhanh chóng cùng nhau nỗ lực bảo tồn hệ sinh thái hải dương hầu phục hồi sức khỏe của cỏ biển chủ yếu và bầu sinh quyển của chúng ta.

Nguồn liệu:
http://www.reuters.com/article/latestCrisis/idUSSYD467573
http://en.wikipedia.org/wiki/Seagrass
http://www.google.com/hostednews/ap/article/ALeqM5gDOdtt0UZamxK9tyQsdullpUaltAD994J4EG0