Nguyên nhân thực tế – và giải pháp – cho khí hậu thay đổi.
Trong một sự kiện phát hình trực tiếp gần đây từ Lima, Peru, vị khách và diễn giả danh dự Thanh Hải Vô Thượng Sư đã tiết lộ qua hội thảo trực tuyến phát hiện khoa học mới nhất mà khí thải nhà kính đến từ khu vực chăn nuôi mới đây đã được ước tính lên tới số lượng hơn 60% tổng số khí thải toàn cầu, chứng tỏ việc sản xuất thịt là nguyên nhân duy nhất rộng lớn nhất gây ra hâm nóng toàn cầu.
Thanh Hải Vô Thượng Sư đã nói kể từ gần 2 năm qua ít nhất 80% nạn hâm nóng toàn cầu có thể được ngăn chận nếu chúng ta ngừng sử dụng sản phẩm thú vật.
Để đáp ứng với câu hỏi về cách truyền bá sự thật này, Ngài đã đưa ra sự khích lệ sau đây cho thành viên thính giả tham dự và cũng cho công dân toàn thế giới.
Thanh Hải Vô Thượng Sư: Còn đối với điều chúng ta có thể làm về tầm quan trọng của kỹ nghệ thịt, chúng ta phải hết sức kiên định trong việc truyền bá điều chúng ta biết là sự thật chân chính, và chia sẻ điều đó càng nhiều càng xa càng tốt.
Chúng ta có thể viết thư cho mọi người có trách nhiệm với kỹ nghệ thịt này và cho họ biết mọi sự thật này. Chúng ta thu nhận dữ kiện và gửi đến cho họ.
Cho họ biết là họ nên làm nông dân thuần chay hữu cơ thay vào đó, hoặc nhiều việc làm hiện nay, kỹ thuật xanh.
Việc chúng ta cần chấm dứt giết hại thú vật là cách duy nhất để ổn định hóa Địa Cầu trên phương diện vật lý cũng như mang lại hòa bình và khôi phục hy vọng cho nhân loại và địa cầu.
Nhưng điều đó tùy thuộc vào tất cả chúng ta để quyết định có nên làm hay không để cứu địa cầu chúng ta, cứu gia đình chúng ta, cứu con cái chúng ta.
XƯỚNG NGÔN VIÊN: Với lòng cảm kích đối với tham dự viên của hội thảo cho sự chân thành của họ, kính xin vô cùng tri ân Ngài Thanh Hải Vô Thượng Sư cho sự hướng dẫn thực tiễn và hỗ trợ không ngừng của Ngài cho nhân loại. Hãy cùng nhau quyết định trở thành một xã hội thuần chay hữu cơ, từ đó cứu chính chúng ta và vô số sinh mạng khác.
Xin đón xem Lời Pháp Cam Lồ trên Truyền Hình Vô Thượng Sư kỳ tái phát hình trọn vẹn về sự kiện trực tiếp này vào một ngày gần đây, phụ đề bằng nhiều ngôn ngữ.
Hạn hán khiến hàng ngàn nông dân đổ xô đến các thành phố.
Sau 2 năm mất mùa vì thiếu mưa, hàng ngàn gia đình người Syria đang di cư đến các thành phố để tìm việc làm thay thế.
Khí hậu thay đổi, cùng với sự xói mòn đất gây ra bởi con người từ việc chăn nuôi thú vật cũng như thiếu tưới nước, đã ảnh hưởng 60% đất đai của quốc gia, với hơn 800.000 người đã hoàn toàn mất đi sinh kế của họ.
Với hơn 60.000 gia đình đã di cư cho đến nay, Quỹ Trẻ em Liên Hiệp Quốc (UNICEF) đã cung cấp hỗ trợ cho các gia đình trong nỗ lực giúp trẻ em tiếp tục đi học, trong khi Liên bang Hội Hồng Thập Tự và Hội Lưỡi Liềm Đỏ Quốc tế (IFRC) đã cung cấp ngân quỹ trợ giúp thực phẩm để được phân phối cho người khốn khó nhất.
Xin tri ân Quỹ Trẻ em Liên Hiệp Quốc, Liên bang Hội Hồng Thập Tự và Hội Lưỡi Liềm Đỏ Quốc tế và tất cả những người làm việc để xoa dịu tình trạng này cho người dân của Syria.
Mong các tình cảnh thê thảm như thế sớm không còn nữa khi nhiều người hơn đổi sang các tiêu chuẩn tử tế hơn và cao hơn. Quan tâm cho tình trạng ổn định của địa cầu đang gặp nguy hiểm, Thanh Hải Vô Thượng Sư đã nói trong buổi hội thảo trực tuyến vào tháng 7, 2008 với nhân viên của đài Truyền Hình Vô Thượng Sư, cống hiến một phương cách rõ ràng và đơn giản để giải quyết tình trạng rắc rối này.
Thanh Hải Vô Thượng Sư: Chúng ta có thể giúp chuẩn bị tốt hơn cho sự khủng hoảng thực phẩm, không phải tương lai, nó đã xảy ra rồi, nhưng chúng ta có thể giúp giảm thiểu hoặc kiềm chế, bằng cách giúp các nước đang phát triển hiểu rằng ăn chay là phương thuốc cho nạn thiếu hụt thực phẩm, và chúng ta phải chia sẻ tài nguyên và kỹ thuật với anh em đồng bào như thiên đàng muốn chúng ta phải làm. Nói lặp lại nhiều lần, ăn thịt là nguyên nhân của phần lớn sự đau khổ trên địa cầu.
Người ta phải nhận thức rằng buông bỏ miếng thịt độc hại đó, là tất cả những gì họ phải làm để đạt hòa bình trên địa cầu và chấm dứt vĩnh viễn nạn đói, và cứu vãn địa cầu, dĩ nhiên.
Tài liệu:
http://www.irinnews.org/Report.aspx?ReportId=85963
Liên Hiệp Quốc cung cấp hệ thống cảnh báo cho người sống tại bờ sông ở Bangladesh.
Sau khi phân tích hình ảnh và các mẫu đất của vệ tinh trong 25 năm, Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc đã phát triển một dự án để giúp cảnh báo khoảng 100.000 người ở Bangladesh vô gia cư vì lũ lụt mỗi năm. Cho đến nay dự kiến thử nghiệm có chính xác và hiệu quả trong việc cảnh báo sớm cho hàng ngàn người ở Kaijuri, miền bắc thủ đô, kịp thời cho việc tái định cư an toàn. Xin đa tạ Liên Hiệp Quốc cho sự trợ giúp tử tế trong việc tạo ra một hệ thống cường đại hóa việc di tản an toàn của người dân Bangladesh.
Xin Thiên đàng chăm sóc họ khi chúng ta cũng tăng cường nỗ lực để giải quyết hâm nóng toàn cầu qua các biện pháp bảo vệ địa cầu như lối sống thuần chay.
Tài liệu
http://news.bbc.co.uk/1/hi/world/south_asia/8220317.stm
Tin Bổ Sung
Ủy ban Lâm Sản Wales đã bắt đầu dự án nhiều thập niên Tywi Wildwood, để tái tạo các vùng đất ướt, đầm lầy và bãi hoang để trả lại khu vực 1.000 mẫu về trạng thái nguyên thủy, ban sơ. http://news.bbc.co.uk/1/hi/wales/8239249.stm
Cư dân ở Florida, Hoa Kỳ và nhà hoạt động cộng đồng Terry Neal tạo một phim tài liệu dài 25 phút “Hồ Orange, Quà tặng của Thiên nhiên” trong một nỗ lực để cứu vùng đầm lầy trong vùng.
http://www.tampabay.com/news/environment/wetlands/filmmaker-not-content-to-watch-orange-lake-wetlands-die/1034788
http://www.youtube.com/user/terryneal2000#play/all/uploads-all/1/7kpFMHBJrlU http://northeast2.tbo.com/content/2009/aug/27/documentary-maker-tests-sundance-film-festival-wat/
Các Bộ trưởng Môi trường từ các quốc gia Ibero-Mỹ Bolia, Cộng hòa Dominique, Ecuador, El Salvador, Guatemala, Panama, Paraguay, Peru, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Uruguay tham dự cuộc họp thường niên lần thứ 9 nơi họ phát triển các đề xướng để giải quyết khí hậu thay đổi.