Giới thông tin tường trình về khí nhà kính chính và nguồn chăn nuôi thú vật.Ngày 16 tháng 11, hội nghị khí hậu thay đổi được tổ chức tại Orizaba, một thành phố tọa lạc trong thung lũng phì nhiêu ở Veracruz, Mễ Tây Cơ. Với chủ đề “SOS – Hành động Nhanh chóng Để Ngưng Hâm nóng Toàn cầu,” hội thảo được chủ tọa bởi chính phủ tiểu bang Veracruz, và họ đặc biệt mời Thanh Hải Vô Thượng Sư làm vị khách danh dự để giải thích chi tiết về các cách thực tế hầu giải quyết khí hậu thay đổi, nhất là liên hệ đến Mễ Tây Cơ.
Thanh Hải Vô Thượng Sư: Chăn nuôi thú là nguồn #1 của hâm
nóng toàn cầu trên toàn thế giới. Và khí nhà kính chính, là khí mêtan,
thải ra bởi việc chăn nuôi thú vật. Một nghiên cứu ở Mễ Tây Cơ khám phá
rằng chăn nuôi thú chịu trách nhiệm cho 97% khí mêtan nông nghiệp của
quốc gia. Cho nên, tôi lặp lại: Nguồn số một của hâm nóng toàn cầu là
từ sự tiêu thụ của mình, sát sinh tất cả bò, heo, gà, cừu, trứng, bơ
sữa. Điều này, cùng với việc sát hại hàng tỷ cá đẹp đẽ để làm thực
phẩm, là điều gây rắc rối nhất cho địa cầu chúng ta, liên hệ với khí
hậu.
XƯỚNG NGÔN VIÊN: Hội tuyến truyền hình với Thanh Hải Vô Thượng Sư được bàn luận với rất nhiều quan tâm bởi giới thông tin chính của Mễ Tây Cơ,thậm chí trước khi hội thảo khai mạc. Tờ nhật báo lớn hạng nhì ở Mễ Tây Cơ, “La Jornada Veracruz,” phát hành một bài tựa đề: “Mực Ô Nhiễm Đáng Lo Ngại,” cũng phản ảnh vai trò chính của mêtan đối với hâm nóng toàn cầu:
“Lượng thải khí cao về thán khí cũng như mêtan và sự tổng hợp của chúng trong không khí, ngoài việc đem đến tác động môi sinh trầm trọng, còn tăng cường tiến trình thay đổi khí hậu. Nếu chúng ta tiếp tục với chiều hướng ô nhiễm này, thì trong một giai đoạn không lâu hơn 20 năm đất đai sẽ đối diện khí hậu thay đổi trầm trọng, một số những biến hóa của nó thậm chí đã được ghi nhận hiện thời rồi.”
http://www.jornadaveracruz.com.mx/Noticia.aspx?ID=091113_203943_700&id_seccion=0Thanh Hải Vô Thượng Sư: Cho nên giải pháp rất là đơn giản. Chúng ta chỉ cần tránh đi các sản phẩm từ thú vật. Chúng ta ngưng ăn thịt, bơ sữa, trứng, cá. Nếu mọi người làm điều này, chúng ta sẽ có một thế giới được biến đổi không bao lâu. Thật sự dễ như vậy đó.
XƯỚNG NGÔN VIÊN: Chúng tôi cám ơn nhật báo “La Jornada Veracruz” và các giới thông tin khác, cũng như chính phủ Veracruz, cho làm phần của họ để truyền bá tin tối quan hệ này. Cũng kính xin biết ơn Thanh Hải Vô Thượng Sư đã chia sẻ tư tưởng của Ngài với người dân Mễ Tây Cơ và tất cả công dân thế giới. Phúc thay cho mỗi nỗ lực dẫn đến những hành động mau nhất, mạnh nhất để cứu Địa Cầu.
Xí nghiệp nuôi cá phá hủy nơi chứa thán khí quan trọng. Những nơi duyên hải, như là rừng cây đước, thảo dương và đồng lầy nước mặn bị dẹp sạch với tốc độ mau chóng để lấy chỗ nuôi tôm cũng như canh nông và các hình thức khác từ sự phát triển của con người. Hiện giờ, nghiên cứu mới của Tiến sĩ Emily Pidgeon, Giám đốc Khí hậu Thay đổi Đại dương của Bảo tồn Quốc tế cổ động cho sự bảo tồn ngay lập tức những nơi sống bị mất mát này, vì khả năng hấp thụ của chúng nhiều tới 50 lần số lượng thán khí so với rừng nhiệt đới.
Tiến sĩ Pidgeon giải thích rằng không giống như rừng, là nơi chứa thán khí chủ yếu trong các thực vật sống, còn thực vật trong đầm nước mặn rất hữu hiệu chôn cất thán khí trong đất của nó để khí này không thải ra khi thực vật bị chết và có thể giữ thán khí dưới đất cho tới hàng ngàn năm.
Bà tuyên bố: “Ngụ ý đơn giản của điều này là sự hấp thụ thán khí lâu dài bởi một cây số vuông vùng cây đước tương đương với những gì xảy ra trong 50 cây số vuông của rừng nhiệt đới.”
Thưa Tiến sĩ Pidgeon và đồng sự tại Bảo tồn Quốc tế, xin đa tạ quý vị đã soi sáng thêm giá trị của hệ sinh thái tại duyên hải chúng ta. Tất cả chúng ta hãy cố gắng bước nhẹ hơn và bảo tồn sự cân bằng của thiên nhiên. Thanh Hải Vô Thượng Sư đã từ lâu nhấn mạnh sự cần thiết cho nhân loại bảo vệ nhiều hơn về môi sinh hải dương, như trong buổi phỏng vấn tháng 11 năm 2008 với đài Phát thanh Biển Đông làn sóng FM của Ái Nhĩ Lan.
Thanh Hải Vô Thượng Sư: Chúng ta phải ngừng đánh cá. Chỉ cần ngừng đánh cá. Chính phủ phải cấm đánh cá bởi vì điều đó quá quan trọng cho sự sinh tồn của chúng ta, không thể trì hoãn thêm. Để ngừng hoạt động đánh cá phá hoại này, giải pháp là lối ăn thuần chay, không có cá trong bữa ăn của chúng ta.
Biển cống hiến chúng ta vô số thực phẩm tốt hơn để lựa chọn; rất nhiều thực vật dưới biển siêu bổ dưỡng và lành mạnh. Chúng ta cũng có thể sống nhờ vào đó mãi, phải bảo vệ biển sống và lành mạnh, vì nó liên hệ đến đời sống và sức khỏe của chúng ta.
http://news.mongabay.com/2009/1117-hance_coastalveg.html
Tin Bổ SungGiáo sư Barry Brook tại Đại học Adelaide ở Úc Đại Lợi đề nghị giảm tiêu thụ thịt, tuyên bố rằng chăn nuôi thú để lấy thịt chịu trách nhiệm cho nhiều khí thải nhà kính hơn là kỹ nghệ đốt than.
http://www.weeklytimesnow.com.au/article/2009/11/12/131931_national-news.htmlHội từ thiện ở Hoa Kỳ Cứu Trẻ Em tường trình rằng trẻ sơ sinh và giới trẻ ở Phi Châu đã tử vong do nạn hạn hán gây ra bởi khí hậu thay đổi rồi, với 250,000 nạn nhân khác có thể thiệt mạng khi hâm nóng toàn cầu trở thành mối đe dọa lớn nhất cho sức khỏe đang đối diện trẻ em trong thế kỷ này.
http://www.telegraph.co.uk/earth/earthnews/6469700/Climate-change-could-kill-250000-children.htmlNoi theo kỹ thuật cổ xưa của giống dân Incan, khoa học gia Đức quốc với hội Alimon NGO giúp mang nước đến cho hơn 1 triệu người ở Lima, Peru, bằng cách xây cất mạng lưới ni-lông hứng nước từ sương mù dày đặc để sau đó dùng trong nhà và ngoài vườn.
http://www.france24.com/en/node/4923281Quỹ Bảo vệ Thiên nhiên Quốc tế ở Pakistan báo cáo là Rừng Pai, một vùng được bảo vệ nằm tại một trong 40 vùng đa dạng sinh học nhất thế giới, bị đe dọa nặng nề bởi một sự tổng hợp gồm sự xâm nhập của con người, săn trộm bất hợp pháp, và nạn thiếu nước liên hệ đến khí hậu thay đổi.
http://www.thenews.com.pk/daily_detail.asp?id=207814