email to friend  Gửi bản này cho bạn bè   Nếu quý vị muốn kèm phim này vào diễn đàn hoặc trang mạng của quý vị, xin vui lòng bấm vào các địa chỉ mạng sau đây để sao chép mã nguồn  sao chép bản gốc   In

Thanh Hải Vô Thượng Sư nói chuyện với các quan tòa của Mễ Tây Cơ về khí hậu thay đổi.

Hôm 29 tháng 10, Hiệp hội Quan tòa Mễ Tây Cơ Ủng hộ Công bằng Môi sinh tại Thành phố Mễ Tây Cơ, Mễ Tây Cơ, khai mạc chương trình dài 6 tháng sẽ đem thêm tin cập nhật cho những quan tòa và chánh án của quốc gia về các vấn đề môi sinh hệ trọng, bao gồm khí hậu thay đổi.

Các vị quan tòa tham gia đang làm việc để tạo những luật môi sinh mới và quan trọng. Trong buổi lễ khai mạc, Hiệp hội đặc sắc này mời Thanh Hải Vô Thượng Sư chia sẻ những lời thấu hiểu và thông điệp khích lệ của Ngài.

Thanh Hải Vô Thượng Sư ân cần chấp nhận lời thỉnh cầu, và giải thích một số sự liên kết giữa những ảnh hưởng bất lợi của hâm nóng hoàn cầu và vai trò nguy ngập của kỹ nghệ chăn thú.

Phim ảnh buổi nói chuyện của Thanh Hải Vô Thượng Sư đến Hiệp hội Quan tòa Mễ Tây Cơ Ủng hộ Công bằng Môi sinh Thành phố Mễ Tây Cơ, Mễ Tây Cơ – 29 tháng 10, 2009

Thanh Hải Vô Thượng Sư: Chăn nuôi thú vật là một sự sử dụng đất đai lớn nhất của con người, và là lý do chính yếu cho nạn phá rừng. Chăn nuôi thú vật là lý do hàng đầu khiến cho động vật và thực vật bị tuyệt chủng, vì đất đai thoái hóa và những ảnh hưởng khác phá hoại nơi sinh sống. Trong tất cả lãnh vực, kỹ nghệ thịt là nguồn lớn nhất của sự ô nhiễm nước.

Chúng ta phí 3,8 ngàn tỷ tấn nước sạch quý giá mỗi năm dành vào việc sản xuất thú nuôi.

Sản phẩm thú vật đòi hỏi gấp 8 lần nhiều năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch để sản xuất, so với những sản phẩm rau cải. Một nghiên cứu khám phá là sản xuất thịt và sữa tại Mễ Tây Cơ dùng tiếp liệu và tài nguyên nông nghiệp nhiều nhất trong quốc gia, và việc này cũng phản ảnh như vậy ở nơi khác nữa trên toàn cầu. Nếu những tài nguyên này – đất, nước, và ngũ cốc – được chuyển sang để ủng hộ trực tiếp đời sống con người thay vì nuôi gia súc, thì chúng ta sẽ có một thế giới khác biệt biết dường nào.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Những nhân vật quan trọng, sau khi xem diễn văn bằng băng hình, chuyển đạt sự ủng hộ và chia sẻ nỗi quan tâm của họ.

Magistrate Luz Delfina Abitia Gutiérrez – Director of National Association of Circuit Courts Magistrates and District Judges of Judicial Authority of the Federation A.C. (Third Region), Mexico (M): [Khí hậu thay đổi] đang dẫn đến đại họa chính, mất mát sự sống, cả con người lẫn thú vật, phá hoại rừng và mất mát về kinh tế nữa; đó là điều mà chúng ta phải quan tâm đến và giải quyết.

Circuit Courts Magistrate Neófito López Ramos – President of Association of Mexican Magistrates Pro-Environmental Justice A.C. (M): Và như Thanh Hải Vô Thượng Sư nói, cảnh cáo về tình hình này, đó là thú nuôi thải khí mêtan.

Jose Luis Espinoza - Environmentalist and member of Constructive Council for Sustainable Development of Mexico (M): [Khí hậu thay đổi] là hiện tượng gây ra hậu quả quốc tế và tất cả chúng ta bắt buộc phải thay đổi thái độ cá nhân bởi vì chúng ta phải cam kết với nhau là loài người, đối với muôn loài, và đó là hãy thải ô nhiễm ít hơn.

Thanh Hải Vô Thượng Sư: Tôi chỉ có thể tôn trọng quý vị với sự thật, khi tôi nói rằng chúng ta phải ăn thuần chay để cứu Địa Cầu. Tôi kêu gọi lòng can đảm của tất cả luật sư hiện diện, với thẩm quyền và lực lượng được trao cho quý vị, mong quý vị dẫn đạo đồng bào mình tiến đến con đường cao cả, đạo đức, cứu đời sống, và bền vững địa cầu.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Chúng tôi tôn kính trân quý các Ngài Quan tòa và chánh án đáng kính của Mễ Tây Cơ. Mong sự quan tâm chân thật và quyết định sáng suốt của quý vị giúp lái thế giới chúng ta đến bờ an toàn. Kính xin tri ân Thanh Hải Vô Thượng Sư, đã cố gắng không ngừng để chia sẻ với các lãnh tụ cũng như công chúng phương cách khẩn cấp nhất để cứu địa cầu.

Phúc lành thay cho tất cả giải pháp của chính phủ thật sự mang lại ích lợi nhất cho nhân loại. Xin hãy đón xem mục Lời Pháp Cam Lồ trên đài Truyền hình Vô Thượng Sư trình chiếu trọn vẹn bài diễn văn này của Thanh Hải Vô Thượng Sư vào một ngày gần đây, phụ đề bằng nhiều ngôn ngữ.

Đánh cá thái quá đe dọa đời sống hải vật trong các vùng nước Âu châu.
Khoa học gia của Liên Hiệp Âu châu tường trình rằng 30 trong 35 số lượng cá, hay là 85% các loài cá trong vùng bị nguy hiểm, với cá như là cá tuyết hiện giờ không tới ¼ mức độ được cho là an toàn. Trưởng ban bảo tồn ngư nghiệp của Ủy ban Âu châu, Maria de la Fuensanta Candela Castillo nói rằng: “Đơn giản là chúng ta đánh cá quá nhiều.” Những viên chức của Liên Hiệp Âu Châu cảnh cáo rằng giảm thiểu đánh cá là cần thiết để tránh cho loài cá không bị diệt chủng.

Đánh cá thái quá trước đây khiến số lượng cá tuyết ở New England, Hoa Kỳ, chỉ hồi phục có giới hạn theo sau những nỗ lực bảo tồn cá. Tại Gia Nã Đại, tuy nhiên, thậm chí 18 năm sau khi chính phủ ngưng không cho đánh cá trong những vùng ngoài khơi đông duyên hải, mà cá tuyết vẫn chưa trở lại.

Thưa Trưởng ban Bảo tồn Castillo và các viên chức cùng khoa học gia quan tâm của Âu châu, chúng tôi trân quý tường trình khai sáng này và kêu gọi hành động để bảo tồn đời sống hải dương. Mong sự cân bằng đáng kính giữa người và thiên nhiên được hồi phục nhờ hành động thân thiện sinh thái hơn của chúng ta.

Thanh Hải Vô Thượng Sư, Ngài đã từ lâu nhấn mạnh sự cần thiết để trân quý đời sống của muôn loài, nêu lên những hậu quả thê thảm của sự đánh cá, trong buổi phỏng vấn tháng 11, 2008 với đài Phát thanh Biển Đông làn sóng FM của Ái Nhĩ Lan.

Thanh Hải Vô Thượng Sư: Chúng ta phải ngừng đánh cá. Chỉ cần ngừng đánh cá. Chính phủ phải cấm đánh cá bởi vì điều đó quá quan trọng cho sự sinh tồn của chúng ta, không thể trì hoãn thêm. Không những chỉ có đánh cá thái quá và làm tiêu hao sinh vật biển, mà còn có sát sinh phụ. Như là khi các tàu thương mại lớn đi đánh cá, vô tình họ giết hàng vạn rùa biển, hàng trăm ngàn hải âu, và hàng triệu cá mập, mỗi năm. Để ngừng hoạt động đánh cá phá hoại này, giải pháp là lối ăn thuần chay, không có cá trong bữa ăn của chúng ta. Biển cống hiến chúng ta vô số lựa chọn thực phẩm tốt hơn, rất nhiều thực vật dưới biển siêu bổ dưỡng và lành mạnh.

Chúng ta cũng có thể sống nhờ đó mãi mãi, phải bảo vệ biển sống và lành mạnh, vì nó liên hệ đến đời sống và sức khỏe của mình.

Tham khảo:
http://www.google.com/hostednews/ap/article/ALeqM5jm9oNd1qwbUCkoNJQ9KKwX1M6vYAD9BCN7J01
http://www.britainnews.net/story/555267
http://www.earthtimes.org/articles/show/290485,eu-seas-still-critically-overfished-brussels-says.html

Tin Bổ Sung
Với quá ít cá sống sót bởi vì đánh cá thái quá và ô nhiễm ngoài khơi Hồng Kông, những vùng biển trong vùng hiện giờ được xem là “biển ma,” và các nhà môi sinh học nói rằng đây là một thí dụ mà Âu châu và các chính phủ khác phải tránh.
http://www.france24.com/en/node/4912397

Ước lượng các quốc gia đang phát triển sẽ cần khoảng 148 tỷ Mỹ kim mỗi năm cho tới năm 2020 để giải quyết vấn đề khí hậu thay đổi, những lãnh tụ của Liên Hiệp Âu châu cam kết cung cấp từ 32 tỷ đến 74 tỷ Mỹ kim với điều kiện là các nước khác cũng gia nhập.
http://english.aljazeera.net/news/europe/2009/10/2009103014626579819.html
http://news.bbc.co.uk/2/hi/europe/8334146.stm

Thành phố Perth tại Tây Úc chỉ nhận được 6,8 mm nước mưa trong tháng 10, 2009, khiến tháng này là tháng 10 khô nhất trong 9 năm qua.
http://au.news.yahoo.com/thewest/a/-/breaking/6414083/perth-experiences-driest-october-in-years/

Một nghiên cứu bởi cơ quan nghiên cứu nông nghiệp liên bang Thụy Sĩ Agroscope cho thấy rằng khí hậu thay đổi gây ra thiếu nước thường xuyên và lâu dài trong quốc gia, đe dọa 26% đất có khả năng nông nghiệp và 41% đất đang trồng trọt đương thời.
http://www.france24.com/en/node/4911146

Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama ký luật thành hiệu lực dành 33,5 tỷ Mỹ kim cho những chương trình vào năm 2010, gồm có phát triển năng lượng bền vững, kỹ thuật bảo tồn năng lượng và nghiên cứu để giảm lượng khí thải.
http://in.reuters.com/article/environmentNews/idINTRE59R57620091028