email to friend  Gửi bản này cho bạn bè   Nếu quý vị muốn kèm phim này vào diễn đàn hoặc trang mạng của quý vị, xin vui lòng bấm vào các địa chỉ mạng sau đây để sao chép mã nguồn  sao chép bản gốc   In

Khí thải mê-tan đóng vai trò lớn hơn trong nạn hâm nóng toàn cầu.
Trong một nghiên cứu mới, tác giả dẫn đầu Drew Shindell và các khoa học gia khác của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Quốc gia Hoa Kỳ (NASA) nói rằng sự góp phần của khí mê-tan vào nạn hâm nóng toàn cầu được coi là cao hơn với suy nghĩ trước kia.

Họ xác định rằng chất aerosols phát thải cùng với thán khí trong việc đốt cháy nhiên liệu hóa thạch tạo ra tác dụng làm nguội, từ đó thật sự triệt tiêu vai trò của thán khí trong việc hâm nóng khí hậu. Như một kết quả, Tiến sĩ Shindell nói rằng nhiệt năng phát ra bởi khí mê-tan là từ 20 đến 40% cao hơn so với ước tính trước kia, kết quả dẫn đến tiềm năng hâm nóng gấp 100 lần của thán khí lấy trung bình trong 20 năm.

Tài liệu NASA này đến chỉ vài ngày sau khi một bản tường trình riêng biệt được phát hành bởi Viện Quan trắc Thế giới đã chỉnh sữa các ước tính trước kia về khí thải nhà kính tạo ra bởi ngành chăn nuôi. Các tính toán đó, đã sử dụng tiềm năng hâm nóng gấp 72 lần của khí mê-tan, đặt ngành chăn nuôi ở mức bảo thủ, tạo ra hơn 50% hâm nóng toàn cầu so với ước tính 18% vào năm 2006. Con số này hiện nay còn cao hơn dựa trên các phát hiện của NASA.

Trong cuộc phỏng vấn với Truyền Hình Vô Thượng Sư, Giáo sư Phụ tá Vật lý Noam Mohr tại Đại học Nữu Ước, Hoa Kỳ, đã giải thích thêm về vai trò của aerosols trong việc bù lại ảnh hưởng hâm nóng của thán khí.

Noam Mohr – Phụ tá Giáo sư Vật lý, Đại học Nữu Ước, Hoa Kỳ, người thuần chay (M):
(Theo lịch sử, mọi nguồn thán khí cũng phát thải chất aerosols, cũng tạo ra khói mù đọng thành hạt này làm nguội địa cầu. Và Tiến sĩ James Hansen, người được xem là vị tổ của lý thuyết hâm nóng toàn cầu, ông chỉ ra rằng hai loại khí thải này đại khái triệt tiêu lẫn nhau. Vậy theo lịch sử, chúng ta thấy đại thể là không có hâm nóng từ các nguồn thán khí đến nay.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Các nhà nghiên cứu cũng ghi nhận rằng bởi vì ngành chăn nuôi là nguồn khí mê-tan duy nhất lớn nhất trên địa cầu, việc trở thành người ăn thuần chay là cách nhanh nhất để cắt giảm khí thải mê-tan, như được nói bởi khoa học gia Tiến sĩ Terry Root tại Đại học Stanford, Hoa Kỳ của Hội thẩm Liên Chính Phủ LHQ về Khí hậu Thay đổi.

Giáo sư Terry Root, Tiến sĩ – Nghiên cứu sinh Cao niên, Viện Môi sinh Woods, Đại học Stanford, Hoa Kỳ (M):
Chúng ta cần giảm bớt số lượng khí mê-tan mà chúng ta tạo ra. Và một cách là trở thành người ăn chay. Điều đó thật sự tạo ra một khác biệt.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Xin tri ân Tiến sĩ Shindell, ông Mohr, Tiến sĩ Root và mọi đồng sự, đã giúp chúng tôi hiểu biết thêm về vai trò quan hệ của khí mê-tan trong nạn hâm nóng toàn cầu cùng với lợi ích của việc chấp nhận lối ăn toàn thực vật để làm nguội địa cầu. Mong nghiên cứu của quý vị ép buộc nhà làm chính sách trên khắp toàn cầu tìm cách cắt giảm khí thải qua việc loại bỏ sản phẩm thú vật khỏi dinh dưỡng của chúng ta.

Với quan tâm to tát cho địa cầu mỏng manh, trong cuộc phỏng vấn với tờ báo “Irish Sunday Independent” vào tháng 7, 2009, Thanh Hải Vô Thượng Sư đã nêu rõ loại khí thải nhà kính mê-tan độc hại hơn này, và nguồn lớn nhất ngoài khả năng kiểm soát, kỹ nghệ chăn nuôi.

Thanh Hải Vô Thượng Sư: Dĩ nhiên, giảm thán khí cũng vẫn quan trọng, nhưng giảm những khí mạnh hơn và tồn tại ngắn hơn, như là mê-tan, chẳng hạn, sẽ làm nguội nhanh hơn là giảm thán khí. Ngoài ra, những khí này sau đó cũng giảm thán khí, như một hậu quả.

Khí mê-tan thật ra hãm nhiệt ít nhất 72 lần nhiều hơn thán khí, trung bình trong giai đoạn 20 năm. Đồng thời, khí mê-tan cũng rời khỏi bầu không khí khá nhanh, nhưng thán khí sẽ còn lưu lại làm hâm nóng địa cầu trong hàng ngàn năm. Cho nên, nếu chúng ta muốn làm nguội địa cầu nhanh hơn thì phải loại trừ những khí rời bầu không khí mau chóng.

Chăn nuôi là một nguồn thải khí mê-tan lớn nhất.

Chúng ta sẽ hủy diệt thế giới, nếu chúng ta không ngừng ăn và sản xuất thịt và các sản phẩm động vật. Cho nên, thuần chay hữu cơ là giải pháp nhanh nhất, dễ nhất, hữu hiệu nhất cho một địa cầu duy trì sự sống.

Phải, giải pháp là lối ăn thuần chay hữu cơ.


Tham khảo:
http://www.usatoday.com/tech/science/environment/2009-10-29-methane-global-warming_N.htm
http://www.physorg.com/news176058147.html
http://www.timesonline.co.uk/tol/news/science/earth-environment/article6895907.ece

Hội thảo khí hậu thay đổi LHQ ở Bali, Nam Dương.
Với 430 khoa học gia khí hậu từ 140 quốc gia tham dự, Hội thẩm Liên Chính Phủ Liên Hiệp Quốc về Khí hậu Thay đỏi (IPCC) kết thúc cuộc họp của họ ở Bali vào thứ năm, ngày 29 tháng 10, được tổ chức để chuẩn bị cho hội thảo hâm nóng toàn cầu sắp tới vào tháng 12 ở Copenhagen, Đan Mạch. IPCC phát hành tường trình đánh giá khoa học lần thứ 5 của họ tại buổi họp này, với Giám đốc Tiến sĩ Rajendra Pachauri có ý kiến rằng tường trình cũng đề cập đến các tác động kinh tế xã hội để giúp hướng dẫn việc thiết lập chính sách.

Nam Dương cũng kêu gọi các khoa học gia đưa ra việc đánh giá về vai trò chủ yếu của rừng và đại dương trong việc ngăn chận khí hậu thay đổi.

Cám ơn quý vị thành viên Hội thẩm Liên Chính Phủ Liên Hiệp Quốc về Khí hậu Thay đổi đã tham gia cuộc họp quan trọng này. Mong Thượng Đế hướng dẫn và hỗ trợ mọi nỗ lực hầu đạt được lợi ích có ý nghĩa cho bầu sinh quyển của chúng ta.

Tham khảo:
http://www.thejakartapost.com/news/2009/10/27/scientific-accord-crucial039-oceans-forests-carbon-sinks.html
http://www.thejakartapost.com/news/2009/10/30/ri-should-focus-adaptation-activities039.html
http://www.environmental-expert.com/resultEachPressRelease.aspx?cid=8819&codi=73777&lr=1
http://news.xinhuanet.com/english/2009-10/30/content_12357606.htm

Tin Bổ Sung
Nghiệp đoàn Smurfit-Stone Container ở Hoa Kỳ giới thiệu sản phẩm thùng cạc tông đóng gói mới bảo tồn tài nguyên bởi sử dụng 21% ít chất sợi hơn mà vẫn cung cấp sự vững chắc ngang bằng hay mạnh hơn để bảo vệ sản phẩm khi vận chuyển.
http://www.environmentalleader.com/2009/10/05/new-produce-carton-uses-21-less-fiber/

Khoa học gia cảnh báo rằng khí hậu thay đổi ở Hy Mã Lạp Sơn, vốn đã làm tan rã các sông băng, đang ảnh hưởng tuyết rơi và thay đổi bản chất của mùa mưa, cần phải được giải quyết ngay lập tức để tránh các tranh chấp và xung đột trên khắp vùng.
http://www.ft.com/cms/s/0/abe79fe0-bce5-11de-a7ec-00144feab49a,s01=1.html

Một toán khoa học gia môi trường quốc tế nói rằng mức độ mặt biển ở North Carolina, Hoa Kỳ tăng lên cao 3 lần nhanh hơn trong thế kỷ thứ 20 so với trong 500 năm qua.
http://esciencenews.com/articles/2009/10/28/north.carolina.sea.levels.rising.3.times.faster.previous.500.years.penn.study.says
 
Do các nguy hại môi trường, sức khỏe và nước của họ, Ban Pune Cantonment ở Ấn Độ đang làm việc với tiểu bang và các chính phủ địa phương khác để cấm loại bao dùng chất polythene. 
http://timesofindia.indiatimes.com/city/pune/PCB-to-ban-polythene-bags/articleshow/5174160.cms

Ủy ban Âu châu đang khuyến khích các quốc gia thành viên Liên hiệp Âu châu chấp nhận các tiêu chuẩn hiệu năng để chuẩn bị cho họ trong khởi xướng đo lường thông minh, một kỹ thuật dùng để bảo tồn điện lực qua việc sử dụng hiệu quả hơn.
http://www.euractiv.com/en/energy-efficiency/eu-promotes-smart-metering-fight-global-warming/article-186268