email to friend  Gửi bản này cho bạn bè   Nếu quý vị muốn kèm phim này vào diễn đàn hoặc trang mạng của quý vị, xin vui lòng bấm vào các địa chỉ mạng sau đây để sao chép mã nguồn  sao chép bản gốc   In

Cung cấp dầu cọ để nuôi gia súc lấy sữa dẫn đến việc hủy hoại rừng mưa ở Á châu.
Greenpeace Tân Tây Lan tường trình rằng kỹ nghệ sữa góp phần vào việc phá rừng ở Nam Dương và Mã Lai bằng cách cung cấp dầu cọ cho thú nuôi để lấy sữa (PKE).

Họ ước tính rằng chỉ một công ty chế sữa ở Tân Tây Lan thôi chịu trách nhiệm cho 364.000 tấn khí thải nhà kính do việc cung cấp PKE, với phụ thêm khí thải từ chính thú nuôi. Đồn điền trồng ở Nam Dương còn được biết là đang cung cấp PKE cho gia súc. Với việc cho thú nuôi ăn cỏ và việc cung cấp thực phẩm cho thú vật khiến rừng mưa ở Amazon bị hủy hoại, Greenpeace Tân Tây Lan đã giải thích trong tường trình này rằng cung cấp PKE cho thú vật là một trong 3 sự sử dụng hàng đầu của dầu cọ.

Xin tri ân Greenpeace Tân Tây Lan đã tìm ra một liên hệ mới khác giữa sản phẩm thú vật và sự tổn hại của rừng mưa trên thế giới chúng ta. Chúng ta hãy cùng nhau tôn trọng và khôi phục buồng phổi của Địa Cầu.

Như trong nhiều dịp trước kia, Thanh Hải Vô Thượng Sư một lần nữa đã nhấn mạnh việc cần thiết để bảo tồn khí hậu là loại bỏ việc tiêu thụ thịt trong một cuộc phỏng vấn cho phiên bản tháng 9, 2009 của Tạp chí House.

Thanh Hải Vô Thượng Sư: Trên đất liền, sự tiêu thụ thịt chịu trách nhiệm cho những vùng rộng lớn bị dọn sạch để trồng vụ mùa, mang đi nuôi gia súc. Một thí dụ được nhìn thấy trong các vùng rừng mưa Amazon bị đốn phá đã biến từ rừng cây sum suê thành đồng trống dùng chăn thả bò hoặc chủ yếu để trồng vụ mùa nuôi súc vật. Với những hoạt động chủ yếu cướp lấy hệ đa dạng sinh học này của chúng ta, có một sự gia tăng đáng lo ngại về sự biến mất của thực vật và động vật.

Và một trong những nghiên cứu toàn diện nhất từng thực hiện trong lãnh vực này, giờ đây tiên đoán rằng trên một triệu loài sẽ bị mất đi trong 50 năm sắp tới. Câu trả lời cho mọi điều này khá rõ ràng. Ngừng tiêu thụ thịt. Lẽ ra phải ngừng từ hôm qua. Việc này sẽ loại trừ cái gọi là nhu cầu chăn nuôi súc vật, và sẽ lập tức trả lại số lượng đất đai khổng lồ cho sự bền vững của thiên nhiên hoặc phương pháp trồng trọt thiên nhiên nhằm cho phép đa dạng sinh học được bổ sung trở lại. Đây là cách chúng ta cần làm, và làm cho nhanh.

Tham khảo:
http://www.greenpeace.org/new-zealand/press/releases/greenpeace-takes-further-actio

Chủng loại nước ngọt đặc biệt gặp nguy hiểm bởi khí hậu thay đổi.
Theo các chuyên gia đa dạng sinh thái của nhóm bảo tồn quốc tế Diversitas, các chủng loại nước ngọt bao gồm cá, ếch, cá sấu và rùa đang chết dần ở tỷ lệ từ 4 đến 6 lần cao hơn so với chủng loại hải dương hay trên đất đai. Trong buổi họp gần đây, các thành viên của Diversitas còn nói rằng các chính phủ trên khắp thế giới đang thiếu sót các mục tiêu đa dạng sinh thái chuẩn bị tại Hội nghị Thượng đỉnh Địa cầu 2002 ở Nam Phi để hoàn thành vào 2010.

Nạn hâm nóng toàn cầu là yếu tố chủ yếu gây tổn thất môi sinh đối với các chủng loại nước ngọt, với lượng mưa sụt giảm và hạn hán làm khô hạn nhiều vùng nước trên lục địa. Như một thí dụ về tình trạng nghiêm trọng này, một số chuyên gia dự đoán rằng vào năm 2025, không dòng sông nào của Trung quốc đi ra đến biển ngoại trừ lũ lụt.

Diversitas, xin tri ân thông điệp rõ ràng của quý vị về nguy cơ cho các đồng cư thú vật nước ngọt của chúng ta, dù đó là gợi ý cảnh báo. Mong tất cả chúng ta đổi sang các hành động hài hòa để bảo vệ địa cầu chúng ta. Trong nỗ lực không ngừng để giúp nhân loại đối phó khủng hoảng toàn cầu này, Thanh Hải Vô Thượng Sư đã thường nhắc nhở về lợi ích cứu mạng của các lối sống tử tế, thân thiện sinh thái hơn như trong buổi hội thảo trực tuyến tháng 3, 2009 ở Mễ Tây Cơ.

Thanh Hải Vô Thượng Sư: Chỉ cần quay trở về lòng từ bi và tôn trọng cho mọi sự sống. Đó là nguyên tắc chúng ta phải duy trì để bảo đảm rằng thú vật không biến mất, bởi vì, điều đó cũng sẽ bi thảm cho con người chúng ta nữa. Hãy tưởng tượng địa cầu không có thú vật nào cả. Tất cả chó biến mất, mèo biến mất, chim biến mất, cá biến mất, trâu biến mất, voi biến mất; tưởng tượng xem, không còn thú vật nào sống sót, làm sao chúng ta sống? Nếu toàn nhân loại sống với lối ăn không thịt, và sống trong sự tôn trọng đối với thiên nhiên và sự sống khác, thì chúng ta sẽ có thiên đàng tại thế.

Tham khảo:
http://www.alertnet.org/thenews/newsdesk/LB153609.htm
http://en.wikipedia.org/wiki/Diversitas

Tin Bổ Sung
Văn phòng Kế toán Chính phủ Hoa Kỳ phát hành một tường trình kêu gọi chính phủ bắt đầu chuẩn bị cho các tác động của hâm nóng toàn cầu, bao gồm lũ lụt lớn và các thiên tai khác.
http://www.reuters.com/article/africaCrisis/idUSN22142154


Trong những ngày dẫn đến hội nghị thượng đỉnh Copenhagen tháng 12, Bảo tàng viện Khoa học của Luân Đôn ở Anh quốc khởi xướng một triển lãm có tựa đề “Hãy chứng minh!” để giúp du khách biết về khoa học khí hậu và cách nhân loại đang gây ra nạn hâm nóng toàn cầu.
http://www.reuters.com/article/lifestyleMolt/idUSTRE59M2GF20091023