Về lực lượng của những chọn lựa đơn giản.Khi mức độ tiêu thụ thịt của thế giới tăng lên gấp đôi kể từ thập niên 1960, thì đòi hỏi cho một giải pháp cũng tăng, vì những tai hại môi sinh thật đáng tệ của kỹ nghệ chăn nuôi thú lấy thịt.
Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc dự kiến trong năm 2006 những lo ngại theo thời gian sẽ tăng độ trầm trọng từ ít đến nhiều hơn, như ô nhiễm, khí hậu thay đổi và mất mát sinh học đa dạng. Các vị thượng khách tụ họp tại hội nghị quốc tế ngày 16 tháng 11 ở Orizaba, Veracruz, Mễ Tây Cơ, nêu lên những quan tâm trầm trọng nhất này khi họ nói về chủ đề “SOS – Hành động Nhanh chóng để Ngưng Hâm nóng Toàn cầu.”
Trong bài diễn văn, Ngài Alonso Domínguez Ferráez, Điều hợp viên cho Môi sinh của Tiểu bang Veracruz, nhấn mạnh về sự quan trọng của các chọn lựa trong lối sống của giới tiêu thụ để vượt qua nạn hâm nóng toàn cầu.
Ngài Alonso Domínguez Ferráez, Điều hợp viên cho Môi sinh của Tiểu bang Veracruz, Mễ Tây Cơ: Quan điểm sinh thái hoặc môi sinh về kinh tế cho phép chúng ta bãi bỏ giả thuyết rằng giảm vật chất và giảm tiêu thụ năng lượng có nghĩa là giảm thiểu phúc lợi. Tôi xin mời quý vị khởi sự hành động: Hãy đổi thói quen tiêu thụ của mình, thói quen ăn và mua hàng và lối sống của mình sang những cách mà giúp mình thắng cuộc chiến chống lại khí hậu thay đổi.
XƯỚNG NGÔN VIÊN: Nhận lời mời của Điều hợp viên Môi sinh Domínguez Ferráez và thỉnh cầu của chính phủ Mễ Tây Cơ, vị khách danh dự Thanh Hải Vô Thượng Sư chia sẻ viễn cảnh của Ngài qua hội tuyến truyền hình.
Ngài đặc biệt nói về việc vượt qua những trở ngại, như là sự vận động thuyết phục mạnh mẽ của kỹ nghệ thịt, để thực hiện sự chuyển đổi cần thiết của lối dinh dưỡng, tránh xa sản phẩm động vật.
Thanh Hải Vô Thượng Sư: Nó được giấu kín khuất mắt chúng ta, sự thật về sự tàn nhẫn và phá hoại của việc chăn nuôi đối với sức khỏe và địa cầu chúng ta. Và các sản phẩm từ những xí nghiệp đó phá hoại sức khỏe chúng ta, bằng nhiều cách: như tiểu đường Loại 2, nhân tiện nói ra đây, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Mễ Tây Cơ, bệnh mập phì, ung thư, v.v. Bản liệt kê còn nhiều nữa.
Nhưng, mặc dù các hãng xưởng mạnh mẽ về chính trị, chúng ta có nhiều công cụ hữu hiệu để đạt những gì mình cần, đó là sản xuất thực phẩm không-thịt và tiêu thụ không-thịt. Và không ai có thể ngăn cản chúng ta làm những gì đúng cho đời mình và cho địa cầu. Chúng ta chỉ ngừng dùng, ăn, mua các sản phẩm động vật, thì những công ty này sẽ chỉ biến mất, không bao lâu. Cho nên, sức mạnh ở trong tay mình.
XƯỚNG NGÔN VIÊN: Chúng tôi cảm tạ ông Domínguez Ferráez, tiểu bang Veracruz và chính phủ Mễ Tây Cơ cũng như tất cả tham dự viên khác của hội thảo này, cho tiếng nói quan tâm và nỗ lực của quý vị. Kính xin biết ơn Thanh Hải Vô Thượng Sư đã thấm nhuần nhân loại với sự can đảm mà chúng ta cần để dùng lực lượng vĩ đại nhất là sự tự do chọn lựa của mình Cầu mong tất cả công dân trung thành thế giới lựa chọn vì sự sống và tình thương bằng cách mau lẹ chuyển sang ăn thuần chay hữu cơ.
Hoa Kỳ và Trung Hoa đồng ý khích lệ hiệp ước khí hậu thay đổi ở Copenhagen.
Là phần của chuyến công du Á Châu lần đầu tiên của ông, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama viếng thăm Trung Quốc, nơi đó ông gặp Chủ tịch Hồ Cẩm Đào vào thứ ba, ngày 17 tháng 11 và thảo luận những mục tiêu để giảm thiểu lượng thải khí nhà kính.
Obama: Hoa Kỳ và Trung Quốc là hai quốc gia thải khí nhà kính nhiều nhất trên thế giới gây ra hâm nóng địa cầu.
Giữa tôi và Chủ tịch Hồ, Hoa Kỳ và Trung Quốc có thể cần phải dẫn đầu. Bởi vì tôi xin nói với quý vị, là các quốc gia khác trên khắp thế giới đang trông đợi chúng ta. Họ sẽ quan sát xem chúng ta làm gì. Và nếu họ nói, à, quý vị biết không, Hoa Kỳ và Trung Quốc, họ không nghiêm chỉnh về vấn đề này, thì họ cũng sẽ không nghiêm trọng nữa. Đó là gánh nặng của sự lãnh đạo mà hai quốc gia chúng ta hiện đang gánh.
Và hy vọng của tôi là, chúng ta càng thảo luận và đàm thoại nhiều hơn, chúng ta càng có thể chứng tỏ sự lãnh đạo này cho thế giới về nhiều vấn đề nguy kịch này.
Thật sự, đây là một quốc gia với một lịch sử phong phú và lòng tin vào triển vọng của tương lai.
Hai vị lãnh tụ đồng ý về quyết tâm của họ cho một dự án toàn diện vào
tháng chạp tại hội thảo khí hậu thay đổi Liên Hiệp Quốc ở Copenhagen.
Cả hai vị nguyên thủ cũng đồng ý về sự thỏa thuận ở Đan Mạch rằng sẽ
đòi hỏi đặt những mục tiêu thải khí cho các quốc gia kỹ nghệ hóa cùng
với sự trợ giúp cho các quốc gia đang phát triển để thích nghi với khí
hậu thay đổi.
Tổng thống Obama tuyên bố: “Mục tiêu của chúng tôi... là
ủng hộ những gì Thủ tướng Rasmussen của Đan Mạch đang cố gắng đạt,
không là hiệp ước nửa vời hoặc thông ngôn chính trị, mà phải là hiệp
ước bao trùm tất cả các vấn đề trong việc thương thuyết và một hiệp ước
hoạt động có hiệu lực lập tức.” Hai vị nguyên thủ cũng ký kết những
hiệp ước cộng tác về kỹ thuật thải thán khí thấp và nói về các vấn đề
như mậu dịch, Tây Tạng, nhân quyền, và Ba Tư.
Chủ tịch Hồ sau đó diễn
tả buổi bàn luận của họ là “trung thực, xây dựng và rất hữu hiệu.” Hôm
thứ tư, ngày cuối cùng cuộc công du, Tổng thống Obama đến viếng Vạn lý
Trường thành kỳ diệu, nơi ông phản ảnh lòng ngưỡng mộ của mình trước
nền văn minh và lịch sử cổ xưa của dân tộc Trung Hoa.
Chúng tôi tôn
kính ca ngợi hai vị Nguyên thủ, cho buổi hội họp thân thiện và quyết
tâm chung tiến đến dự án hữu hiệu để ngừng khí hậu thay đổi. Xin chúc
hai quý quốc có được liên hệ phong phú, khi tất cả lãnh tụ toàn cầu hợp
tác với nhau trong việc quyết định sáng suốt và từ ái để cứu địa cầu
chúng ta.
http://www.nytimes.com/2009/11/19/world/asia/19wall.html¸
http://www.guardian.co.uk/world/2009/nov/17/barack-obama-hu-jintao-climate http://news.yahoo.com/s/ap/20091117/ap_on_bi_ge/climate http://www.washingtonpost.com/wp-dyn/content/article/2009/11/17/AR2009111701090.html http://www.msnbc.msn.com/id/33979715/ns/politics-white_house/page/2/Lũ lụt khổng lồ có thể không tránh được từ các sông băng trên núi lửa. Điều này dựa theo lời Tiến sĩ Andy Russell, khoa học gia tại Đại học Newcastle của Vương quốc Anh, là người từng nghiên cứu ảnh hưởng của sự tan rã những sông băng nằm trên các đỉnh núi lửa. Khi khảo sát một sông băng như vậy ở Băng Đảo, tên là Mýrdalsjökull, Tiến sĩ Russell nói rằng sự tan vỡ như vậy đã xảy ra trước đây và có thể xảy ra lần nữa trong vài thập niên, đổ xuống một phần của Âu Châu với sóng thần và lũ lụt khổng lồ.
Ông tuyên bố: “Chúng tôi nhận biết rằng nước tan chảy có thể tìm đường thoát ra sông băng vô cùng mau lẹ hơn là được nghĩ trước đây. Chúng tôi nhìn vào tiềm năng của sự chảy xuống lớn bằng sông Amazon thải ra chỉ trong vòng ít hơn một tiếng đồng hồ, và không cho con người nhiều thời gian để tìm cách trốn chạy.”
Chúng tôi cảm tạ Tiến sĩ Russel và đội ngũ cho những khám phá đáng kể này Cầu xin chúng ta mau lẹ làm việc hầu ngăn những thay đổi thảm khốc như vậy bằng cách áp dụng những cách sống từ bi, cứu Địa Cầu, bao gồm lối dinh dưỡng thuần chay. Mãi quan tâm cho phúc lợi của địa cầu chúng ta Thanh Hải Vô Thượng Sư nêu lên những tàn phá của hâm nóng hoàn cầu tại hội tuyến truyền hình vào tháng 8, 2008 với những hội viên chúng tôi ở Gia Nã Đại.
Thanh Hải Vô Thượng Sư: Thời gian băng đá tan cũng báo động nguy hiểm của địa cầu này. Dĩ nhiên
sẽ tốt hơn nếu chúng ta đã cứu vãn địa cầu trước khi băng tan. Nhưng đã
thế này, chúng ta chỉ có thể làm tối đa và cố gắng thông tin với mọi
người để cứu chính họ bằng việc ăn chay. Nếu băng tan nhanh hơn, thì dĩ
nhiên chúng ta có ít thời gian hơn để cứu địa cầu. Nhưng dù thế nào, vì
người ta đang cùng tham gia ăn chay, chúng ta vẫn có thể xoay sở để cứu
thế giới.
http://www.greenbang.com/sudden-glacial-melts-could-release-amazon-like-floods_12522.html http://www.ncl.ac.uk/press.office/press.release/item/scientists-prepare-for-large-scale-glacial-floods http://www.ncl.ac.uk/gps/contact/Tin Bổ Sung Thủ đô Bhubaneswar tại tiểu bang Orissa, Ấn Độ, ghi nhận nhiệt độ cao nhất trong hơn 50 năm qua với 37,6 độ Celcius, đây là trọn 7 độ trên bình thường.
http://www.thaindian.com/newsportal/enviornment/orissa-records-hottest-november-day-in-57-years_100275350.htmlĐể bảo vệ cá voi Bryde hiếm quý sống ở Vịnh Hauraki tại Tân Tây Lan mà hiện có số lượng thật ít là 50, nên các tàu được yêu cầu đi chậm lại và trông chừng cho cá voi khỏi đụng vào tàu.
http://www.nzherald.co.nz/nz/news/article.cfm?c_id=1&objectid=10609219 http://en.wikipedia.org/wiki/Bryde%27s_Whale