Tuyết nổi tiếng ở Kilimanjaro có thể biến mất sớm.
Vùng tuyết phủ bao la đã từng là huyền thoại trên đỉnh núi cao nhất ở Phi châu đã giảm bớt 85% kể từ năm 1912, với 26% tổn thất trong vòng thập niên qua. Theo nhà nghiên cứu khí hậu thay đổi dẫn đầu Giáo sư Lonnie Thompson của Đại học Tiểu bang Ohio, Hoa Kỳ, băng đá bị mất đang gia tăng bởi tiến trình được biết là biến đổi, hay mỏng bớt đi do các thay đổi liên quan đến khí hậu khiến nó bốc hơi thẳng vào không khí.
Điều này, phối hợp với sự co rút gây ra bởi sự tan rã trực tiếp của băng đá, theo dự kiến của khoa học gia, dẫn đến vùng tuyết trên Núi Kilimanjaro có thể hoàn toàn biến mất chỉ trong 10 năm.
Giáo sư Thompson và các đồng sự, xin tri ân sự quan sát của quý vị đã nêu rõ về tình trạng bất ổn trên địa cầu chúng ta. Chúng ta hãy làm việc nhanh để xoay ngược sự tổn thất đó bằng cách áp dụng lối sống bền vững thân thiện sinh thái.
Tại buổi hội thảo trực tuyến tháng 7, 2008 ở Nhật, Thanh Hải Vô Thượng Sư đã nói với lòng quan tâm đến các khám phá nghiên cứu như vậy và nhắc nhở về tình trạng khẩn cấp này cũng như cách giải quyết.
Thanh Hải Vô Thượng Sư: Tôi nghĩ chúng ta nên nghe lời báo động của khoa học gia bởi vì nếu không, không những băng tan, mà có lẽ chúng ta cũng tan luôn. Tôi hy vọng không xảy ra. Và chúng ta đang làm việc ráo riết cho việc cứu địa cầu.
Nếu chúng ta ăn chay, thì nhân quả lành của việc cứu mạng sống sẽ quay trở lại tưởng thưởng với sự sống chúng ta được cứu. Tôi chỉ có thể nói vậy.
Tham khảo:http://www.usatoday.com/weather/climate/globalwarming/2009-11-02-kilimanjaro_N.htm http://www.msnbc.msn.com/id/33588569/ns/world_news-world_environment/ http://www.nytimes.com/2009/11/03/world/africa/03melt.html?_r=1 http://www.sciencedaily.com/releases/2009/11/091102171209.htm
Quỹ Đời sống Hoang dã Thế giới (WWF) phát hiện 163 loài mới trong năm 2008. Một tường trình gần đây của Quỹ Đời sống Hoang dã Thế giới ghi nhận sự phát hiện tổng số 100 thực vật, 28 loại cá, 18 loại bò sát, 14 loại lưỡng cư, 2 loại hữu nhũ và một chủng loại chim mới, tất cả được tìm ra trong vùng Mekong Rộng lớn ở Đông Nam Á năm trước.
Một loại dơi mũi ống và một loại tắc kè nhiều màu gọi là Cat Ba được tìm thấy ở bắc Âu Lạc (Việt Nam) giữa nhiều thực vật và thú vật đặc biệt đã được hé lộ.
Barney Long, trưởng chương trình Bảo tồn Chủng loại Á châu của Quỹ Đời sống Hoang dã Thế giới (WWF), nói, “Chúng ta tìm thấy các chủng loại mới... và không có nơi nào khác so sánh với số lượng lớn loài hữu nhũ đã được khám phá trong vùng.
Từ quan điểm đa dạng sinh thái, vẫn còn số lượng khổng lồ đang được phát hiện.” Xin đa tạ Quỹ Đời sống Hoang dã Thế giới, cho các khám phá mới kỳ diệu này về các đồng cư thú vật của chúng ta! Chúng ta hãy phấn đấu để chăm sóc bồi dưỡng xanh hơn và tỉ mỉ hơn để bảo vệ mọi sinh vật.
http://www.cnn.com/2009/TECH/science/09/26/mekong.speciesTin Bổ SungTrong một nghiên cứu gồm 36 loài cá, các nghiên cứu gia Hoa Kỳ nói rằng nước biển hâm nóng và áp lực từ thủy sản đang buộc loài cá hoang dã tìm nơi sâu hơn và bơi xa hơn về phía bắc khi họ đối diện những thay đổi trong sự tăng trưởng, sinh sản và tỷ lệ tử vong.
http://www.sciencedaily.com/releases/2009/11/091102172247.htmBộ Năng lượng và Khoáng sản của Nam Dương dành ra 84 triệu Mỹ kim để xây các nhà máy điện mặt trời nhằm cung ứng điện lực cho khoảng 200.000 gia cư trong vùng nông thôn của quốc gia.
http://news.xinhuanet.com/english/2009-11/02/content_12371710.htm