email to friend  Gửi bản này cho bạn bè   Nếu quý vị muốn kèm phim này vào diễn đàn hoặc trang mạng của quý vị, xin vui lòng bấm vào các địa chỉ mạng sau đây để sao chép mã nguồn  sao chép bản gốc   In

Tường trình ở Úc về xu hướng ăn ít thịt hơn.
Trong một mục báo của “The Australian,” tờ báo phổ biến nhất trong quốc gia, thông tín viên Tasmania là Matthew Denholm, quan sát nông dân chăn nuôi, ghi nhận có dấu hiệu là nhu cầu về sản phẩm thịt bò giảm bớt trong công chúng.

Ông Denholm ngạc nhiên giải thích, có một sự gia tăng trong công chúng toàn cầu kêu gọi giúp ngăn chận khí hậu thay đổi bằng cách cắt giảm việc tiêu thụ thịt, và ông cũng đề cập đến các nỗ lực của Thanh Hải Vô Thượng Sư.

Sau đây là một trích dẫn trong mục báo. “... Một vận động đang tiến triển trong việc thuyết phục người Úc ăn ít thịt hơn để cắt giảm khí thải nhà kính. Hội Ăn chay ở Úc nói vấn đề này quan trọng trong tranh luận về khí hậu thay đổi cũng như về năng lượng than đá, khi khán giả của SBS TV đã ghi nhận các quảng cáo – được tài trợ bởi người Việt Nam Thanh Hải Vô Thượng Sư – kêu gọi thế giới “Ăn Chay. Sống Xanh. Cứu Địa Cầu.” Các nhóm như thế không nên bị xem thường như những người xa lạ, bởi vì lý lẽ của họ được lập lại bởi LHQ, nói rằng ngành chăn nuôi sản xuất 18% khí thải nhà kính trên thế giới – nhiều hơn mọi thể thức vận chuyển kết hợp lại (là 13%).

Trưởng Hội thẩm Liên Chính phủ LHQ về Khí hậu Thay đổi, khoa học gia người Ấn Độ Rajendra Pachauri – một người ăn chay – nằm trong những người thúc giục cắt giảm việc tiêu thụ thịt như cách nhanh nhất, dễ nhất để cắt giảm khí thải.”

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Mục báo nói rằng các nông dân chăn nuôi người Úc tin rằng thế hệ người tiêu thụ trẻ hơn và quan tâm của họ về ngành chăn nuôi là nguyên nhân của hâm nóng toàn cầu có thể tác động rất tai hại cho kỹ nghệ.

Câu truyện kết luận với một phê bình được chia sẻ từ một nhà chủ trương ăn chay người Úc. “Mark Berriman, [New South Wales] giám đốc Hội Ăn chay Úc Đại Lợi, tin rằng văn hóa thích ăn thịt của người Úc sẽ thay đổi khi ‘hiện thực’ thấm vào. ‘Cắt giảm việc ăn thịt loại trừ số lượng khổng lồ khí thải nhà kính mà còn loại bỏ chúng ở tỷ lệ nhanh hơn nhiều so với việc loại bỏ thán khí,’ theo lời ông nói.”

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Xin tri ân ký giả Matthew Denholm và The Australian đã thông báo độc giả về liên kết nhân quả giữa việc tiêu thụ thịt và khí hậu thay đổi. Để cứu địa cầu không thay thế được của chúng ta và các đồng cư trân quý, mong nhân loại đặt xu hướng ăn chay ưu tiên hàng đầu, nhờ đó các cơ hội thay thế khác về kinh tế chắc chắn sẽ theo sau.

Khẩu hiệu ban đầu của Thanh Hải Vô Thượng Sư, “Ăn Chay, Sống Xanh, Cứu Địa Cầu” quả thật đã cống hiến cách đơn giản và hiệu quả để bảo tồn thế giới như được giải thích tại hội thảo trực tuyến tháng 5, 2009 ở Togo.

Thanh Hải Vô Thượng Sư: Tất cả chúng ta có một địa cầu chung và chúng ta chia sẻ trách nhiệm, và tất cả chúng ta muốn địa cầu được cứu cho mỗi chúng ta. Giống như cơ thể con người, nếu một chỗ bị đau, nó cũng sẽ ảnh hưởng tới toàn thân thể nữa.

Cho nên, đó là điều thiết yếu, Ăn Chay và truyền bá thông điệp từ bi, để cho con người biết rằng họ có thể thật sự tạo sự khác biệt. Và mỗi chúng ta có thể thực hiện bằng chọn lựa khi đặt thức ăn vào dĩa mình. Xin hãy ráng thông tin cho người dân của quý vị rằng hòa bình và sự sinh tồn của địa cầu bắt đầu từ nhà, bắt đầu từ dĩa ăn của mình.

Tham khảo:
http://www.theaustralian.news.com.au/story/0,25197,26259209-5013871,00.html

Bằng chứng gây xáo trộn của khí hậu thay đổi từ hồ ở Bắc Cực.
Nghiên cứu mới được thực hiện bởi khoa học gia từ các đại học ở Hoa Kỳ và Gia Nã Đại đánh giá ruột của trầm tích từ hồ ở Bắc cực cho thấy thông tin về khí hậu trong 200.000 năm trước – ngược lại thời gian xa hơn gấp đôi nguồn dữ liệu trước kia.

Từ các mẫu gốc, toán nghiên cứu có thể khẳng định rằng thế kỷ 20 là thời kỳ duy nhất trong 200 ngàn năm qua trở nên ngày càng bị hâm nóng, mặc dù độ nghiên của trục địa cầu vào lúc đó thông thường sẽ dẫn đến việc làm nguội khí hậu.

Tiến sĩ John Smol, một nhà sinh vật học Gia Nã Đại nổi tiếng từ Đại học Queen là người đã tham gia trong nghiên cứu kết luận rằng dữ kiện của hồ Bắc cực chứa đựng một cảnh báo cho nhân loại.

Ông nói: “Hồ sơ lịch sử này cho thấy rằng chúng ta tác động mãnh liệt đến hệ sinh thái mà mình lệ thuộc. Chúng ta bắt đầu các cuộc thí nghiệm không kiểm soát trên địa cầu này, và xâm nhập vào vùng xa lạ.

Tình trạng tệ hại nhiều hơn là chúng ta nghĩ, và điều này chỉ là mới bắt đầu,” Tiến sĩ Smol và các đồng sự Gia Nã Đại và Hoa Kỳ, xin tri ân cho nghiên cứu của quý vị đã nêu rõ tình cảnh hiện thời trên toàn cầu chúng ta.

Tất cả chúng ta hãy cùng hợp tác tiến nhanh đến các lối sống hài hòa nhằm duy trì nhà địa cầu chúng ta. Với ước muốn giúp đỡ nhân loại vượt qua thời điểm quan trọng này, Thanh Hải Vô Thượng Sư đã thường chia sẻ ý tưởng của Ngài về cách quản lý tử tế hơn bầu sinh quyển mỏng manh của chúng ta, như trong buổi hội thảo trực tuyến tháng 1, 2009 ở Mông Cổ.

Thanh Hải Vô Thượng Sư:
Chúng ta đã đối diện với nhiều vô kể những thiên tai, thường xuyên mỗi ngày như động đất, bão tố trầm trọng chưa từng thấy, núi lửa, băng đá tan chảy, và nhiều đảo quốc đã chìm dưới nước rồi, và nhiều đảo đang bị chìm. Khí hậu trở nên vô cùng kỳ lạ, như là trở nên ấm ở nơi lẽ ra lạnh, và trở nên lạnh ở nơi lẽ ra nóng.

Điều này chỉ có thể tránh được bằng cách trở về phương pháp cổ xưa của các bậc tiền bối trí huệ, một lối sống hiện hữu trong sự hòa hợp với thiên nhiên và tôn trọng các chúng sinh khác, một tình thương huynh đệ thật sự đối với tất cả.

Chúng ta vẫn có thể làm điều đó, chưa quá muộn.

Thanh Hải Vô Thượng Sư:
  Chúng ta nên nhắc nhở mọi người phải ăn chay, để khơi dậy sự khoan hồng của Phật Bồ Tát, và chúng ta sẽ được bảo vệ hơn.


Tham khảo:
http://news.mongabay.com/2009/1019-hance_sediment_core.html
http://biology.queensu.ca/faculty/smol.html
http://www.theglobeandmail.com/news/national/current-arctic-heat-wave-among-rarest-in-200000-
years-study-says/article1329744/

Tin Bổ Sung
Trong các thảo luận với Thủ tướng Anh Gordon Brown, Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon bày tỏ sự lạc quan cẩn trọng về hội nghị thượng đỉnh Copenhagen, nói rằng ý muốn đoàn kết chính trị là điều cần thiết để đạt đến một thỏa hiệp lâu dài.
http://news.yahoo.com/science/environment
http://news.yahoo.com/s/afp/20091103/sc_afp/climatewarmingunbritain
 
Khoa học gia tại Viện Kỹ thuật Technion-Israel ở Haifa, Do Thái phát triển một bình điện nhẹ cân thân thiện sinh thái có thể cung cấp năng lượng trong hàng ngàn giờ mà không cần thay thế.
http://timesofindia.indiatimes.com/home/science/Green-battery-runs-

Tại cuộc họp ở Tòa Bạch Ốc, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama và các viên chức Liên hiệp Âu châu cao cấp đồng ý về các nỗ lực khẩn cấp cần thiết để gia tăng việc đối phó với khí hậu thay đổi.
http://www.france24.com/en/node/4916948,
http://www.voanews.com/english/2009-11-03-voa69.cfm
http://www.spa.gov.sa/English/details.php?id=715448