email to friend  Gửi bản này cho bạn bè   Nếu quý vị muốn kèm phim này vào diễn đàn hoặc trang mạng của quý vị, xin vui lòng bấm vào các địa chỉ mạng sau đây để sao chép mã nguồn  sao chép bản gốc   In

Các nhóm chủ trương giải pháp “Copenvegan.”
Tại hội thảo khí hậu thay đổi kéo dài hai tuần ở Đan Mạch, tổ chức Liên hiệp Khí hậu Ăn chay, một liên hiệp về môi trường, ăn chay, quyền lợi thú vật, sức khỏe và các nhóm khác, đang làm việc để nâng cao nhận thức rằng việc đổi sang lối sống ăn chay trên toàn cầu là việc chủ yếu để tránh một tai họa khí hậu chưa từng thấy trên toàn cầu.

Khi tham gia việc kêu gọi, ông trích dẫn các tai hại thảm khốc của thịt và bơ sữa đối với địa cầu chúng ta, Peter Melchett, giám đốc chính sách của Hội Đất ở Anh quốc, cũng yêu cầu các nhà lãnh đạo trên toàn cầu tại Copenhagen chấp nhận các biện pháp trồng trọt hữu cơ để bắt đầu thay thế thịt và sản phẩm bơ sữa.

Patrick Holden, Giám đốc Hội Đất Anh quốc: Thực phẩm hữu cơ hiện được ngày càng nhiều người hơn ưa chuộng bởi vì họ cảm thấy an tâm với sự lựa chọn này sau các hoảng sợ về thực phẩm gần đây từ bệnh bò điên, tới việc đổi gien, nên việc trồng trọt hữu cơ đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người tiêu thụ. Và như một cơ quan từ thiện, Hội Soil Association đã quyết định ủng hộ các nguyên tắc và quy định của nông nghiệp hữu cơ.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Xin đa tạ Liên hiệp Khí hậu Ăn chay và mọi tổ chức đang làm việc để nâng cao nhận thức về giải pháp thuần chay làm mát địa cầu. Xin Thượng Đế ban phước cho mọi nỗ lực hoàn thành một thỏa hiệp quốc tế thật sự hỗ trợ đời sống bền vững để bảo tồn cuộc sống và Địa Cầu của chúng ta. Lời kêu gọi khẩn cấp nhanh chóng đổi sang lối ăn toàn thực vật thường được nêu rõ trong buổi hội thảo trực tuyến tháng 10, 2009 tại Đức bởi Ngài Thanh Hải Vô Thượng Sư, một lần nữa Ngài bày tỏ về sự cần cấp cho một quyết định thuần chay tại hội nghị đỉnh cao Copenhagen.


Thanh Hải Vô Thượng Sư: Tôi mong các nhà lãnh đạo ở Copenhagen vạch ra đúng đường lối của họ. Không chỉ nói lòng vòng quanh vấn đề và cố tránh vấn đề chủ yếu, đó chính là ngành chăn nuôi. Kỹ nghệ chăn nuôi là kỹ nghệ giết hại số một trong mọi kỹ nghệ trên địa cầu này. Kỹ nghệ thịt là kỹ nghệ giết hại số một, là kỹ nghệ sát sinh số một, kỹ nghệ sát sinh bất hợp pháp, mà chúng ta lại tán thành.

Chúng ta phải ngăn chận kỹ nghệ chăn nuôi. Tôi mong các nhà lãnh đạo tại hội thảo Copenhagen sẽ làm điều này. Nếu không, tôi không biết còn nói thêm được gì nữa. Chấm dứt kỹ nghệ chăn nuôi; đó sẽ là cách hiệu quả nhất để ngăn hâm nóng toàn cầu và khôi phục địa cầu chúng ta.
http://news.bbc.co.uk/2/hi/science/nature/8403745.stm

Các quốc gia dễ bị ảnh hưởng nhất bởi khí hậu thay đổi kêu gọi hành động khẩn cấp.
Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) tuyên bố rằng khí hậu thay đổi khiến con người di cư trên diện rộng, phần nhiều đến các vùng bên trong cùng quốc gia hay đến các quốc gia lân cận.

Thí dụ, việc di cư vì hạn hán đã xảy ra thường hơn ở những nơi như Ethiopia, Mali, Burkina Faso, Senegal và thậm chí Syria. IOM dự đoán rằng ít nhất một tỷ người sẽ phải rời khỏi nhà họ do hâm nóng toàn cầu vào năm 2050.

Tại Cop15, Hội thảo Khí hậu Thay đổi Copenhagen của Liên Hiệp Quốc, các nhà điều đình cho quốc gia đảo nhỏ Tuvalu cảnh báo rằng mục tiêu cắt giảm khí thải hiện thời để ổn định hóa thán khí ở 450 phần tỷ quá cao hầu đảm bảo sự sinh tồn của các quốc gia đảo, trong một số trường hợp đã trở nên không thể cư trú được và trong các trường hợp khác lãnh nhận ảnh hưởng tai hại của mực nước biển dâng cao. Các đại biểu từ các quốc gia đảo cũng kêu gọi việc khẩn cấp ngăn chận cũng như trợ giúp thích nghi.

Jacky Bryant – Tổng thư ký, Đảng Sinh Thái của Tahiti (M):
Toàn thể nước và đất đai, mùi vị rất mặn, cây cối chết. Mọi người phải di cư để tìm một hòn đảo mới. Chúng tôi cần nói với toàn thế giới, đó là một vấn đề rất to lớn.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Nếu không có hành động hiệu quả, mọi quốc gia sớm muộn gì cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi sự tàn phá của hâm nóng toàn cầu. Theo Hội Y khoa Hoa Kỳ, chỉ hơn nửa dân số Hoa Kỳ thôi sẽ có nguy cơ vào bệnh viện nhiều hơn vì các chứng bệnh sinh ra từ khí hậu thay đổi như chứng viêm phổi, suyễn và các bệnh phổi khác, với sức khỏe có tiềm năng tệ hại hơn đối với người đã bị suy yếu vì bệnh tật.

Tổ chức Di cư Quốc tế, các nhà lãnh đạo quốc gia đảo và Hội Y khoa Hoa Kỳ, xin tri ân cho tiếng nói quan tâm của quý vị và nỗ lực để bảo về công dân của mình. Cầu cho mọi nhà điều đình về khí hậu thay đổi và các nhà lãnh đạo chọn lựa sáng suốt vì lợi ích của chúng ta và của các thế hệ tương lai trên Địa Cầu. Thanh Hải Vô Thượng Sư đã thường lo lắng nói về sự cần thiết của khả năng lãnh đạo để tập trung trong việc cứu mạng người bị suy yếu đi vì nạn hâm nóng toàn cầu, như tại buổi hội thảo trực tuyến với Trung tâm Tân Tây Lan hội chúng tôi vào tháng 8, 2008.

V (f): Chúng ta có thể khuyến khích gì với [các nhà lãnh đạo chính phủ] để họ đứng lên và quảng bá thông tin cho mọi người ăn chay?

Thanh Hải Vô Thượng Sư: Tôi nghĩ họ sẽ phải làm, khi đến lúc. Tôi hy vọng họ làm sớm, để chúng ta vẫn còn cơ hội cứu vãn hàng triệu, hàng tỷ người, hoặc toàn thể địa cầu. Có ích gì để có quyền lực kinh tế hoặc chính trị khi mọi người đều chết? Cho dù người lãnh đạo vẫn còn sống, họ sẽ lãnh đạo ai nếu không còn người dân? Tôi lo lắng cho quý quốc; đó là một đảo nhỏ có nước bao quanh.

Nếu mực nước dâng lên thì... tôi không muốn nói về điều đó. Nhưng tôi chắc rằng giới lãnh đạo của quý vị sớm muộn sẽ nhận thức rằng sự sinh tồn đứng hàng đầu. Địa vị chính trị, lực lượng kinh tế đứng thứ mười, rất thấp, rất, rất thấp dưới đó. Phải sinh tồn trước đã.

http://news.bbc.co.uk/2/hi/science/nature/8403745.stm
http://www.un.org/apps/news/story.asp?NewsID=33175&Cr=copenhagen&Cr1=
http://interdiscussion.blogspot.com/2009/12/future-of-humanity-hinges-on-copenhagen.html
http://unfccc.int/2860.php
http://www.france24.com/en/node/4943273
http://www.france24.com/en/node/4943525
http://www.telegraph.co.uk/earth/copenhagen-climate-change-confe/6745203/Copenhagen-climate-summit-
Nearly-half-the-world-will-suffer-from-water-shortages-within-30-years.html

Tin Bổ Sung
Các nhà ủng hộ của Tổ chức Thiên nhiên Nam Úc tặng ngân khoản cho việc phân phối 7 mega lít nước để cứu cây gum ở Sông Đỏ, Úc, nhờ đó sẽ giúp cho loài vẹt Regent sắp bị tuyệt chủng còn tồn tại khi sống nhờ vào loại cây đó.
http://www.abc.net.au/news/stories/2009/12/04/2761887.htm?site=news
http://parrotscockatoomydiary.blogspot.com/2009/09/water-bought-to-rescue-rare-parrots.html
http://www.naturefoundation.org.au/
http://campingsouthaustralia.com/hogwash-bend.php

Một nghiên cứu bao quát ở Hoa Kỳ tiết lộ một kết nối giữa sự hao tổn hệ đa dạng sinh thái gây ra bởi con người và sự gia tăng gần đây của bệnh truyền nhiễm như Khuẩn West Nile, bệnh Lyme, sốt rét, bệnh sán đường ruột, hội chứng phổi hantavirus và các chứng bệnh khác.
http://www.sciencedaily.com/releases/2009/12/091203132157.htm 

Tổng thống Bharrat Jagdeo của Guyana, quốc gia ông vẫn còn giữ được 75% rừng cổ xưa, trình bày một mô hình phát triển cho sự ứng dụng trên quốc tế để đảm bảo việc bảo tồn cây cối trong khi đầu tư trong các kỹ nghệ sạch như nông nghiệp hữu cơ, rừng bền vững và ngành du lịch thân thiện sinh thái.
http://www.sknvibes.com/News/NewsDetails.cfm/12351  

 
Một tường trình mới nói rằng trong 11 chủng loại sắp tuyệt chủng ở Hoa Kỳ, như San hô Elkhorn, Linh miêu Gia Nã Đại, Cá Hồi Thái Bình Dương, Gấu Xám, Rùa Đầm lầy, Cây Phong Lan có Vân Đồng cỏ Miền tây và Gấu Nam cực, tất cả đều đối diện thêm dưới sự de dọa của hâm nóng toàn cầu và đang gặp nguy cơ hoàn toàn tuyệt chủng.
http://www.upi.com/Science_News/2009/12/01/Global-warming-threatens-Hawaiian-songbird
/UPI-27961259695472/
http://www.stopextinction.org/cgi-bin/giga.cgi?cmd=cause_dir_custom&cause_id=1704&page=HottestSpecies