email to friend  Gửi bản này cho bạn bè   Nếu quý vị muốn kèm phim này vào diễn đàn hoặc trang mạng của quý vị, xin vui lòng bấm vào các địa chỉ mạng sau đây để sao chép mã nguồn  sao chép bản gốc   In

Phó Chủ tịch Nghị viện Âu châu kêu gọi giảm bớt thịt để xoa dịu nạn hâm nóng toàn cầu. 
Trong một xã luận ấn hành trong Yorkshire Post của Anh quốc, Phó Chủ tịch Nghị viện Âu châu Edward McMillan-Scott giải thích lý do ông cùng với các nhà lãnh đạo như Ngài Paul McCartney và Giám đốc Hội thẩm Liên Chính Phủ về Khí hậu Thay đổi Liên Hiệp Quốc Tiến sĩ Rajendra Pachauri, đã chọn lựa không ăn thịt. Khi trích dẫn về thống kê của Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc (FAO) rằng 18% tất cả khí thải nhà kính đến từ ngành chăn nuôi, Phó Chủ tịch McMillan-Scott nói rằng so với rau cải thịt sử dụng năng lượng và tài nguyên gấp 16 lần nhiều hơn.

Thịt cũng sử dụng số lượng nước nhiều hơn vô cùng, thậm chí khi 62% dân số thế giới đối diện với sự thiếu hụt nước và hạn hán. Thêm nữa, việc chăn nuôi thú vật chiếm toàn bộ 70% đất đai canh tác và là một nguyên nhân chủ yếu của việc tàn phá rừng. Các tai hại về môi trường và sức khỏe khác bao gồm ảnh hưởng của việc tiêu thụ thịt trên hơn 1 tỷ người hiện đang lãnh chịu nạn đói.

Phó Chủ tịch tiếp tục kêu gọi các chính phủ, các tổ chức và cá nhân chọn lựa lối dinh dưỡng thay thế lành mạnh và thân thiện môi trường hơn. Hôm nay, thứ năm ngày 3 tháng 12, Phó Chủ tịch cùng với Ngài Paul McCartney và Giám đốc IPCC Liên Hiệp Quốc Tiến sĩ Rajendra Pachauri tại buổi họp trước Nghị viện Âu châu ở Brussels, Bỉ, về “Hâm nóng Toàn cầu và Chính sách Thực phẩm: Ít Thịt = Ít Nhiệt hơn” để thúc giục người làm chính sách tập trung về hành động quan trọng này.

Xin thành tâm tri ân Phó Chủ tịch McMillan-Scott, Ngài Paul McCartney, Tiến sĩ Pachauri, và mọi nhà lãnh đạo và công dân lỗi lạc đã ủng hộ tránh lối ăn thịt gây hại cho khí hậu. Cầu có thêm nhiều người nữa lưu ý lời kêu gọi của quý vị để hành động và chọn lựa khôn khéo lối dinh dưỡng từ thực vật để cứu địa cầu. Thanh Hải Vô Thượng Sư đã nhiều lần kêu gọi các nhà lãnh đạo chính phủ can đảm giữ cho công dân họ được an toàn bằng cách thông báo cho họ sự thật về tác động cực kỳ tai hại của thịt đối với môi trường, như trong buổi hội thảo trực tuyến tháng 7, 2008 với nhân viên Truyền Hình Vô Thượng Sư ở California, Hoa Kỳ.

Thanh Hải Vô Thượng Sư: Chính phủ phải giải thích với mọi người rằng bây giờ điều đó thật sự có hại và đây là sự khẩn cấp rằng người ta nên ngưng ăn thịt.Nếu việc ăn thịt không bị cấm hoặc hạn chế, thì cả địa cầu sẽ không còn. Đây là vấn đề sinh tử cho mọi người, không phải lựa chọn cá nhân. Và khi ăn thịt, chúng ta ăn toàn địa cầu. Điều đó không phải là lựa chọn cần thiết gì cả. Cho dù trước khi có sự cấp bách của địa cầu, người ăn thịt đã ăn toàn địa cầu, ăn quá nhiều thực phẩm, dẫn đến nạn đói, chiến tranh, điều đó chưa bao giờ là sự lựa chọn đúng đắn.

Mọi điều đều tốt cho người ta nếu họ không ăn thịt nữa. Do đó họ cũng nên từ bỏ thịt cho đời sống tốt hơn, lành mạnh hơn, môi trường tốt hơn, và cứu vãn nhà địa cầu này cho mọi người vui hưởng, nhất là thế hệ tương lai. Nếu họ bây giờ không làm, địa cầu sẽ không còn. Còn ai ở đó để ăn thịt?

http://www.yorkshirepost.co.uk/opinion/Edward-McMillanScott-Losing-our-appetite.5864065.jp
http://www.egovmonitor.com/node/31516

Bằng chứng vững mạnh hơn về đời sống trên Hỏa tinh.
Các khoa học gia của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Quốc gia Hoa Kỳ đã xem xét lại một thiên thạch đập xuống Nam cực cách đây 13.000 năm. Họ tin rằng thiên thạch này, được phát hiện ở Nam cực năm 1984, là thành phần của vỏ Hỏa tinh trong một thời kỳ hành tinh này chứa nước và lý luận rằng nó rời khỏi bề mặt của Hỏa tinh do một hành tinh nhỏ hay sao chổi nổ ra và đến Địa Cầu chỉ sau khi trôi nổi trong vũ trụ hàng triệu năm.

Nhờ hình của kính hiễn vi điện tử tinh chế, các phát hiện gần đây hơn trong đá có các hình dạng kéo dài giống những vi khuẩn nào đó tiết lộ điều mà các nhà nghiên cứu gọi là “bằng chứng cụ thể” là đời sống đã từng tồn tại trên Hỏa tinh.

Bằng chứng phụ thêm cũng đưa ra ý kiến khi một toán khoa học gia Hoa Kỳ khác tường trình rằng các bản đồ chi tiết hơn về Hỏa tinh xác định rằng cách đây lâu rồi, hành tinh chứa một đại dương lớn ở bắc bán cầu, các thung lũng rộng lớn quanh xích đạo, và một khí hậu tương tự với các vùng khô hơn ở Địa Cầu.

 Xin cám ơn rất nhiều các khoa học gia và cơ quan đã chia sẻ các khám phá tỉ mỉ này về tính chất của Hỏa tinh trong quá khứ và sự tương tự với Địa Cầu. Chúng tôi mong biết thêm càng nhiều về hành tinh lân cận của chúng ta và sự hiểu biết về Hỏa tinh mang lại cho mái nhà trân quý của chúng ta.

Tại buổi hội thảo trực tuyến tháng 1, 2009 với nhân viên của Truyền Hình Vô Thượng Sư ở California, Hoa Kỳ, Thanh Hải Vô Thượng Sư đã chia sẻ thêm hiểu biết về một thiên tai khí hậu trên Hỏa tinh trong quá khứ lâu xa như một sự giúp đỡ cho chúng ta trong việc chăm sóc cho bầu sinh quyển Địa Cầu.

Thanh Hải Vô Thượng Sư: Họ đã khám phá rằng Hỏa Tinh phần lớn cằn cỗi và không thể ở được, nhưng cũng phát hiện rằng cách đây rất lâu đã từng có nước ở đó. Nước nghĩa là nguồn hỗ trợ cho sự sống. Việc gì đã xảy ra cho những nguồn nước này? Đó là một câu hỏi rất, rất quan trọng cho chúng ta. Cho nên từ Hỏa Tinh, chúng ta có thể học để ngừa thảm họa như thế, để việc đó có thể không bao giờ xảy ra cho địa cầu chúng ta.

Đừng quên rằng chúng ta có ngôi nhà rất đẹp ở đây cho chúng ta và cho con cái chúng ta.

Cho nên chúng ta phải bảo vệ nơi chốn tuyệt đẹp gọi là địa cầu này, bởi vì đây là căn nhà không chỉ cho chúng ta mà còn cho vô số chủng loài khác; và môi sinh, các loài động thực vật xinh đẹp. Chỉ cần ăn thuần chay. Không có gì khác thật sự quan trọng nữa. Chỉ cần ăn thuần chay, quý vị có thể cứu vãn địa cầu qua đêm, chỉ có vậy!

http://www.telegraph.co.uk/science/space/6699886/Nasa-compelling-evidence-of-life-on-Mars.html
http://news.asiaone.com/News/Latest%2BNews/Tech/Story/A1Story20091124-181805.htm
http://www.mirror.co.uk/news/top-stories/2009/11/24/huge-ocean-found-on-mars-115875-21845313/
http://www.telegraph.co.uk/science/space/6637302/Mars-was-covered-by-huge-ocean-say-experts.html
http://www.telegraph.co.uk/science/science-news/6637274/Huge-ocean-once-covered-much-of-northern-half-of-
Mars.html

Tin Bổ Sung
Về những người quyết định tham dự hội nghị Khí hậu Thay đổi ở Copenhagen, đơn thỉnh nguyện “Hãy Ngưng Ăn Thịt và Chữa Lành Địa Cầu” có trên www.LegalBanOfMeat.info đã nhận được hơn 15.300 chữ ký cho đến nay.
http://fleischverbot.info/petition/

Khi xét lại ước tính trước kia, một tường trình mới dự kiến mực nước biển dâng cao 1,4 thước vào năm 2010, gây nguy hiểm đến sự sinh tồn của các vùng châu thổ chủ yếu Á châu và các thành phố như Luân Đôn, Nữu Ước và Thượng Hải, cũng như các quốc gia đảo hoàn toàn bị chìm như Maldives và Tuvalu.
http://www.gather.com/viewArticle.action?articleId=281474977925407&grpId=3659174697244816&
nav=Groupspace,
http://www.google.com/hostednews/afp/article/ALeqM5iUQUHqrFNSnyGROkjhbTqf2dOWwQ,
http://www.ciwf.org.uk/news/factory_farming/lecture_2009_lester_brown.aspx

Các quốc gia thành viên của Hội Đông Nam Á châu (ASEAN) tuyên bố họ đã đạt được đồng thuận về khí hậu thay đổi, và sẽ tham gia các thảo luận về khí hậu thay đổi ở Copenhagen, Đan Mạch để đóng góp quan điểm chung của họ.
http://www.prensa-latina.cu/index.php?option=com_content&task=view&id=142238&Itemid=73