email to friend  Gửi bản này cho bạn bè   Nếu quý vị muốn kèm phim này vào diễn đàn hoặc trang mạng của quý vị, xin vui lòng bấm vào các địa chỉ mạng sau đây để sao chép mã nguồn  sao chép bản gốc   In

FAO lắng nghe lời cố vấn chuyên nghiệp của Tiến sĩ Robert Goodland. 
Là vị đồng tác giả của bài tường trình từ Viện Giám sát Thế giới truy nguyên ít nhất 51% tổng số lượng thải khí nhà kính toàn cầu do việc chăn nuôi thú vật, gần đây được mời đến nói tại buổi tóm tắt chính sách về biến đổi khí hậu cho Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc (FAO).

Tổ chức có trụ sở ở La Mã hiện đang làm việc để thu thập ủng hộ cho một giải pháp tổng hợp về hâm nóng toàn cầu và an toàn thực phẩm, kêu gọi lưu ý đến nhiều cơ hội trong nông nghiệp để giảm tác động của biến đổi khí hậu. Trong bài diễn văn của ông, Tiến sĩ Goodland đưa ra rất nhiều đề nghị bao gồm cổ động lối ăn toàn thực vật và nói rằng lượng thải khí từ việc chăn nuôi thú vật phải được tính đến trong bất cứ giải pháp nào để giảm hâm nóng toàn cầu.

Thưa Tiến sĩ Goodland, chúng tôi thành thật cám ơn ông chia sẻ lời chuyên môn. Cầu xin Liên Hiệp Quốc, chính phủ và tổ chức hội đoàn quốc tế mau chóng áp dụng các hoạt động sáng suốt và hữu hiệu như lối sống thuần chay hữu cơ để ngăn khí hậu thay đổi.

Giải pháp này cho khủng hoảng địa cầu cũng đã được vang dội không ngừng bởi Thanh Hải Vô Thượng Sư, Ngài kêu gọi lần nữa tất cả các nhà lãnh tụ hãy khởi xướng tiến đến một thế giới toàn thực vật trong hội tuyến truyền hình vào tháng 9, 2009 tại Đảo Jeju, Nam Hàn.

Thanh Hải Vô Thượng Sư: Tôi kêu gọi các nhà lãnh đạo chính phủ, vì thời gian của chúng ta sắp hết, chúng ta phải hành động bây giờ. Xin giải thích cho đồng bào quý vị về sự thật quan trọng này, và bảo họ chúng ta phải cùng làm việc để trở thành những người tiêu thụ không thịt.

Chúng ta có một thời gian rất ngắn để cứu địa cầu. Chúng ta có một địa cầu kỳ diệu để cứu. Chúng ta có một kho tàng quý báu vĩ đại – đó là trẻ em của chúng ta – để cứu. Chính phủ và người dân không có gì để mất khi ăn thuần chay. Đối với môi sinh, sự vắng mặt của chăn nuôi sẽ mang lại càng ít ô nhiễm hơn, và càng ít lãng phí tài nguyên nước và thực phẩm hơn. Đối với người dân, có những món ăn hoàn toàn ngon bổ thay thế cho những sản phẩm động vật, ngày nay. Và lối ăn thuần chay cũng tốt nhất cho con cái chúng ta.

http://www.evana.org/index.php?id=51046&lang=en
http://wellfedworld.org/PDF/FAOConsult12-09.pdf
http://news.xinhuanet.com/english/2009-12/02/content_12571641.htm
http://commentisfree.guardian.co.uk/robert_goodland/,http://www.wellfedworld.org/

US EPA sẽ ra luật kiểm soát khí nhà kính.
Trưởng viên Cơ quan Bảo vệ Môi sinh (EPA) Lisa Jackson chính thức tuyên bố vào thứ hai, ngày 7 tháng 12, rằng các khí nhà kính như là thán khí, mêtan, và oxít nitơ gây ra sự đe dọa cho sức khỏe và phúc lợi công cộng của người dân Hoa Kỳ và do đó phải được kiềm chế bằng luật. EPA khám phá sự nguy hiểm này dựa vào dữ liệu khoa học được đánh giá thật chu đáo, tán thành quyết định của Tòa án Tối cao Hoa kỳ vào năm 2007, rằng những khí nhà kính là chất ô nhiễm không khí.

Trùng hợp với ngày khai mạc thương thuyết khí hậu tại Copenhagen, tuyên bố kể trên được loan báo trước bởi Ủy ban Âu Châu và các thành viên khác của cộng đồng quốc tế, kể cả Chủ tịch Ban Liên Chính phủ về Khí hậu Thay đổi Liên Hiệp Quốc (IPCC) Tiến sĩ Rajendra Pachauri, nói rằng ông hoan nghênh sự quyết tâm và lãnh đạo của Hoa Kỳ đã chứng tỏ qua quyết định này.

Thưa Trưởng viên Johnson, Cơ quan Bảo vệ Môi sinh và quốc gia Hoa Kỳ, chúng tôi tôn kính ca ngợi quyết tâm của quý vị để bảo vệ sức khỏe của nhân loại và địa cầu. Cầu xin mọi lãnh tụ thế giới tại Copenhagen bỏ phiếu tương tự cho các giải pháp hữu hiệu nhất để giảm những khí nhà kính nguy hiểm trong khi vẫn còn thời gian.
http://news.bbc.co.uk/2/hi/science/nature/8400323.stm
http://www.euronews.net/2009/12/08/us-carbon-ruling-raises-hopes-at-copenhagen/
http://english.cctv.com/20091208/101043.shtml

Tin Bổ Sung
Các vị bộ trưởng năng lượng của Bỉ quốc, Hòa Lan, Luxembourg, Anh quốc, Ái Nhĩ Lan, Thụy Điển, Đức quốc, Đan Mạch, và Pháp quốc đồng ký kết một công ngôn về hệ thống dùng chung của những máy phát điện chạy bằng lực gió ở Bắc Hải để tăng cường tiêu thụ năng lượng từ các nguồn bền vững.
http://en.rian.ru/Environment/20091207/157144738.html


Nạn thiếu nước trầm trọng tại đông nam tiểu bang Queensland của Úc Đại Lợi gây ra gần đây bởi nhiệt độ cực kỳ cao khiến các viên chức lập tức tuyên bố giới hạn khẩn cấp việc dùng nước và dùng xe tải nước cung cấp cho một số thị xã.
http://www.spacedaily.com/2006/091203080718.tie2evo9.html


Trong bài đăng trên mạng: “Những Vấn đề Thượng đỉnh Khí hậu Copenhagen,” nhà viết bài khoa học người Anh xuất sắc Fred Pearce nhấn mạnh về sự khẩn cấp được biểu lộ bởi các sông băng thế giới, đang tan rã với một tốc độ gia tăng và có thể sớm hoàn toàn biến mất.
http://www.telegraph.co.uk/earth/copenhagen-climate-change-confe/6730317/Copenhagen-climate-summit-
issues-ice-caps.html