email to friend  Gửi bản này cho bạn bè   Nếu quý vị muốn kèm phim này vào diễn đàn hoặc trang mạng của quý vị, xin vui lòng bấm vào các địa chỉ mạng sau đây để sao chép mã nguồn  sao chép bản gốc   In

Các lãnh đạo trên thế giới họp ở Đan Mạch cho hội thảo khí hậu thay đổi lịch sử.

Hội nghị thượng đỉnh nhiều mong đợi ở Copenhagen được bắt đầu vào thứ hai, ngày 7 tháng 12. Cuộc họp trình bày cực điểm của những năm đàm phán để lập ra người kế thừa nghị định Kyoto, trong đó 192 quốc gia trên khắp toàn cầu được yêu cầu tham dự cho một thỏa hiệp ràng buộc hợp pháp nhằm cắt giảm khí thải đủ nhanh chóng và hiệu quả để cứu thế giới.

Tường trình thông tin của Truyền Hình Vô Thượng Sư từ Copenhagen.

Phóng viên tại Đan Mạch (M): Hội thảo năm nay được xem là một trong những hội thảo quan trọng nhất lịch sử, một thời điểm chuyển hướng nơi các quyết định kiên quyết được hoàn thành để ngăn sự bùng phát biến đổi khí hậu.

Yvo de Boer – Tổng Thư ký, Hiệp định của Liên Hiệp Quốc về Thay đổi Khí hậu (UNFCCC) (M): Tôi tin là các nhà điều đình hiện có biểu hiệu rõ ràng hơn bao giờ hết từ các nhà lãnh đạo trên thế giới để lập ra một loạt đề nghị vững chắc để có biện pháp thi hành gấp.

Phóng viên
(M): Các khoa học gia từ khắp nơi trên toàn cầu đã cảnh báo rằng Địa Cầu đang tiến đến điểm mấu chốt nguy hiểm.

Tiến sĩ Rajendra Pachauri – Chủ tịch, Hội đồng Liên chính phủ về Khí hậu Thay đổi (M):
Có những chọn lựa thích đáng có thể thành tựu có thể được thi hành trong nhiều khu vực với phí tổn thấp và có nhiều lợi ích.

Phóng viên
(M): Hy vọng rằng các nhà điều đình và các lãnh đạo thế giới đang quy tụ nơi đây trong thủ đô của Đan Mạch sẽ mang lại các quyết định mạnh mẽ và thống nhất.

Connie Hedegaard – Bộ trưởng Đan Mạch về Hội thảo Khí hậu Thay đổi Liên Hiệp Quốc  tại Copenhagen (F):
Vậy xin quý vị hãy hoàn thành điều đó. Đã đến lúc phải thiết lập những lý do chính đáng cho thế giới khi chúng ta còn có thể làm được.

Phóng viên
(M): Đây là Truyền Hình Vô Thượng Sư tường trình từ COP 15 tại đây ở Copenhagen, Đan Mạch.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Ngoài nỗ lực của chính phủ và dân sự, 55 tờ báo từ 45 quốc gia cùng hành động bằng cách phát hành một xã luận kêu gọi mọi nhà lãnh đạo toàn cầu hành động trong việc xác định chiều hướng cho vận mệnh của đời sống trên Địa Cầu.

Xin hết lòng ủng hộ và hoan hô, các nhà quyết định hàng đầu, tham dự viên và mọi người liên hệ khác cho quyết định đầy quan tâm và can đảm của quý vị. Cầu cho các giải pháp hữu hiệu và thực tế nhất mang lại kết quả, bao gồm một chính sách cho lối dinh dưỡng thuần chay hữu cơ chủ yếu và làm nguội địa cầu. Xin Thượng Đế ban phước cho các nỗ lực chung trong thời kỳ quyết định này.

Dẫn đến hội nghị đỉnh cao chủ yếu này, Thanh Hải Vô Thượng Sư đã không dè dặt thúc giục các chính phủ trên thế giới đặc biệt huy động nhanh các nỗ lực cần thiết để đối phó với khí thải từ ngành chăn nuôi, như tại buổi hội thảo trực tuyến tháng 8, 2009 này với các viên chức và công chúng ở Thái Lan.

Thanh Hải Vô Thượng Sư: Tôi hy vọng các chính phủ xin hãy làm thành luật pháp cấm sát sinh thú vật, cấm không cho chăn nuôi gia súc. Nếu họ thật sự là nhà lãnh đạo muốn cam kết bảo vệ người dân, cải tiến quốc gia trong nhiều lãnh vực, thì đây là bước đầu tiên chúng ta phải làm. Ngưng kỹ nghệ thịt, ngưng kỹ nghệ đánh cá, ngưng kỹ nghệ bơ sữa, rồi địa cầu chúng ta sẽ trở về lại như cũ và thậm chí tốt đẹp hơn.

Chỉ có hai cách để làm trên đời này – cách đúng và cách không đúng. Và ngay bây giờ, để cứu địa cầu, chỉ có một cách duy nhất để ngưng nguyên nhân, đó là kỹ nghệ chăn nuôi, bằng mọi cách, về mọi khía cạnh. Chúng ta phải làm điều đó. Hãy phố biến tài liệu, khuyến khích mọi người, thông tin cho mọi người biết, hãy ăn thuần chay.


http://www.guardian.co.uk/commentisfree/2009/dec/06/copenhagen-editorial
http://www.guardian.co.uk/environment/blog/2009/dec/04/copenhagen-climate-change-conference-liveblog

Hoa Kỳ và Mễ Tây Cơ cộng tác để phục hồi dân số bò rừng và đồng cỏ.
Như một phần của chương trình cộng tác môi trường, Hoa Kỳ đã tặng 23 con bò rừng cho Mễ Tây Cơ. Đến từ Công viên Quốc gia Wind Cave ở Nam Dakota, các thú vật này sẽ bắt đầu triển khai dân số của chúng ở miền bắc Khu Bảo tồn Sinh thái 46.000 mẫu El Uno, nơi chúng cũng sẽ trợ giúp trong việc phục hồi đồng cỏ và các chủng loại vùng đồng cỏ.

Bí thư Môi trường của Mễ Tây Cơ Juan Elvira Quesada nói rằng mục tiêu là để phục hồi bò rừng và các chủng loại khác qua các biện pháp bảo tồn bao gồm việc cho phép thú vật di cư qua lại tự do trên khắp biên giới chung giữa Hoa Kỳ và Mễ Tây Cơ.

Bí thư Quesada, Mễ Tây Cơ và Hoa Kỳ, chúng tôi vui mừng khi biết được công trình quan tâm chung cho địa cầu của quý vị. Chúc người dân của 2 quốc gia có đời sống dồi dào, vững chắc và hòa hài với thiên nhiên.

http://www.statesman.com/news/content/news/stories/world/2009/11/28/1128mexbison.html
http://www.laht.com/article.asp?ArticleId=348172&CategoryId=14091

Nông nghiệp chăn nuôi ảnh hưởng nạn đói toàn cầu.
Với số người đang đối diện nạn đói trên khắp thế giới đang gia tăng lên hơn 1 tỷ lầu đầu tiên trong lịch sử, Hội Nhân đạo của Hoa Kỳ (HSUS) phát hành một văn bản kêu gọi cắt giảm việc lệ thuộc vào nông nghiệp chăn nuôi và thay vào đó ủng hộ nhiều hơn cho loại thực phẩm từ thực vật để cung cấp bổ dưỡng cho thêm nhiều người.

Bản tường trình chỉ ra rằng với hơn 80% tất cả đậu nành và lên đến 50% bắp đã được dùng cho việc chăn nuôi, các dự kiến về việc tiêu thụ sản phẩm thú vật tăng gấp đôi vào năm 2050 có nghĩa là thú chăn nuôi có thể tranh dành thực phẩm với con người. Tệ hơn thế nữa, ngành sản xuất chăn nuôi là yếu tố chính trong nạn hâm nóng toàn cầu, nếu tiếp tục chỉ sẽ làm tệ hại hơn các vấn đề như hạn hán và bão tố khắc nghiệt đang đe dọa an toàn thực phẩm trên thế giới.

Xin tri ân Hội Nhân đạo của Hoa Kỳ cho sự nhắc nhở thông minh này rằng nạn đói toàn cầu có thể giảm bớt chỉ bằng sự chọn lựa thực phẩm toàn thực vật.

Mong sự nghiên cứu như thế của quý vị dẫn chúng ta nhanh đến việc chấp nhận lối sống tăng hiệu suất tiếp tế thực phẩm cho tất cả. Trong việc cống hiến để đảm bảo sự an lành cho nhân loại, Thanh Hải Vô Thượng Sư đã thường cảnh báo về vai trò chủ yếu của kỹ nghệ chăn nuôi đối với nạn đói trên thế giới, như tại buổi hội thảo trực tuyến tháng 1, 2009 ở Mông Cổ.

Thanh Hải Vô Thượng Sư: Thật ra, chúng ta không nên lo lắng về thực phẩm bởi vì chúng ta có thực phẩm dồi dào trên địa cầu này. Chỉ là chúng ta phải dùng nó một cách sáng suốt. Thay vì dùng thực phẩm để nuôi thú vật, chúng ta dùng để nuôi con người, và như vậy sẽ không sao. Chúng ta nên nhắc mọi người phải ăn chay, để khơi dậy sự khoan hồng của Phật Bồ Tát, và chúng ta sẽ được bảo vệ an toàn hơn.

Nghiên cứu cho thấy rằng nếu ngũ cốc hiện mang làm thực phẩm nuôi nông súc, nếu dùng cho con người ăn, thì tất cả nạn đói trên thế giới sẽ biến mất và sự đảo ngược của hâm nóng toàn cầu từ lối ăn thuần chay sẽ mang lại những điều kiện để phát triển dồi dào hơn. Do đó, chúng ta thậm chí có nhiều thực phẩm hơn bây giờ, nếu chuyển sang ăn thuần chay.

http://www.humanesociety.org/assets/pdfs/farm/hsus-the-impact-of-industrialized-animal-agriculture-on-world-
hunger.pdf
http://www.evana.org/index.php?id=50669&lang=en
http://www.humanesociety.org/news/publications/whitepapers/farm_animal_welfare.html

Tin Bổ Sung
Rừng đước lớn nhất thế giới kéo dài từ Ấn Độ đến Bangladesh, với sự đa dạng rộng lớn của thực vật và động vật đang gặp nguy hiểm bởi nhiệt độ nước trên bề mặt tăng lên gấp 8 lần tỷ lệ chung của hâm nóng toàn cầu.
http://www.thaindian.com/newsportal/enviornment/sundarbans-water-warming-eight-times-faster-than-global-
average_100282399.html

Nghiên cứu được thực hiện tại Cao đẳng Luân Đôn của King, Anh quốc nói rằng một trong những đe dọa sức khỏe đang gia tăng vì khí hậu thay đổi là sự gia tăng nguy cơ bị bệnh tâm thần.
http://www.sciencedaily.com/releases/2009/12/091203101424.htm

Nói rằng thế giới chỉ còn có 5 năm để tránh các ảnh hưởng tàn khốc của khí hậu, Trưởng khoa học gia Úc, Giáo sư Penny Sackett thúc giục mọi cư dân cắt giảm khí thải than của họ.