email to friend  Gửi bản này cho bạn bè   Nếu quý vị muốn kèm phim này vào diễn đàn hoặc trang mạng của quý vị, xin vui lòng bấm vào các địa chỉ mạng sau đây để sao chép mã nguồn  sao chép bản gốc   In

Các Nghị viên của Nghị viện Âu châu hoan nghênh cơ hội được nghe từ nhà chủ trương ăn chay Ngài Paul McCartney.

Lối ăn thuần chay không động vật có thể loại bỏ 94% khí thải nhà kính, trong khi cũng giải quyết nhiều vấn đề to tát về sự thoái hóa của đất đai, hao tổn đa dạng sinh thái, và sự thiếu hụt thực phẩm và nước đang liên tục gia tăng. Đây là một số phương diện được nêu rõ trong buổi diễn thuyết ở Nghị viện Âu châu vào thứ năm đã đặc biệt thỉnh mời Ngài Paul McCartney, cựu nghệ sĩ ban nhạc Beatles và nhà ăn chay đã cổ vũ phong trào Thứ Hai Không Thịt kể từ tháng 6, 2009.

Ngài Paul McCartney – Thành viên ban nhạc Beatles trước đây, người ăn chay (M):
Nghị viện Âu châu và các chính phủ trên thế giới có thể làm được gì? Tôi có ý kiến là họ có thể cổ vũ và hướng dẫn người dân giảm thiểu việc ăn thịt. Đó không còn là một chọn lựa cá nhân nữa. Đây là điều sẽ ảnh hưởng đến toàn thể địa cầu.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Buổi diễn thuyết có tựa đề “Khí hậu Thay đổi và Chính sách Thực phẩm: Ít Thịt hơn = Ít Nhiệt hơn” được chủ tọa bởi Phó Chủ tịch Nghị viện Âu châu Edward McMillan-Scott, một nhà chủ trương ăn chay công khai, và xảy ra vào trước ngày Hội thảo Khí hậu chủ yếu ở Copenhagen.

Edward McMillan-Scott – Phó chủ tịch
Nghị viện Âu châu, người ăn chay (M): Chúng ta có thể tự quyết định ngay cách để giảm bớt khí hậu thay đổi. Ít Thịt hơn = Ít Nhiệt hơn.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Chủ tịch Nghị viện Âu châu Jerzy Buzek, cũng lên tiếng ủng hộ cùng các viên chức khác.

Jerzy Buzek – Chủ tịch Nghị viện Âu châu (M): Mọi người có thể bỏ thịt trong một ngày, ít nhất một ngày mỗi tuần.

Chris Davies –
Thành viên Nghị viện Âu châu (M): Tôi nghĩ đây là vấn đề nghiêm trọng. Tôi nghĩ lối ăn uống cần được thảo luận.

Caroline Lucas –
Thành viên Nghị viện Âu châu, người thuần chay (F): Chúng ta phải giảm bớt việc ăn thịt, đơn giản bởi vì đó là lối ăn hoàn toàn không hiệu quả của việc dùng tài nguyên ngũ cốc trong một thế giới thiếu hụt.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Xin tri ân Ngài Paul McCartney và các nhà lãnh đạo của Nghị viện Âu châu và Liên Hiệp Quốc cho sự quan tâm và khởi xướng cao thượng của quý vị về vấn đề thay đổi dinh dưỡng quan trọng để giải quyết nạn hâm nóng toàn cầu.

Tất cả chúng ta hãy nhanh chóng chuyển sang lối sống ăn chay cần thiết để cứu địa cầu. Trong nỗ lực thành tâm để giúp nhân loại tránh hậu quả tàn khốc trên địa cầu, Thanh Hải Vô Thượng Sư một lần nữa đã nhấn mạnh tác dụng tức thời và mạnh mẽ của lối ăn thuần chay hữu cơ, tại buổi phỏng vấn được phát hành trong phiên bản tháng 7, 2009 của tờ báo Irish Sunday Independent.

Thanh Hải Vô Thượng Sư: Sự thật là, nói theo khoa học, chúng ta chỉ còn một thời gian ngắn bởi vì chúng ta đã đợi quá lâu để hành động. Chúng ta tốt hơn là tập trung vào giải pháp để cứu địa cầu. Chúng ta vẫn có thể làm được.

Nếu mọi người trở thành một phần của giải pháp, đó là theo lối ăn thuần chay hữu cơ cứu sự sống, thật sự quá đơn giản, vô cùng đơn giản. Không hy sinh gì cả, thậm chí tốt hơn cho sức khỏe, tốt hơn cho mọi điều.

Lối ăn thuần chay hữu cơ, chúng ta chỉ cần làm vậy, trong thời gian này. Và bất cứ kỹ thuật xanh nào khác, chúng ta có thể phát triển từ từ.

http://www.google.com/hostednews/afp/article/ALeqM5jzc3oulh3mmDKPGEEZKrSXK08gBA   
http://www.kentucky.com/512/story/1044284.html
http://www.examiner.com/x-29556-Cleveland-Vegetarian-Food-Examiner~y2009m12d3-Paul-McCartney-
promoting-Meat-Free-Mondays-to-EU
http://europa.eu/eucalendar/event.shtml?eventId=1241128

Thực phẩm thiếu hụt bắt đầu đe dọa với khí hậu thay đổi tăng nhanh hơn.
Với nghiên cứu gần đây lập lại các dự kiến do thông tin mới về băng đá tan rã tăng nhanh ở Nam cực và các vùng khác, mực nước biển dâng cao 1,4 thước hiện được dự báo trong các vùng duyên hải và các đảo trước thế kỷ kế tiếp.

Các quốc gia như Âu Lạc (Việt Nam) từ đó kêu gọi sự lưu ý đến vấn đề an toàn thực phẩm trước khi các điều đình quốc tế sắp tới ở Copenhagen. Phó Giám đốc của Bộ Khí tượng học, Thủy học, và Khí hậu Thay đổi Âu Lạc (Việt Nam), ông Nguyễn Khắc Hiếu đã nói rằng lụt lội dự kiến sẽ tràn ngập 31.000 cây số vuông miền Châu thổ Mekong – một vùng có kích thước tương đương với Bỉ.

Là nước xuất cảng lúa lớn hàng thứ 2 trên thế giới, ảnh hưởng đối với Âu Lạc và các quốc gia khác sẽ rộng lớn. Phó Giám đốc Nguyễn từ đó yêu cầu rằng vấn đề thích nghi cần được giải quyết tại hội nghị khí hậu Copenhagen.

Xin tri ân, Giám đốc Nguyễn và Âu Lạc cho lời kêu gọi lưu ý đến vấn đề quan trọng này vào thời điểm quan trọng như thế cho nhân loại. Mong quyết định của các nhà lãnh đạo thế giới mang lại biện pháp chung để khôi phục sự cân bằng cho bầu sinh quyển của chúng ta. Tại buổi hội thảo trực tuyến khí hậu thay đổi tháng 8 năm 2009 ở Thái Lan, Thanh Hải Vô Thượng Sư đã nêu rõ thêm về tai hại của khủng hoảng trên toàn cầu hiện nay, trong khi nhấn mạnh sự cần cấp cho hành động thích đáng để xoay ngược tình huống này.

Thanh Hải Vô Thượng Sư: Ở Âu Lạc (Việt Nam), quý vị có lẽ cũng biết về những vấn đề liên quan đến hâm nóng toàn cầu như lũ lụt trái mùa và nước biển xâm lấn vào đất liền của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, cả hai đã gây ra sự tàn phá và đe dọa nhiều hơn cho mùa màng trái cây và lúa cần yếu của vùng này. Đây là do một sự kết hợp của mực nước biển dâng cao cùng với ảnh hưởng của sông băng tan chảy, mà hiện tại đang gây ra lũ lụt thái quá, nhưng cuối cùng sẽ đưa đến hạn hán và nguồn nước cạn kiệt. Vậy chúng ta phải làm việc nhanh chóng để tránh những hậu quả bất lợi đó.

Và cách hữu hiệu nhất là lối ăn thuần chay hữu cơ, canh tác rau cải hữu cơ. Đây cũng là cách nhanh nhất để xoay ngược khí hậu hâm nóng đang tăng, để tránh thiệt hại và tai họa xảy ra thêm nữa. Nếu mọi người làm điều này, ăn chay, địa cầu sẽ bắt đầu nguội xuống và chúng ta sẽ có nhiều thời gian hơn để thực hiện những biện pháp loại trừ tất cả thán khí thải. Cho nên, xin hãy ăn chay và nói cho mọi người khác biết về những lợi ích này.

http://www.google.com/hostednews/afp/article/ALeqM5iUQUHqrFNSnyGROkjhbTqf2dOWwQ  
http://www.gather.com/viewArticle.action?articleId=281474977925407&grpId=3659174697244816&
nav=Groupspace
http://www.rfi.fr/actuvi/articles/120/article_5911.asp,
http://www.france24.com/en/node/4938440
http://news.xinhuanet.com/english/2009-12/02/content_12571641.htm
http://www.google.com/hostednews/afp/article/ALeqM5iNBHb6KnUMTIa-zGMZ_bgwwgAM5w

Tin Bổ Sung
Moscow, Nga ghi nhận nhiệt độ mùa đông ấm nhất trong 111 năm khi nhiệt kế lên đến 8,1 độ C. 
http://en.rian.ru/russia/20091202/157068466.html

Tân Gia Ba và Ấn Độ tuyên bố kế hoạch cắt giảm mức độ khí thải của quốc gia họ từ 16 đến 24%, theo thứ tự, vào năm 2020 để chứng tỏ quyết tâm ngăn chận khí hậu thay đổi của họ trước khi hội nghị Copenhagen xảy ra.
http://news.asiaone.com/News/AsiaOne%2BNews/Singapore/Story/A1Story20091203-183611.html
http://www.thaindian.com/newsportal/enviornment/india-to-reduce-carbon-intensity-by-24-percent-
by-2020_100283274.html


Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc tổ chức cuộc thi cho các nhà nhiếp ảnh Phi châu để miêu tả cách công dân đang làm việc mỗi ngày để ngăn chận ảnh hưởng của khí hậu thay đổi, với hình ảnh thắng giải phản ảnh sự cống hiến và niềm vui cá nhân.
http://allafrica.com/photoessay/Caring_for_the_Earth/
http://www.undp.org/picturethis/about.shtml

Chính phủ Nê-pan tổ chức cuộc họp nội các tại vị trí cao nhất trước nay ở Trại Căn cứ Núi Everest cao 17.192 bộ Anh, hầu nâng cao nhận thức về Núi Hy Mã Lạp Sơn đang tan rã băng đá thảm hại ở một tỷ lệ báo động do khí hậu thay đổi.
http://news.xinhuanet.com/english/2009-11/29/content_12560730.htm