Tổ chức ở Pháp kêu gọi cho một Hội thảo ăn chay tại Copenhagen. Trong một lá thư gửi đến Thủ tướng của Đan Mạch Lars Løkke Rasmussen liên quan đến Hội thảo Khí hậu Thay đổi Liên Hiệp Quốc, Hội Ăn chay của Pháp nói “...Chúng tôi muốn đề nghị rằng quý vị sắp xếp các bữa ăn với ít khí thải nhất để phục vụ cho mọi người trong suốt buổi hội nghị thượng đỉnh, gọi là các bữa ăn chay hay, thậm chí tốt hơn, các bữa ăn thuần chay.
Điều này sẽ là một nghĩa cử tượng trưng rất mạnh mẽ đánh dấu thiện chí của các tham dự viên trong việc ngăn tiến trình gia tăng suy thoái khí hậu.” Như hội này nói, “Hiện nay là lúc tốt hơn bao giờ hết để biểu lộ mạnh mẽ.” Bên trong nước Pháp, các nhà lãnh đạo chính phủ đều biết rõ về số lượng khí thải nhà kính khổng lồ của ngành chăn nuôi.
Tại một phỏng vấn trong một sinh hoạt công cộng gần đây, “Ba Lê lên đường đến Copenhagen,” Phó Thị trưởng thành phố ông Denis Baupin xác nhận kế hoạch khí hậu của thành phố để cổ vũ việc gia tăng trái cây và rau cải hữu cơ trong trường học, cơ quan chính phủ và các cơ quan khác.
Ngài Denis Baupin - Phó Thị trưởng của Kế hoạch Phát triển, Môi sinh và Khí hậu Bền vững Ba Lê (M): Chúng ta cần phải cắt giảm thịt trong bữa ăn của chúng ta. Đối với ngành chăn nuôi, khí thải nhà kính không chỉ liên quan với thú chăn nuôi chiếm dụng đất đai, mà còn có tiến trình trong giai đoạn từ việc cho thú chăn nuôi ăn đến việc tiêu thụ thịt, thêm vào tất cả các chuyên chở có liên hệ. Nhưng cũng có rất nhiều khí mê tan. Và khí mê tan là loại khí thải nhà kính mà mọi người đều coi thường.
Cho nên có nhiều lý do hôm nay để cắt giảm việc ăn thịt của chúng ta, và từ đó cổ vũ người khác làm thế.
XƯỚNG NGÔN VIÊN: Xin tri ân Phó Thị trưởng Baupin và chính phủ Ba Lê cho việc nhìn nhận sự cần thiết của quý vị để ngăn khí thải quá độ của ngành chăn nuôi. Cũng xin cám ơn Hội Ăn chay của Pháp cho việc nâng cao nhận thức của các lãnh đạo thế giới về lối dinh dưỡng ăn chay cứu Địa Cầu. Cầu cho Hội thảo về Khí hậu Thay đổi ở Đan Mạch tháng 12 mang lại kết quả để giải cứu địa cầu của chúng ta.
Thanh Hải Vô Thượng Sư đã không ngừng kêu gọi cho nỗ lực cổ vũ việc ăn chay từ các chính phủ các tổ chức, và các cá nhân vào thời điểm quan trọng này, như trong buổi hội thảo trực tuyến khí hậu thay đổi tháng 8 năm 2009 ở Thái Lan.
Thanh Hải Vô Thượng Sư: Nói tóm lại, với tất cả nhà lãnh đạo, tôi kêu gọi họ, một lần nữa, đặt tình thương của họ trên hết, cho đồng bào, và phụ nữ, và tất cả trẻ em; chấp nhận với lòng dũng cảm việc làm cần phải thực hiện; dùng quyền uy mạnh mẽ người dân ủy thác trong tay họ, để cứu thế giới. Kỹ nghệ chăn nuôi toàn cầu hiện đang đóng góp vào hâm nóng toàn cầu gần như bằng với lãnh vực năng lượng, hay thậm chí nhiều hơn.
Và tôi biết nó đóng góp ít nhất là 80% trong đó. Đối với các tổ chức trên thế giới, kể cả giới truyền thông hiểu về sức mạnh của một phong trào xã hội, cảm ơn quý vị về công việc thông tin và khuyến khích mọi người theo lối sống thú vị, nhân đạo, hữu ích, hợp thời, không động vật – lối sống thuần chay. Đối với các cá nhân, cảm ơn quý vị đã góp phần cứu địa cầu, nhưng xin làm kịp thời gian, chúng ta còn nhiều việc hơn để làm và còn rất ít thời gian. Chỉ cần ăn thuần chay. Và xin hãy mau lên. Số ngày có giới hạn.
http://www.vegetarisme.frhttp://www.evana.org/index.php?id=50628&lang=en Ba Tư và Nga cộng tác để bảo vệ Biển Caspian.Khi hai trong tổng số năm quốc gia nằm quanh biển nội địa lớn nhất thế giới, Ba Tư và Nga vừa ký một thỏa hiệp cộng tác để cùng làm việc chung trong việc nghiên cứu và kiểm tra phẩm chất nước hầu bảo tồn vùng nước quan trọng này. Họ cũng sẽ tiếp tục tham gia trong chương trình được thiết lập trước kia có ý định giúp các quốc gia lân cận đạt được phát triển bền vững và quản lý môi sinh đa dạng sinh thái vì lợi ích lâu dài của cư dân ở đó.
Ba Tư và Nga, xin tôn kính hoan hô cộng tác của quý vị cho nỗ lực xứng đáng này. Qua quyết tâm và cộng tác như thế của quý vị, mong cho Biển Caspian phát triển cho thế hệ tương lai.
http://www.presstv.ir/detail.aspx?id=112259§ionid=3510212 http://www.grid.unep.ch/activities/capacitybuilding/caspiansea/index.phpTin Bổ SungKhoa học gia cảnh báo rằng 50% chủng loại cá nước ngọt ở Nam Úc đang cần cấp việc phục hồi hệ sinh thái, với đề xuất rằng cư dân nên ngăn việc chuyển nước trân quý từ vùng đất ẩm bằng cách đặt ưu tiên cho đời sống thủy sinh trước sân cỏ của họ.
http://www.abc.net.au/news/stories/2009/11/26/2754098.htm?section=justinHội từ thiện môi sinh ở Hoa Kỳ, Quỹ Bảo tồn, sử dụng việc quản lý rừng để gia tăng khả năng hấp thụ thán khí khoảng 350.000 tấn trong rừng redwood ở California, mô tả khả năng lưu trữ thán khí thải của rừng.
http://www.npr.org/templates/story/story.php?storyId=120849322