email to friend  Gửi bản này cho bạn bè   Nếu quý vị muốn kèm phim này vào diễn đàn hoặc trang mạng của quý vị, xin vui lòng bấm vào các địa chỉ mạng sau đây để sao chép mã nguồn  sao chép bản gốc   In

Thông tin chính mình về phí tổn thán khí thật sự từ thịt
Một tường trình được chính thức tán thành bởi các bộ của Anh quốc: Bộ Y tế cũng như Bộ Môi sinh, Thực phẩm và Sự vụ Thôn quê, Tổ chức Y tế Quốc tế Liên Hiệp Quốc, và những hội đoàn khác.

Được phát hành trong tạp san y khoa đáng tin cậy: The Lancet, tường trình này khuyến cáo rằng sự sản xuất thịt lẫn tiêu thụ thịt phải được giảm xuống 1 phần 3, là cách duy nhất để đạt những mục tiêu giảm thiểu lượng thải thán khí một cách mãnh liệt của quốc gia. Hơn nữa, công dân sẽ được đền bù còn nhiều hơn, bằng ảnh hưởng tốt trực tiếp về sức khỏe của họ. Chính sách là giảm sản xuất, bởi vì mục tiêu chính của chúng ta là giảm thiểu lượng thải thán khí, và chúng ta nói rằng, trong một loạt các tường trình, hãy nhìn vào sự đồng lợi ích của sức khỏe. Tôi nghĩ điều quan trọng cho con người là trở nên có ý thức nhiều hơn về phí tổn thật sự của thán khí từ việc sản xuất thực phẩm. Thịt và sản phẩm từ thịt cùng với bơ sữa có phí tổn thán khí khổng lồ.

Ngày nay, sự tiết kiệm liên quan khí hậu của dinh dưỡng toàn thực vật được biết là rất nhiều, như những khám phá cho thấy với lối ăn chay giảm khí thải nhà kính hơn xe hỗn hợp, hoặc lối ăn thuần chay không động vật giảm thải khí xuống 94% so với lương thực dựa vào thịt.

Nói về tiết kiệm y tế, vị đồng tác giả Tiến sĩ Alan Dangour thuộc Trường Vệ sinh và Thuốc Nhiệt đới ở Luân Đôn, Anh quốc, tuyên bố rằng những điều kể trên thậm chí còn nhiều hơn số 18.000 mạng sống dự đoán được cứu chỉ riêng bệnh đau tim, nếu các bệnh khác liên hệ đến thịt, như là ung thư ruột và mập phì, được gồm vào. Hy vọng là hiểu biết về phí tổn y tế thật sự sẽ khiến công chúng mau lẹ tình nguyện tránh xa các sản phẩm từ thú vật độc hại. Tài liệu đó và kiến thức về nguy hiểm khí hậu thay đổi hợp lại sẽ giúp họ quyết định về tương lai và mô hình tiêu thụ của họ.

Xin cảm tạ Tiến sĩ Dangour và tất cả nghiên cứu gia tham dự, cũng như các viên chức của Anh và Liên Hiệp Quốc đã thận trọng cân nhắc về phí tổn liên hệ khí hậu của việc chăn nuôi thú vật và tiêu thụ thịt. Mong tất cả chúng ta chọn lối ăn toàn thực vật để cứu mạng sống và Địa Cầu. Nêu lên các ảnh hưởng của thịt đối với tất cả lãnh vực trong đời sống chúng ta, Thanh Hải Vô Thượng Sư từ nhiều thập niên qua đã cổ vũ giải pháp dinh dưỡng thuần chay, như tại hội tuyến truyền hình vào tháng 5, 2008 ở Nam Hàn.
 
Thanh Hải Vô Thượng Sư: Quý vị thấy lối ăn thịt không những gây ra lượng thải khí to lớn nhất của các khí độc hại vào không khí địa cầu, mà còn có rất nhiều phí tổn khác nữa. Còn có phí tổn cho năng lượng chuyên chở, phí tổn điện lực phí tổn lãng phí nước, phí tổn chiếm tài nguyên đất phí tổn vì phá rừng và phí tổn y tế liên hệ đến đau ốm và phí tổn của sự tang tóc, đau buồn của những người mất người thân vì bệnh có liên hệ đến lối ăn thịt.

Và bởi vì chúng ta dùng thực phẩm để nuôi thú cho con người ăn thịt, thay vì dùng thực phẩm đó nuôi con người trực tiếp, nên còn có phí tổn của chiến tranh và nạn đói vì thiếu thực phẩm và tài nguyên. Nếu cộng tất cả lại với nhau, thì chúng ta sẽ thấy câu trả lời thật sự là gì. Nên, bây giờ, điều tốt lành cho địa cầu chúng ta – là dinh dưỡng thuần chay, chúng ta phải làm điều này. Chúng ta hãy cố làm tối đa.
 
Tham khảo:
http://www.upi.com/Odd_News/2009/11/25/Brit-official-backs-meat-reduction-report/UPI-81791259183429/
http://www.timesonline.co.uk/tol/news/uk/article6933045.ece

Các vị lãnh tụ Hoa Kỳ và Trung Quốc tham dự hội thượng đỉnh Copenhagen.
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama và Thủ tướng Trung Quốc Ngô Gia Bảo đã xác nhận rằng cả hai vị sẽ đều đi tham dự Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Khí hậu Thay đổi tại Copenhagen ở Đan Mạch vào tháng chạp. Thêm vào đó, Hoa Kỳ cam kết giảm 17% lượng thải khí nhà kính vào năm 2020 so với những mức độ trong năm 2005 và giảm thêm để tiến đến mục tiêu là giảm thiểu 83% vào năm 2050.

Trung Quốc cũng tuyên bố dự án giảm thiểu lượng thải thán khí xuống tới 45% vào năm 2020 so với những mức độ của năm 2005. Viên Bí thư Điều hành Hội nghị Cơ cấu Liên Hiệp Quốc về Khí hậu Thay đổi, ông Yvo de Boer lạc quan tuyên bố: “Sự cam kết của Hoa Kỳ với các mục tiêu giảm khí rõ ràng, vào giữa kỳ hạn và quyết tâm của Trung Hoa để hành động cụ thể về hữu hiệu năng lượng có thể mở khóa hai cánh cửa cuối cùng cho một hiệp ước toàn diện.”

Chúng tôi trân trọng cảm kích các Ngài lãnh tụ cho quyết tâm giúp bảo toàn địa cầu. Chúng tôi cầu cho hội nghị đạt được kết quả tốt đẹp là hiệp ước toàn diện để tạo lợi ích cho mọi loài trên thế giới chúng ta.

http://news.bbc.co.uk/2/hi/americas/8378890.stm
http://edition.cnn.com/2009/POLITICS/11/25/obama.copenhagen.climate/index.html
http://news.xinhuanet.com/english/2009-11/26/content_12543659.htm
http://news.xinhuanet.com/english/2009-11/26/content_12544181.htm
http://edition.cnn.com/2009/WORLD/asiapcf/11/26/china.climate.emissions/index.html

Tin Bổ Sung
Ủy ban Lâm nghiệp Vương quốc Anh đề nghị trồng hàng triệu cây để tăng diện tích bao phủ bởi rừng của quốc gia lên 16%, sẽ giúp hấp thụ thán khí và chống lại biến đổi khí hậu.
http://news.bbc.co.uk/2/hi/uk_news/8377827.stm

Với bờ biển lùi xa tới một cây số tại nhiều nơi và chiều sâu giảm xuống một thước mỗi năm, các chuyên gia nói là Biển Chết huyền thoại đ chung với Do Thái, Syria và Jordan cần được lưu ý ngay lập tức để sống còn qua sự tàn phá của khí hậu thay đổi và sự dùng quá mức của con người.
http://www.france24.com/en/node/4932791

Trong các buổi hội đàm của Ủy ban Quốc tế Bảo tồn Cá ngừ Đại Tây Dương, họ đồng ý rằng bắt cá ngừ lớn vây xanh sẽ giảm xuống 40% vào năm tới trong một cố gắng để bảo vệ số lượng bị đe dọa của loài bị đánh cá cực kỳ quá mức này.
http://www.france24.com/en/node/4926173
http://en.wikipedia.org/wiki/International_Commission_for_the_Conservation_of_Atlantic_Tunas