Hải cẩu lông Galapagos di cư đến vùng nước Peru.Tổ chức Nghiên cứu và Bảo tồn Thú vật Thủy sinh (Orca) ở Peru mới vừa tường trình rằng một đoàn 30 hải cẩu lông đã du hành khoảng 1500 cây số từ Quần đảo Galapagos phát nguồn của họ để định cư ở vùng nước miền bắc Peru.
Sự kiện lần đầu tiên của hải cẩu lông di cư đến một vùng hẻo lánh ở Galapagos có liên quan đến vùng nước ấm hơn ở Peru vì hâm nóng toàn cầu.
Viện Địa vật lý học ở Peru xác định rằng nhiệt độ trung bình mặt biển ở miền bắc Peru đã tăng thêm 6 độ bách phâm trong 10 năm qua và do đó hiện nay gần bằng với nhiệt độ môi sinh thiên nhiên ở biển lúc ban đầu của hải cầu lông.
Càng có thêm hải cẩu và các loài hải dương khác sẽ hành động tương tự trong việc di cư đến vùng nước ở Peru.
Xin tri ân các khoa học gia tại Tổ chức Nghiên cứu và Bảo tồn Thú vật Thủy sinh và Viện Địa vật lý học của Peru, cho các quan sát này về phản ứng của thú vật thủy sinh đối với hâm nóng toàn cầu.
Mong các dấu hiệu xáo trộn như thế khiến chúng ta chấp nhận lối sống hỗ trợ việc phục hồi sự cân bằng của nhà địa cầu chúng ta.
Như trong nhiều dịp trước kia, Thanh Hải Vô Thượng Sư một lần nữa đã quan tâm nói về sự cân bằng yếu đuối của Địa Cầu khi Ngài cống hiến cách để cổ vũ nhận thức và hy vọng trong giới trẻ tại buổi hội thảo trực tuyến tháng 5, 2009 ở Togo.
Thanh Hải Vô Thượng Sư: Quý vị cũng có thể cho thấy cách chim di trú phải bay ngày càng xa hơn để tìm một nơi xây tổ, và gấu Bắc Cực phải bơi ngày càng xa hơn bây giờ, bởi vì không còn băng đá đến khi đôi lúc họ chết đuối vì kiệt sức, hoặc tại sao quốc gia lân cận có quá nhiều lũ lụt trong những năm gần đây, nhiều thiên tai, v.v…
Cho các em biết khí hậu thay đổi đang ảnh hưởng đời sống thực tế, thú vật thật, con người thật cũng như đời sống của các em ra sao.
Nhưng cũng quan trọng để chỉ cho giới trẻ thấy rằng vẫn còn có hy vọng; chúng ta vẫn có thể cứu địa cầu.
Đó là cơ hội để trở thành những anh hùng thật sự, bằng cách ăn thuần chay và truyền bá thông tin về giải pháp này.
http://www.telegraph.co.uk/earth/wildlife/7193082/Sea-lions-abandon-Galapagos-Islands-for-warm-Peruvian-waters.htmlhttp://news.bbc.co.uk/2/hi/americas/8503397.stmTin Bổ SungCác viên chức của Bolivia nói rằng việc đánh cá quá độ ở Hồ Titicaca gây nguy hại cho 7 chủng loại bản xứ đối với hồ ở độ cao nhất trên thế giới.
http://www.rpp.com.pe/2010-02-14-pesca-indiscriminada-puede-acabar-con-especies-nativas-del-titicaca-noticia_242496.htmlTrong một phỏng vấn với tờ nhật báo nổi tiếng của Pháp “Le Monde,” Lord Nicholas Stern của Anh quốc nói rằng tường trình trước kia của ông đánh giá thấp sự nguy hiểm của hâm nóng toàn cầu và sự khẩn cấp của việc cắt giảm khí thải nhà kính.
http://www.lemonde.fr/planete/article/2010/02/12/nicholas-stern-j-ai-sous-estime-les-dangers-du-rechauffement_1304800_3244.htmlCác nhà nghiên cứu khí hậu quốc tế cộng tác để phát triển một phương pháp đo lường khả năng hấp thụ CO2 của Bắc Đại Tây Dương, với hy vọng để phát triển một hệ thống cảnh báo sớm hầu báo hiệu sự thay đổi của khí hậu trầm trọng hơn.
http://energybusinessdaily.com/global-warming/developing-an-early-warning-system-for-climate-change/Hội Phát triển Doanh nghiệp Văn hóa Bản xứ Đài Loan chủ tọa chung “Thời trang Thuần chay: Lễ Thu hoạch Xanh,” cống hiến nghệ thuật và các hoạt động đa văn hóa trong khi kêu gọi mọi tham dự viên theo lối sống thuần chay để cắt giảm khí thải cacbon và làm lợi ích cho địa cầu.
http://news.chinatimes.com/CMoney/News/News-Page-content/0,4993,11050703+122010012600117,00.html