Lớp đất màu trên mặt bị mất báo hiệu khủng hoảng thực phẩm sắp xảy đến. Nghiên cứu trình bày bởi Giáo sư John Crawford tại Hội thảo Nông nghiệp Thán khí gần đây tổ chức tại New South Wales, Úc Đại Lợi, chú trọng vào sự mất mát nguy hiểm của lớp đất màu trên mặt toàn cầu.
Khoảng 75 tỷ tấn bị xoi mòn mỗi năm qua tổng hợp của sự điều hành yếu kém về nông nghiệp và ảnh hưởng khí hậu thay đổi, cùng với gia súc chăn thả cũng gây ra mất mát đáng kể.
Chỉ riêng tại Hoa Kỳ, 54% đồng cỏ bị chăn thả quá mức, với trên 100 tấn đất màu trên mặt bị mất mát mỗi mẫu tây đất thường niên. Với tốc độ hiện thời, các chuyên gia nói rằng các hiện tượng gần đây như bão bụi lớn ở Úc Đại Lợi sẽ trở nên ngày càng thường xuyên, với tài nguyên mất mát chỉ nội trong vài thập niên.
Nói rằng hành động hồi phục là cần thiết ngay bây giờ, Giáo sư Crawford đề nghị tổng hợp các hành động, bao gồm các phương pháp canh tác hữu cơ để giúp tái thiết và thay thế than trong đất.
Thưa Tiến sĩ Crawford và các đồng sự, chúng tôi tri ân sự nghiên cứu của quý vị, nhấn mạnh giá trị tài nguyên thiên nhiên bị nguy cơ này. Cầu mong tài liệu như vầy thúc đẩy ngày càng nhiều người áp dụng lối sống bảo vệ Địa Cầu cho chính chúng ta và các thế hệ tương lai.
Thanh Hải Vô Thượng Sư, vẫn thường nhắc nhở về vai trò tối cần của nhân loại trong việc bảo tồn môi trường thiên nhiên, nói về các lợi ích của canh tác thuần chay hữu cơ trong bài phỏng vấn đăng trên Tạp chí Nghị Viện ấn bản tháng 9, 2009.
Thanh Hải Vô Thượng Sư: Có vô số lợi ích từ việc canh tác thuần chay hữu cơ, cũng như nhiều phía được lợi ích. Trước tiên, đối với nông gia, canh tác thuần chay hữu cơ đạt hiệu suất cao, tiết kiệm 37% nhiều năng lượng lơn và thậm chí nhiều nước hơn những phương pháp canh tác thông thường.
Kế đến, có những lợi ích môi sinh. Như lớp đất màu mỡ lưu lại và chứng tỏ là tốt hơn với việc chống lũ lụt và cuồng phong. Hơn nữa, canh tác thuần chay hữu cơ sẽ chận đứng nạn nước tháo nhiễm phân bón hóa học, đã gây ra những vùng chết khổng lồ trong đại dương.
Những chất hữu cơ trong đất cũng hấp thụ thán khí thật hữu hiệu đến nỗi Viện Rodale gọi canh tác thuần chay hữu cơ là một kế hoạch mạnh mẽ để giảm hâm nóng toàn cầu, đến 40% của tất cả lượng thán khí thải trong bầu khí quyển bây giờ.
Cuối cùng, chúng ta đều lợi ích từ sức khỏe tốt hơn vì hữu cơ không có độc tố và dồi dào dưỡng chất, không có biến đổi di truyền nhân tạo và thuốc trừ sâu gây ung thư.
http://www.telegraph.co.uk/earth/agriculture/farming/6828878/Britain-facing-food-crisis-as-worlds-soil-vanishes-in-60-years.htmlhttp://carbonfarming.blogspot.com/http://cspinet.org/EatingGreen/pdf/arguments3.pdfhttp://www.guardian.co.uk/environment/2009/sep/24/topsoil-farming-defraTin Bổ SungTrùng hợp với Năm Dần, Quỹ Bảo vệ Hoang dã Quốc tế Ấn Độ khai mạc một vận động, được giúp bởi các nhóm ủng hộ và danh nhân, nhấn mạnh sự cần thiết để gia tăng bảo vệ cọp hùng vĩ của quốc gia, đang có số lượng giảm xuống chỉ còn 3.200 cọp khắp toàn cầu.
http://www.france24.com/en/20100209-wildlife-group-stars-urge-indians-save-tiger http://edition.cnn.com/2010/TECH/science/02/10/tigers.gone/index.htmlBa Tư trình bày mẫu xe điện của xe hơi Samand, có thể đạt tới tốc độ 140 cây số một giờ và có thể nạp điện lại trong vòng 15 phút.
http://en.trend.az/regions/iran/1636280.htmlMười bốn hội NGO Hòa Lan bao gồm Greenpeace Hòa Lan và Oxfam Novib, kêu gọi các nhà luật pháp thi hành thuế thực phẩm, sẽ giúp giảm thiểu khí nhà kính qua sự giảm tiêu thụ thịt, bơ sữa và trứng.
http://www.sigwatch.com/index.php?id=130&tx_ttnews[tt_news]=417&tx_ttnews[backPid]=26&cHash=feba25107c http://www.milieudefensie.nl/landbouw/nieuws/maatschappelijke-organisaties-vragen-overconsumptie-vlees-zuivel-en-vis-aan-te-pakkenCùng với việc cháy rừng tăng gia, 50% giảm sút điện phát ra từ thủy lực, và hàng triệu người không có nước uống, tỉnh Vân Nam của Trung Quốc cũng dự liệu 40% sa sút trong việc gặt hái ngũ cốc mùa hè khi vùng này chịu đựng hạn hán tệ nhất trong 60 năm.
http://news.xinhuanet.com/local//2010-02/09/content_12959242.htm http://www.chinadaily.com.cn/china/2010-02/09/content_9447073.htm