Việc tiêu thụ thịt của Cư dân thành thị là một trong những yếu tố làm tăng nạn phá rừng.
Trong nghiên cứu phát hành trên tờ tạp san Khoa học Địa chất Thiên nhiên, tác giả trưởng ở Hoa Kỳ Tiến sĩ Ruth DeFries khám phá rằng cùng với sự di chuyển đến thành thị đang lên là sự gia tăng trong việc đốn sạch rừng.
Quan sát này đổi ngược những tin tưởng trước đây là thành thị phát triển nhanh và hữu hiệu kỹ thuật có thể làm chậm lại hoặc ngay cả đổi ngược sự phá rừng.
Hơn nữa, nghiên cứu khám phá rằng cây bị suy thoái một phần là vì khuynh hướng của cư dân thành thị ăn nhiều sản phẩm động vật và thức ăn chế biến.
Tiến sĩ DeFries tuyên bố: “Một đường hướng suy nghĩ cho rằng mật độ cao của cư dân thành thị sẽ để lại rộng chỗ cho thiên nhiên. Nhưng các cư dân ở thành thị và toàn thể dân số thế giới cần phải ăn.
Điều đó tạo nên nhu cầu dọn sạch rừng cấp kỹ nghệ.” Một số quốc gia bị ảnh hưởng nhất bởi việc dọn đất khổng lồ để chăn nuôi thú vật và sản phẩm liên hệ bao gồm Ba Tây, Paraguay, Nam Dương và Cam Bốt.
Nghiên cứu liên hệ khám phá rằng riêng ở Ba Tây thôi, hơn 80% các vùng đã bị phá rừng được sử dụng bởi bò và vụ mùa trồng nuôi thú vật.
Xin thành tâm tri ân Tiến sĩ DeFries và các cộng sự viên, cho công việc dẫn chứng thêm về tại hại sinh thái khổng lồ gây ra bởi việc tiêu thụ thịt.
Mong khám phá như vậy thúc dục chúng ta hành động tiến đến thức ăn toàn thực vật ban sự sống, để cứu Địa Cầu. Nhấn mạnh như trong các dịp trước đó về sự quý giá của sinh học đa dạng Địa Cầu Thanh Hải Vô Thượng Sư một lần nữa nêu lên sự cần thiết để ngừng thiệt hại mất mác gây ra bởi kỹ nghệ chăn thú vào tháng 10 năm 2009 tại hội thảo truyền hình ở Formosa (Đài Loan).
Thanh Hải Vô Thượng Sư: Hiện tại, 1/3 toàn thể bề mặt đất của Địa Cầu được dùng để chăn thả thú vật hoặc trồng thực phẩm để nuôi súc vật, không phải cho con người. Con người chúng ta dùng rất ít lãnh vực nông nghiệp này.
Đây là một cách phá hoại để kiếm lợi nhuận rẻ tiền với giá sinh tồn của Địa Cầu và con người chúng ta. Chúng ta đang ăn Địa Cầu bằng cách tiêu thụ thịt. Cho nên, không có kỹ nghệ chăn nuôi không cần thiết này, chúng ta không những sẽ có rừng cây, mà còn có đất ruộng thuần chay hữu cơ để trồng thực phẩm thật, hợp lý cho con người, và giống như rừng cây, những đồng ruộng này cũng có thể hấp thụ rất nhiều nhiệt, rất nhiều nhiệt từ bầu khí quyển.
Và sự chuyển đổi toàn cầu sang hành nghề thuần chay hữu cơ có nghĩa là 40% tất cả khí nhà kính cũng được hấp thụ, ngoài tỷ lệ trên 50% chúng ta loại trừ qua việc chấm dứt hành nghề chăn nuôi.
http://www.guardian.co.uk/environment/2010/feb/11/cities-farming-deforestation http://www.earth.columbia.edu/articles/view/2470http://www.greenpeace.org.uk/blog/forests/how-cattle-ranching-chewing-amazon-rainforest-20090129http://www.nature.com/ngeo/journal/vaop/ncurrent/abs/ngeo756.htmlTin Bổ SungBộ trưởng Nam Phi về Nước và Sự vụ Môi sinh Buyelwa Sonjica và Bộ trưởng Mậu dịch Úc Đại Lợi Simon Crean ký lá thư có ý định tái thiết cam kết chung để giải quyết khí hậu thay đổi và bảo tồn đa dạng sinh học.
http://www.namnewsnetwork.org/v2/read.php?id=109936Chính phủ Hoa Kỳ sáng lập cơ quan Phục vụ Khí hậu, cùng với mạng điện tử tại
www.climate.gov để cung cấp dữ kiện và tài nguyên để có thể trợ giúp trong việc chuyển đổi sang lối sống hợp sinh thái và kinh tế xanh.
http://www.france24.com/en/20100208-us-government-plans-new-climate-serviceUruguay chỉ định Công viên Quốc gia San Miguel là vùng chính thức được bảo vệ, để bảo tồn những đồng bằng, hồ nước, sườn núi đá và các rặng núi thiên nhiên của vùng này, là nhà của vô số thực và động vật.
http://www.prensa-latina.cu/index.php?option=com_content&task=view&id=162039&Itemid=1http://www.prensa-latina.cu/index.php?option=com_content&task=view&id=162790&Itemid=1