Khí hậu của Tây Tạng hâm nóng nguy hiểm.Với dữ kiện được ghi nhận trên khắp 29 đài thiên văn, bao gồm căn cứ ở Núi Everest, Cơ quan Khí hậu học Trung quốc tường trình rằng nhiệt độ năm 2009 là nhiệt độ nóng nhất được ghi nhận và rằng có ít mưa nhất trong gần 40 năm.
Khi nói rằng Vùng Tự trị Tây Tạng đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi khí hậu thay đổi, Trịnh Quốc Quang, trưởng Cơ quan Khí hậu học của Trung quốc nói, “Tác động của hâm nóng toàn cầu đã gia tốc việc co rút sông băng và các núi băng tan rã đã tràn đầy các hồ ở Tây Tạng... Nếu sự hâm nóng tiếp tục, hàng triệu người... sẽ đối diện với lũ lụt gần đây và hạn hán trong thời gian lâu dài.”
Xin đa tạ ông Trịnh và Cơ quan Khí hậu Trung quốc, cho các quan sát dựa trên dữ kiện thật này để nêu rõ tình trạng gay go trên toàn cầu của chúng ta. Khi cầu cho người dân trong Vùng Tự trị của Tây Tạng và vùng lân cận được an toàn, tất cả chúng ta hãy gia tăng nỗ lực để phục hồi bầu sinh quyển.
Như trong các dịp trước kia, Thanh Hải Vô Thượng Sư đã quan tâm nói về tai hại gia tăng của khí hậu thay đổi trong buổi hội thảo trực tuyến tháng 10, 2009 ở Hồng Kông, cùng với các hành động cần thiết để ngăn ngừa sự khủng hoảng trên địa cầu.
Thanh Hải Vô Thượng Sư: Hàng vạn sông hồ trên khắp thế giới hiện đang khô cạn do hâm nóng toàn cầu và sông băng tan chảy. Vì vậy đó chỉ là vấn đề thời gian. Biết được điều này, tốt nhất chúng ta nên áp dụng một lối sống sẽ phục hồi sự ổn định của môi trường chúng ta và lợi ích mọi chúng sinh trên thế giới, đó chắc chắn là cách sống từ bi, bắt đầu với lối ăn thuần chay – không sản phẩm động vật.
http://www.alertnet.org/thenews/newsdesk/TOE61402P.htm http://www.guardian.co.uk/environment/2010/feb/05/tibet-warming-chinaTin Bổ SungLực lượng Đất đai và Nước của Bắc Úc tuyên bố rằng tình trạng khô hạn gia tăng vì khí hậu thay đổi khiến miền bắc nhiệt đới không là chọn lựa nông nghiệp tốt để thay thế các vùng nông trại miền nam bị hạn hán.
http://www.reuters.com/article/idUSTRE6170KD20100208Tiến sĩ Zafar Adeel, Giám đốc về Nước ở Liên Hiệp Quốc, nói rằng sự xung đột có thể tránh được nếu nguồn chủ yếu này được coi là một cơ hội để cộng tác trong bất cứ thảo luận nào về hâm nóng toàn cầu.
http://www.alertnet.org/thenews/newsdesk/LDE6160G3.htm