Khu vực san hô lành mạnh rộng lớn được tìm ra ở Nhật.
Cư dân địa phương của Kumejima, một thị trấn ở Okinawa thuộc miền tây nam của Nhật, gần đây đã khám phá một khu vực san hô rộng lớn đang phát triển ở 100 cây số ngoài bờ biển của đảo chính của quận. Trong một khảo sát kế tiếp gần đây, Quỹ Đời sống Hoang dã Thế giới (WWF) thấy rằng khu vực này không chỉ rộng lớn, mà còn hùng vĩ bởi sức sống của nó, trong khi đó là điều bất thường từ khi nhiều khu vực san hô khắp thế giới được biết là bị đe dọa tẩy trắng do hâm nóng toàn cầu.
Các khu vực này, một mặt khác, có vẻ thích thú với điều kiện đặc biệt nào đó thuộc vùng đảo Okinawa bao gồm các vùng nước ấm cận nhiệt đới được mang theo bởi Luồng Kuroshio, một sự vắng mặt của phù sa từ dòng chảy và nước có độ mặn cao, tất cả điều đó đều cần thiết cho sự phát triển san hô rộng lớn.
Trong nghiên cứu liên hệ, khoa học gia của Pháp và Tây Ban Nha, khi quan sát các khu vực san hô trong Địa Trung Hải, phát hiện rằng sự phục hồi sức khỏe của san hô suy yếu tương ứng trực tiếp với khoảng thời gian và điều kiện phục hồi từ sự không bị xáo trộn bởi việc đánh cá và các hoạt động khác của con người.
Theo một phát hiện mới khác bởi các nhà nghiên cứu Anh quốc, sự sinh tồn của đá ngầm san hô một phần dựa vào khả năng khác thường của san hô trẻ cảm nhận được âm thanh phát ra từ các khu vực cha mẹ. Được tin rằng cho đến nay khi trôi nổi không mục đích, các sinh vật trẻ thật sự phát hiện và di chuyển về hướng âm thanh của hoạt động phát ra từ môi sinh của đá ngầm san hô.
Tuy nhiên, các khoa học gia nghiên cứu tham dự đã bày tỏ sự quan tâm rằng tiếng ồn tạo ra bởi con người từ tàu bè, việc bốc hàng, và các hoạt động khác có thể gây xáo trộn cho khả năng sinh tồn chủ yếu này.
Trong khi đó, khoa học gia Nhật mà đã khám phá san hô vùng Kumejima, cũng chủ trương việc bảo vệ vùng này để giúp bổ sung các vùng bị hao hụt.
Xin tri ân Quỹ Đời sống Hoang dã và các nhà nghiên cứu của Anh quốc, Tây Ban Nha và Pháp cho sự phát hiện của quý vị về các kỳ quan hải dương này. Cầu cho các khu vực san hô trân quý như thế tiếp tục tình trạng ban sơ của chúng và mọi hệ sinh thái hải dương cũng được phép phát triển qua sự bảo vệ của con người.
Trong buổi hội thảo trực tuyến tháng 10, 2009 ở Nam Dương, Thanh Hải Vô Thượng Sư đã thúc giục việc bảo tồn đá ngầm san hô trên Địa Cầu qua hành động có ý thức của chúng ta.
Thanh Hải Vô Thượng Sưi: Một tường trình đã diễn tả như vầy, tôi trích lời chính xác từ tường trình đó: “Đánh cá thái quá đang gây thiệt hại cho san hô nhiều hơn động đất hoặc sóng thần.” Có tưởng tượng được không? Có tưởng tượng được không?
Nếu chúng ta ăn thuần chay, các rạn san hô sẽ sống an bình và tươi đẹp, và sẽ bảo vệ chúng ta. San hô bảo vệ đời sống của chúng ta, của biển. Hiện tại những rạn san hô có nguy cơ tuyệt chủng là do đánh cá quá mức. Nếu chúng ta thật sự ước thấy sự hòa hợp thật nảy sinh giữa con người, thú vật, thiên nhiên và Thiên Đàng, thì chúng ta phải hài hòa, phải sống trong hòa hợp, và cũng hành động trong hòa hợp, kể cả ăn uống trong hài hòa mỗi lần chúng ta đến bàn ăn. Hòa bình, lòng từ bi, sự khoan hồng bắt đầu trên đĩa ăn của mình.
Chúng ta phải bảo vệ môi trường và thú vật bởi vì chúng ta phải bảo vệ chính mình.
http://www.nhk.or.jp/daily/english/18_36.html
http://web-japan.org/nipponia/nipponia42/en/feature/index.html
Tin Bổ Sung
Liên hiệp Âu châu cảnh báo rằng sự thiếu hụt nước thường trực đã bắt đầu trong vùng Địa Trung Hải, với Cyprus, Cộng hòa Tiệp Khắc, Pháp và Bỉ đang đối diện với những khó khăn khi sự thiếu hụt nước dự tính sẽ tiếp tục trải rộng trên khắp miền Đông Bắc và Trung phần Âu châu.
http://europa.eu/rapid/pressReleasesAction.do?reference=IP/10/577&format=HTML&aged=0&language=EN&
guiLanguage=en
Bộ trưởng Môi trường Liên bang của Gia Nã Đại Jim Prentice tuyên bố rằng Đảo Sable, tọa lạc ở miền đông nam của Nova Scotia và quê hương của khoảng 400 ngựa hoang, sẽ bắt đầu tiến trình trở thành một công viên bảo tồn quốc gia.
http://thechronicleherald.ca/Front/9016477.html
http://www.google.com/hostednews/afp/article/ALeqM5g8TWQi3N3y2myGsly8YteP92LQsg
Trong một nghiên cứu để xác định ảnh hưởng của việc gia tăng đô thị hóa đối với loài chim di cư, các nhà nghiên cứu Hoa Kỳ phát hiện rằng các loài chim du hành hình như tìm được đủ phương tiện sinh sống dù trong các khu rừng nhỏ trong thành phố để hỗ trợ họ trong chuyến du hành.
http://www.physorg.com/news193412107.html
Formosa (Đài Loan) thông qua một luật mới đòi hỏi mọi công ty, trường học, và các tổ chức vô vụ lợi phải cung cấp ít nhất 4 giờ để giáo dục về môi trường mỗi năm.
http://www.france24.com/en/20100518-taiwan-orders-citizens-take-environmental-lessons
http://www.asiaone.com/News/Latest+News/Asia/Story/A1Story20100518-216987.html