Nước hâm nóng dưới đáy Nam Băng Dương góp phần nâng cao mực nước biển.
Với khoảng 80% khí thải nhà kính trong vài thập niên qua đã bị đại dương hấp thụ và qua tiến trình đó nước nơi đây đã trở nên ấm hơn. Trong một phân tích mới, các nhà nghiên cứu tại Đại học Hoa Thịnh Đốn và Cơ quan Khí phận và Hải dương Quốc gia (NOAA) có trụ sở ở Hoa Kỳ phát hiện rằng thậm chí nước ở độ sâu nhất và lạnh nhất đang hấp thu hơi ấm, với nhiệt độ tăng cao ở độ sâu nhất xảy ra gần cực nam của Nam cực.
Nhiệt độ được ghi nhận ở độ sâu dưới 1.000 thước trong 20 năm qua cho thấy có gia tăng chút ít do sự rộng lớn của biển cả, có khả năng khổng lồ để lưu trữ năng lượng.
Thật ra, nếu nhiệt lượng hiện đang đổ vào lòng đáy sâu của đại dương thay vì nằm trong không khí, nhiệt độ chung quanh chúng ta sẽ tăng lên với tỷ lệ 3 độ C mỗi thập niên.
Tuy nhiên, các khoa học gia vẫn cảnh báo về các ảnh hưởng tai hại của sự kiện nước hâm nóng này. Cùng với sự xáo trộn đối với hệ sinh thái hải dương, chúng đóng góp làm mực nước biển dâng cao trong 2 cách: khoảng một nửa đến từ việc nước bị dãn nở khi hâm nóng, và một nửa kia qua sự tan rã của băng đá nước ngọt từ lục địa Nam cực vào trong đại dương.
Xin tri ân các nhà nghiên cứu của Cơ quan Khí phận và Hải dương Quốc gia và của Đại học Hoa Thịnh Đốn cho thông tin mới này về sự hâm nóng ở đáy đại dương. Chúng tôi cũng hy vọng rằng bằng chứng như thế dẫn đến hành động nhanh chóng để xoay ngược các hậu quả môi trường sâu đậm này.
Trong một cuộc phỏng vấn được đăng trên phiên bản ngày 12 tháng 7, 2009 của Irish Sunday Independent, Thanh Hải Vô Thượng Sư đã bày tỏ sự quan tâm của Ngài về các hậu quả về nhiệt độ gia tăng trong đại dương và kêu gọi nhân loại cho các giải pháp cần thiết để đối phó.
Thanh Hải Vô Thượng Sư: Một nhóm khoa học gia từ Liên minh Quốc tế Các Đại học Nghiên cứu vừa phát hành những khám phá mới nói rằng tốc độ của mực nước biển dâng cao và sự hâm nóng đại dương, cả hai đều cao hơn đáng kể những gì Hội đồng Liên Chính phủ về Khí hậu Thay đổi Liên Hiệp Quốc, IPCC, ước tính chỉ vài năm trước đây.
Tôi ngồi trên bờ biển của một thành phố và quốc gia rất lớn và rất nổi tiếng, bờ biển giàu có, thịnh vượng, và sang trọng. Và bất chợt trong đầu tôi nảy lên câu hỏi: “Chúa ơi, 4 năm sau, liệu thành phố này còn hiện hữu hay chăng?” Và tôi chỉ lắc đầu, tôi không muốn thấy viễn ảnh gì về điều này.
Chúng ta tốt hơn là tập trung vào giải pháp để cứu Địa Cầu. Chúng ta vẫn có thể làm được.
Nếu mọi người trở thành một phần của giải pháp, đó là theo lối ăn thuần chay hữu cơ cứu sự sống.
Nhưng nếu bây giờ không hành động để tha mạng sống và ban bố lòng từ ái, dĩ nhiên Địa Cầu sẽ đi theo một số tiến trình thảm khốc nhất đã được các khoa học gia tiên đoán, về sự dâng cao khổng lồ của mực nước biển, sự thải khí độc, và diệt chủng hàng loạt mà dĩ nhiên, có thể bao gồm cả con người chúng ta.
Cho nên, hãy cùng hành động bây giờ để bảo đảm tương lai chúng ta muốn, và tương lai chúng ta muốn cho con cái. Đó là Ăn Chay, Sống Xanh, Để Cứu Địa Cầu!
http://www.livescience.com/environment/global-warming-southern-ocean-sea-level-rise-100920.html
http://www.physorg.com/news204290167.html
http://www.noaanews.noaa.gov/stories2010/20100920_oceanwarming.html
Tin Bổ Sung
Thư ký Điều hành của Hiệp định Khung Hoạt động về Biến đổi Khí hậu Liên Hiệp Quốc, Christiana Figueres kêu gọi mọi quốc gia tăng cường nỗ lực để bảo đảm một thỏa hiệp hỗ tương và rõ ràng tại hội thảo biến đổi khí hậu Liên Hiệp Quốc sắp tới ở Cancún, Mễ Tây Cơ.
http://www.un.org/apps/news/story.asp?NewsID=36329&Cr=climate+change&Cr1=
Khoa học gia tại Đại học Thessaloniki ở Hy Lạp giới thiệu một túi đeo trên vai với một bảng quang năng mỏng nhẹ có thể tạo ra đủ năng lượng để nạp điện cho một điện thoại di động, với dự án cho khả năng nạp điện máy tính cầm tay trong vòng một năm.
http://greece.greekreporter.com/2010/10/07/greek-scientists-introduce-solar-energy-bag/
http://www.bbc.co.uk/news/world-11483914
Hơn 200 chuyên gia sức khỏe tham dự một hội thảo ở Bangladesh để thảo luận cách giải quyết phạm vi ảnh hưởng cao hơn của bệnh như bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, bệnh dại và các bệnh khác do điều kiện gia tăng của biến đổi khí hậu.
http://www.thedailystar.net/story.php?nid=156566