Chăn thả quá mức là lý do thoái hóa của đồng cỏ ở Mông Cổ.
Trong một diễn văn đọc tại Quốc hội trong nước, được kể lại ở tin trên mạng cung cấp bởi Hệ thống Truyền hình Trung Quốc, Phó Bộ trưởng cho Công nghệ Thực phẩm, Canh nông và Điện lực J. Saule tuyên bố rằng trên 70% đồng cỏ của quốc gia đã trở nên thoái hóa do đào mỏ bất hợp pháp và chăn thả quá mức, với con số thú nuôi gia tăng hơn 12 triệu kể từ thập niên 1990.
Trong cùng hội nghị đó, một viên chức của Bộ Tài nguyên Nước nói rằng vì nạn hạn hán khắc nghiệt gây ra bởi biến đổi khí hậu, hơn 1.000 sông, hồ, và suối trong quốc gia đã biến mất.
Tình trạng của đất đai được biết là sa mạc hóa cũng trở thành vấn đề chính cho quốc gia Á Châu này, nơi mà nhiều vùng được xếp vào loại bị ảnh hưởng trầm trọng đã gia tăng gấp 5 lần nhiều hơn trong 10 năm vừa qua.
Chúng tôi thành tâm cám ơn Phó Bộ trưởng J. Saule và tất cả viên chức đang nâng cao ý thức về những thử thách này của sự thoái hóa gây ra bởi con người đối với môi sinh. Mong chúng ta mau lẹ thi hành các biện pháp để bảo vệ đồng cỏ quý giá của Mông Cổ và tạo lại sự phong phú cho Địa Cầu.
Vào tháng 4, 2011, trong cuộc hội thảo truyền hình ở Mông Cổ, Thanh Hải Vô Thượng Sư kêu gọi hãy ngừng chăn nuôi nông súc như một giải pháp có lợi đôi bề cho cả biến đổi khí hậu cũng như thoái hóa đất.
Thanh Hải Vô Thượng Sư: Cơ quan Giám sát Khí tượng, Thủy học, và Môi sinh Quốc gia Mông Cổ đã nhận ra việc chăn thả quá mức là nguyên nhân thường nhất của sự thoái hóa đất đai làm tệ hơn nạn sa mạc hóa trong quốc gia quý vị.
Và 70% đất đai Mông Cổ đã bị ảnh hưởng bởi sa mạc hóa rồi. Trong khi đó, hơn một nửa người dân Mông Cổ không có sự tiếp cận với nước sạch. Đây một phần là do biến đổi khí hậu, cũng tác động Mông Cổ với những tai họa thời tiết khắc nghiệt như là hạn hán, lũ lụt, và tuyết rơi nặng − những trận tuyết nặng quý vị đã thể nghiệm. Nguyên nhân số một của biến đổi khí hậu là chăn nuôi; đến nay chúng ta đều biết điều đó.
Cho nên trong trường hợp khẩn cấp của chúng ta về biến đổi khí hậu, tôi nghĩ cũng sẽ hữu hiệu hơn, ngoài sự đề nghị ông đưa ra, chúng ta nên chấm dứt những hoạt động gây thiệt hại như là chăn nuôi.
http://english.cntv.cn/20111123/111281.shtml
http://www.mongoliaeconomy.com/?p=6129
http://www.mongoliaeconomy.com/?p=1022
http://www.mongoliaeconomy.com/?p=1022,
http://www.fao.org/forestry/16406-0812b41944e765573b64c490fdc768a5e.pdf,
Tin Bổ Sung
Một nghiên cứu phát hành ngày 13 tháng 12, 2011, bởi khoa học gia tại Đại học Tiểu bang Cựu Kim Sơn ở California, Hoa Kỳ phát hiện rằng biến đổi khí hậu tiếp tục với mực biển dâng cao có thể gây ra sự biến mất tới 93% vùng đầm lầy thủy triều địa phương chỉ trong thế kỷ tới.
http://www.physorg.com/news/2011-12-bay-wetlands-sea.html
http://www.sfsu.edu/~news/experts/Science-and-Engineering/Parker_Thomas.html
Viện Không khí và Khoa học Khí hậu của Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia ở Ý tuyên bố rằng năm 2011 xếp hạng là năm nóng nhất thứ 6 kể từ khi có hồ sơ ghi nhận bắt đầu gần 200 năm trước, tường trình bởi thông tấn xã AGI của Ý Đại Lợi.
http://www.agi.it/english-version/italy/elenco-notizie/201112111203-cro-ren1014-farmers_say_2011_is_6th_hottest_year_in_two_centuries
Một tường trình được đọc tại hội nghị thường niên của Liên hiệp Vật lý Địa chất Hoa Kỳ trong tuần lễ đầu tiên của tháng 12, 2011, ấn định rằng biến đổi khí hậu khiến các sông băng tại Thung lũng Rio Santa ở Peru rút ngắn tới nỗi vượt quá điểm thải nước tối đa, nước cung cấp hiện được tiên đoán sẽ giảm thiểu nhanh hơn trong các vùng đã trải qua nạn thiếu nước rồi.
http://news.yahoo.com/shrinking-glaciers-point-looming-water-shortages-131003604.html
http://www.livescience.com/17379-shrinking-glaciers-water-shortages.html
http://wwwp.dailyclimate.org/tdc-newsroom/2011/12/peak-water-glaciers