Nông nghiệp thuần chay hữu cơ là một phần của công lý khí hậu.
Thứ bảy, 3 tháng 12, hàng ngàn nhà hoạt động trên khắp thế giới tham gia trong hòa bình cuộc biểu tình trên khắp đường sá của Durban, Nam Phi, kêu gọi Hội thảo Biến đổi Khí hậu Liên Hiệp Quốc phải hành động quyết liệt khi tham dự viên bước vào tuần thứ hai và cuối cùng của cuộc thảo luận. Thông tín viên của Truyền Hình Vô Thượng Sư tìm hiểu một giải pháp đầy hứa hẹn cho mọi tham dự viên.
Phóng viên: Chào. Tại đây trên đại lục Phi châu, truyền thống nông nghiệp lâu đời đã được xây dựng trên các mô hình mưa kiên định. Tuy nhiên, nông dân hiện thấy rằng, do biến đổi khí hậu, họ không còn có thể dựa trên thời tiết theo cách các thế hệ trước kia đã từng làm.
Paul Okongo – Nông dân, Liên minh Tư pháp khí hậu người châu Phi: Nông dân chúng tôi ngoài kia, là những người cảm nhận và phát hiện về sự kiện này. Biến đổi khí hậu đã xảy ra và điều gì đó cần phải làm và nên làm ngay.
Phóng viên: Nhận thấy đe dọa của hâm nóng toàn cầu đối với an ninh thực phẩm, người trồng trọt trên khắp Phi châu ở đây tại COP 17 kêu gọi cho điều họ gọi là công lý khí hậu, bao gồm quyết tâm đối với các biện pháp ngăn chận khí thải nhà kính cũng như việc hỗ trợ để thích nghi. Cả nông dân và các chính phủ ở Phi châu hỗ trợ nông nghiệp hữu cơ vì tầm quan trọng của nó cho một tương lai xanh hơn.
Edna Molewa – Bộ trưởng Bộ Sự vụ Nước và Môi trường, Nam Phi: Theo tôi nghĩ, cách để có thể giúp chúng tôi thực hiện nông nghiệp hữu cơ trên bình diện rộng thật sự sẽ đáp ứng với các khó khăn hiện thời của chúng tôi.
Paul Okongo – Nông dân: Nếu quý vị đặt nhiều vật liệu hữu cơ trong đất, thì sản phẩm sẽ tránh được các hóa chất, vật liệu kim loại, và mọi thứ này, tránh được tất cả nước thải. Cho nên chúng tôi chủ trương an toàn thựcphẩm - chủ yếu là nông nghiệp hữu cơ.
XƯỚNG NGÔN VIÊN: Nói chung, để bảo đảm giải pháp hữu hiệu tối đa, các chuyên gia cũng chỉ ra sự cần thiết để đối phó với ảnh hưởng tai hại từ khí hậu từ ngành chăn nuôi. Một tường trình từ Tổ chức Lương Nông LHQ nói rằng nông nghiệp chăn nuôi chịu trách nhiệm cho ít nhất 18% mọi khí thải nhà kính, với nghiên cứu mới đây bởi Viện Quan trắc Thế giới phát hiện rằng riêng kỹ nghệ chăn nuôi chịu trách nhiệm cho hơn 51% khí thải toàn cầu.
Tiến sĩ Patrick Bond: Thịt là lực lượng tai họa chính yếu gây ra biến đổi khí hậu, bởi vì khí mê-tan phát ra từ các con bò, nhưng cũng từ việc vận tải. Và phương cách mà chúng ta cư xử với thú vật khủng khiếp và dã man. Nếu quý vị tin vào công lý khí hậu, thì quý vị nên trở thành người ăn chay.
Phóng viên: Để nâng cao nhận thức về nông nghiệp và giải pháp ăn uống thuần chay hữu cơ chống biến đổi khí hậu, Hội Quốc Tế Thanh Hải Vô Thượng Sư đã tổ chức một bữa ăn cho các đại biểu và trình chiếu thông điệp băng hình khẩn cấp bởi Thanh Hải Vô Thượng Sư và khách diễn giá đáng kính.
Trong khi đó, hội viên nói chuyện hàng ngày với hàng trăm người tại 2 gian hàng và cống hiến các mẫu thực phẩm thuần chay miễn phí. Khoảng 10.000 tờ thông tin cũng được phân phát trong vài ngày qua ở nhiều nơi khác nhau trong Durban, người ta biểu hiện sự nôn nóng để tìm hiểu thêm về tình hình của địa cầu và lối ăn thuần chay lành mạnh giảm bớt khí thải.
Romica Milupi – Nhà hoạt động người Zambia: Tôi muốn hỗ trợ việc ăn chay. Không còn thịt nữa. Tôi chỉ muốn đổi sang ăn rau cải, để tôi có thể gìn giữ môi trường.
Edna Molewa: Chúng ta cần đẩy mạnh và thúc đẩy chính mình để cứu địa cầu này. Chúng ta thật sự cần cứu địa cầu này.
Phóng viên: Tường trình cho Truyền Hình Vô Thượng Sư từ Durban, Nam Phi.
XƯỚNG NGÔN VIÊN: Xin cám ơn mọi đại biểu của hội nghị khí hậu, khoa học gia và công dân quan tâm đang trợ giúp thúc đẩy chúng ta đến các hành động bền vững. Mong chúng ta hành động nhanh hơn để phát triển nông nghiệp và lối sống nhân đạo và lành mạnh để cứu địa cầu.
Trong một phỏng vấn cho các buổi thảo luận về biến đổi khí hậu ở Cancún, Mễ Tây Cơ tháng 12, 2010, Thanh Hải Vô Thượng Sư đã bày tỏ ước muốn khẩn cấp của Ngài cho các lãnh tụ chấp nhận giải pháp hữu cơ thuần chay.
Thanh Hải Vô Thượng Sư: Nếu tôi ở trong Liên Hiệp Quốc, tôi sẽ khuyên tất cả các quốc gia hãy lập tức bắt đầu ăn thuần chay hữu cơ. Tất cả trợ cấp họ dùng cho kỹ nghệ thịt, số tiền phụ trội chính phủ cấp, chỉ cấp cho họ để chuyển sang thuần chay, hữu cơ. Phải, rất dễ.
Tôi không biết tại sao họ trì hoãn như vầy. Bởi vì chính Liên Hiệp Quốc ngay cả họ cũng biết khí mê-tan và khí ôxít nitơ, và những khí khác từ kỹ nghệ chăn nuôi đang hâm nóng khí hậu, nhiều hơn tất cả giao thông hợp lại.
Vậy tại sao không loại trừ phí tổn đó, thấy không? (Được rồi. Phải.)
Thật dễ dàng. Rồi họ dùng tiền trợ cấp trước kia, bảo nông dân đổi sang hữu cơ.
Dĩ nhiên rẻ hơn và lành mạnh hơn cho mọi người, và lành mạnh hơn cho Địa Cầu. Tôi nói với quý vị 51% là từ nông súc, các loại khí hâm nóng khí hậu, đó là 51% từ kỹ nghệ chăn nuôi, (Phải, dĩ nhiên.) cho nên nếu chúng ta lấy thú vật ra, thì sẽ có ít hơn, 51% ít hơn, thấy không? (Tôi hiểu.)
Và rồi, nếu chúng ta trồng hữu cơ từ mặt đất của Địa Cầu, tất cả đất trồng trọt được, thì sẽ hấp thụ 40% nữa. Rồi, chúng ta có 51%, 40%, tiêu mất. Phần còn lại, cây cối sẽ lo liệu, các đại dương có thể lo liệu trở lại − mọi thứ, không vấn đề. Tôi không tin nổi họ vẫn nói: “Chúng ta sẽ đàm phán nữa năm tới.” – nếu chúng ta vẫn còn sống! Phải không? (Vâng.)
http://allafrica.com/stories/201112021579.html
http://www.huffingtonpost.co.uk/professor-sir-gordon-conway/cop-17-cant-ignore-agriculture_b_1112820.html?ref=uk
http://www.news24.com/SouthAfrica/News/COP-17-Thousands-march-in-Durban-20111203
http://www.voanews.com/english/news/Thousands-March-For-Climate-Action-in-Durban-134961248.html
Tin Bổ Sung
Cùng lúc với ngày khai mạc 28 tháng 11, 2011, của hội thảo khí hậu Liên Hiệp Quốc ở Durban, Nam Phi, trưởng kinh tế của Cơ quan Năng lượng Quốc tế Fatih Birol tuyên bố rằng với tỷ lệ tiêu thụ năng lượng đương thời, Địa Cầu sẽ hâm nóng lên tới 6 độ bách phân, trên mức độ tiền kỹ nghệ, năm 2100, khiến Địa Cầu là một nơi nguy hiểm để sống.
http://www.washingtonpost.com/national/health-science/world-on-track-for-nearly-11-degree-temperature-rise-energy-expert-says/2011/11/28/gIQAi0lM6N_story.html