NGUỒN GỐC CAO THƯỢNG
 
Giáo phái Bishnois: Dân sa mạc Rajasthan, Ấn Độ ý thức về sinh thái    Phần 1
Phần 1
Phần 2


Ánh nắng vàng lung linh như những tia lửa nhỏ khi hàng ngàn chim hạc cái bay lượn vào trung tâm Sạ mạc Thar ở Ấn Độ, xúc tác những cồn cát với màu đất vào trong một mặt biển lấp lánh màu bạc.
 
Giữa quang cảnh thần kỳ có một ngôi làng. Ở đấy, người ta bảo đảm rằng hàng ngàn chim hạc này được nuôi ăn trước bản thân họ; bất kể với lúa thóc giới hạn.

Ở đây, với nhân ái và tôn trọng, dân hàng đặt sự sống của thú hoang trước sự sống của riêng họ. Mọi loài vui hưởng sự chung sống an hòa.

Cộng đồng người này thực thi con đường của phái Bishnois: đó là giáo phái Bishnois huyền thoại tại Rajasthan.

Phái Bishnois được thiết lập bởi vị đại thánh nhân Đạo Sư Jambheshwar Ji vào năm 1485, là một cách sống đơn giản, thực tiễn nhằm nhấn mạnh tình thương và sự hài hòa giữa con người, thiên nhiên, và mọi sự sống kể cả thú vật như đồng cư dân trên Địa Cầu.

Nguồn gốc của phái này bắt đầu tại sa mạc lớn thứ hai ở Á châu, Sa mạc Thar to lớn ở Rajasthan, Ấn Độ, và từ đó đã phát triển mạnh và mở rộng khắp quốc gia.

R.K. Bishnoi (Nam):  Đạo Sư Jambheshwar Ji ra đời vào năm 1451 tại nơi gọi là Pipasar. Ngài vốn là cậu bé rất ít nói và thường chăm sóc đàn bò trong sa mạc.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Đạo Sư Jambheswar Ji ra đời với phúc lành của một đạo sĩ. Ngài vốn là một người rất ít nói và đơn giản, những cũng từ ái, đầy tình thương và có thiên tài.

Lúc được 34 tuổi, Ngài để lại tài sản và nhà cửa để sống và giảng đạo tại một đồn cát gọi là Samrathal Dhora. Trong lúc đó, tình trạng hạn hán tàn khốc tại vùng miền tây Rajasthan buộc nhiều người chạy khỏi quê nhà với thú vật của họ.

R.K. Bishnoi (Nam): Sau nhiều năm không có mưa nên người dân bắt đầu di chuyển đến Malava, ở tại Gujarat. Bằng không thì không có gì, không thực vật ở đây, không vụ mùa, không nước cho họ và thú vật của họ, vậy họ bắt đầu di chuyển.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Đạo sư Jambheswar Ji từ tâm rất buồn khi chứng kiến mọi người bị quẫn trí. Ngài giúp đỡ những người bị ảnh hưởng bởi hạn hán để người ta có thể tiếp tục sống trong làng của họ.

R.K. Bishnoi (Nam): Rồi Đạo Sư Jambheshwar nói rằng: “Xin đừng đi, tôi sẽ chăm lo mọi vấn đề của quý vị. Vậy vấn đề của quý vị là gì? Rồi họ nói rằng: “Chúng ta không có thức ăn cho mình, không có cỏ khô cho thú vật. 

Chúng ta không có nước; không có mưa nhiều năm qua. Do đó chúng ta bị ép di chuyển khỏi nơi này.” Rồi Ngài nói: “Tôi sẽ làm việc gì đó.” 

Nên với phúc lành của Ngài, Ngài bắt đầu tặng thóc lúa cho nông dân, cỏ khô cho thú vật của họ, và nước cho họ và thú vật của họ, và yêu cầu họ cùng nhau chống phương vị hạn hán này như một cộng đồng, như là một xã hội.
 
Vì vậy người ta bắt đầu tin tưởng. Và dùng bất cứ gì Ngài có sẵn, Ngài tặng cho tất cả người này. Sau đó Ngài khởi đầu phái Bishnois, đó là một giáo phái, một phần của Ấn giáo, Đạo pháp Ấn giáo.


 
Tìm Tất Cả Chương Trình
 
 
Phổ biến nhất
 Nhà thờ của giáo phái Ét-xen thời hiện đại và dòng tu Hoa Hồng Xanh
 Giáo dục tương lai: Học hành trong sự ý thức tại Đại học và Trung học Maharishi
 Trở về xứ Thánh: Viếng thăm người châu Phi Do Thái nói tiếng Hê-brơ - Phép lạ ngoài Sa mạc
 Di sản Thiên Chúa giáo từ bi: Dòng tu Thời Đại Hoàng Kim và phong trào trường chay thuở xưa
 Sri Aurobindo và Hiền Mẫu: Cho nhân loại được hoàn mỹ qua Đấng Thiêng Liêng
 Phật giáo Tây Tạng: Từ bi là tinh hoa
 Núi Võ Đang huyền bí của Trung Hoa: Thánh địa của Đạo giáo và nguồn gốc võ thuật Võ Đang
 Lòng thương của Kỳ na giáo - Trí huệ cổ xưa hướng dẫn đời sống hiện đại
 Với Tình Yêu Thượng Đế, Hội Ăn Chay Thiên Chúa Giáo
 Thuyết trường chay của Hoa Kỳ: Theo dấu lịch sử đáng tôn kính với Adam Shprintzen