Các khoa học gia khám phá, hồ nước lớn nhất và cổ xưa nhất của thế giới tại Siberia đang hâm nóng ở mức báo động.
Hồ Baikal tại Siberia, chứa một phần năm của toàn bộ nước ngọt trên bề mặt địa cầu, đang bị hâm nóng ba lần nhanh hơn nhiệt độ không khí trung bình trên toàn cầu, theo một nghiên cứu đặc biệt 60 ngày về hồ này được đảm nhận bởi ba thế hệ khoa học gia của Nga.
Sự tăng nhiệt độ đã gây ra những thay đổi đáng kể cho sinh thái của hồ nước và đe dọa sự sinh tồn của nhiều loài vật đặc hữu sống tại đó, phân nửa số đó không có hiện hữu nơi nào khác.
Stephanie Hampton, một nhà sinh thái học tại Đại học California ở Santa Barbara, dẫn đầu cuộc phân tích tài liệu của hồ nước được ấn hành trong tạp chí Global Change Biology, nói: “Việc này thật chấn động khi thấy một mức tăng nhiệt độ nhanh như vậy trong khối nước sạch lớn nhất của thế giới.”
John Smol, một chuyên gia về khí hậu ảnh hưởng của hệ sinh thái nước sạch tại Đại học Queen, ở Kingston, Ontario, nói: “Khoa học này thật kỳ diệu và rất quan trọng.” Năm vừa qua, Smol ấn loát một nghiên cứu cho thấy rằng những ao hồ nhỏ và cạn ở trên Bắc Cực đang khô cạn. Những khối nước nhỏ nhất định rất nhạy cảm với khí hậu thay đổi, ông nói, nhưng "ngay cả một hệ thống hồ nước khổng lồ như Hồ Baikal hiện đang bị ảnh hưởng bởi khí hậu thay đổi do con người tạo ra.”
. . . .
Toàn bộ bài viết trên trang mạng Love Earth