Cung cấp dầu cọ để nuôi gia súc lấy sữa dẫn đến việc hủy hoại rừng mưa ở Á châu - 30 tháng 10, 2009  
email to friend  Gửi bản này cho bạn bè    In

Greenpeace Tân Tây Lan tường trình rằng kỹ nghệ sữa góp phần vào việc phá rừng ở Nam Dương và Mã Lai bằng cách cung cấp dầu cọ cho thú nuôi để lấy sữa (PKE).

Họ ước tính rằng chỉ một công ty chế sữa ở Tân Tây Lan thôi chịu trách nhiệm cho 364.000 tấn khí thải nhà kính do việc cung cấp PKE, với phụ thêm khí thải từ chính thú nuôi. Đồn điền trồng ở Nam Dương còn được biết là đang cung cấp PKE cho gia súc. Với việc cho thú nuôi ăn cỏ và việc cung cấp thực phẩm cho thú vật khiến rừng mưa ở Amazon bị hủy hoại, Greenpeace Tân Tây Lan đã giải thích trong tường trình này rằng cung cấp PKE cho thú vật là một trong 3 sự sử dụng hàng đầu của dầu cọ.

Xin tri ân Greenpeace Tân Tây Lan đã tìm ra một liên hệ mới khác giữa sản phẩm thú vật và sự tổn hại của rừng mưa trên thế giới chúng ta. Chúng ta hãy cùng nhau tôn trọng và khôi phục buồng phổi của Địa Cầu.

Như trong nhiều dịp trước kia, Thanh Hải Vô Thượng Sư một lần nữa đã nhấn mạnh việc cần thiết để bảo tồn khí hậu là loại bỏ việc tiêu thụ thịt trong một cuộc phỏng vấn cho phiên bản tháng 9, 2009 của Tạp chí House.

Thanh Hải Vô Thượng Sư: Trên đất liền, sự tiêu thụ thịt chịu trách nhiệm cho những vùng rộng lớn bị dọn sạch để trồng vụ mùa, mang đi nuôi gia súc. Một thí dụ được nhìn thấy trong các vùng rừng mưa Amazon bị đốn phá đã biến từ rừng cây sum suê thành đồng trống dùng chăn thả bò hoặc chủ yếu để trồng vụ mùa nuôi súc vật. Với những hoạt động chủ yếu cướp lấy hệ đa dạng sinh học này của chúng ta, có một sự gia tăng đáng lo ngại về sự biến mất của thực vật và động vật.

Và một trong những nghiên cứu toàn diện nhất từng thực hiện trong lãnh vực này, giờ đây tiên đoán rằng trên một triệu loài sẽ bị mất đi trong 50 năm sắp tới. Câu trả lời cho mọi điều này khá rõ ràng. Ngừng tiêu thụ thịt. Lẽ ra phải ngừng từ hôm qua. Việc này sẽ loại trừ cái gọi là nhu cầu chăn nuôi súc vật, và sẽ lập tức trả lại số lượng đất đai khổng lồ cho sự bền vững của thiên nhiên hoặc phương pháp trồng trọt thiên nhiên nhằm cho phép đa dạng sinh học được bổ sung trở lại. Đây là cách chúng ta cần làm, và làm cho nhanh.

Tham khảo:
http://www.greenpeace.org/new-zealand/press/releases/greenpeace-takes-further-actio