PHIM VỀ THAY ĐỔI KHÍ HẬU
 
Trồng trái cây và rau cải trên cát: Câu chuyện từ Âu Lạc (Việt Nam)   


Đất cát bình thường không được xem là thích hợp để trồng rau cải và trái cây. Tuy nhiên, tại vài khu vực ở Âu Lạc (Việt Nam), trồng vụ mùa trên đất cát được chứng minh là một cách khả thi và hữu hiệu để cung ứng một nguồn thực phẩm co thể tùy thuộc và bền vững.

Chào quý khán giả nhân ái. Trên tiết mục Địa Cầu: Ngôi Nhà Thân Ái hôm nay, chúng tôi nói chuyện với một nhóm nông dân Âu Lạc (Việt Nam) từ Tỉnh Bình Thuận, vùng ven biển tại miền trung Âu Lạc (Việt Nam), về kinh nghiệm trồng thực phẩm trên đất cát của họ.

Dùng những cách trồng đơn giản, các nông dân chăm chỉ này đã thành công canh tác nhiều rau quả trên cát, gồm có củ hành, củ cải trắng, đậu phộng, chuối, dừa, và xoài, v.v.

Bây giờ chúng ta đi đến Tỉnh Bình Thuận tại miền trung Âu Lạc (Việt Nam) để học hỏi thêm về phương pháp nông nghiệp đặc sắc này.

Chúng ta bắt đầu với cô Nguyễn Thị Minh Sơn, một nông dân địa phương, về những gì cô trông trên đất cát.

Nguyễn Thị Minh Sơn: Chất lượng thì nó ngon hơn, nó đạt hơn. Ở đây quanh năm khu này nguời ta trồng hành là nhiều, chứ còn trồng các loại khác thì nó ít. Với lại hết mùa vụ hành, người ta trồng người ta cải tạo đất. Làm mấy cái vụ khác ví dụ người ta trồng cây đậu phộng hoặc là dưa hoặc là cà thôi.

Vấn: Chị có thể cho biết tại sao chị lại chọn cái cách trồng rau ở trên cát?

Nguyễn Thị Minh Sơn: Hồi đó tới giờ thì em không có làm, nhưng mà có một năm làm chỉ là bán tết không à. Rồi có một năm làm hơi đạt, rồi em làm luôn. Thấy người ta làm được, em bắt chước em làm. Cũng thấy cũng đạt.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Ông Công Lai canh tác một mảnh đất lớn với đất cát.

Vấn: Mà anh thấy cái hiệu quả của cái canh tác trên cát thế này, nó có cao gần bằng với cái canh tác ở trên đồng ruộng bình thường không?

Công Lai: Dạ, cũng cao chứ.

Vấn:  Anh hiện tại anh đang canh tác trên cái diện tích là bao nhiêu sào?

Công Lai: Dạ hết đây cũng khoảng 8 sào đó.

Vấn: Anh chuyên trồng cái gì trên cái vùng đất này?

Công Lai: Dạ, chuyên là đậu phộng, rồi cải, rồi hành. Hành là mùa tháng sáu.

Vấn: Thì hàng năm như vậy thì anh thu hoạch nó được mấy vụ?

Công Lai: Dạ, một năm như vậy, nếu mà trồng cải thì cũng khoảng 4 vụ, 5 vụ.

Vấn: Nhưng mà anh thấy mình trồng trên cát nó có ngon hơn so với mình trồng cách thông thường?

Công Lai: Ở đây nếu mà so với đất thịt, thì là đất cát này cái củ nó trắng hơn, nó dài hơn, nó đẹp hơn. Còn đất thịt thì cái củ nó ngắn nó không được trắng, nó hơi sạm đen.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Qua nhiều năm thực hành, các nông dân Âu Lạc tại Tỉnh Bình Thuận này đã phát triển nhiều kỹ thuật canh tác hữu hiệu để dùng với cát.

Nguyễn Thị Minh Sơn: Lượng phân nó cũng vừa phải thôi, đâu bón nhiều. Bón phân thì nó vừa phải thôi, chứ mà quá lượng phân thì nó không sống. Cây nó chết, nó không sống được.

Vấn: Vậy là chị trồng trên đất cát như vậy mình có tốn nước không?

Nguyễn Thị Minh Sơn: Ở đây thì nói chung là cũng phải tốn nước. Tự vì nước ở đây nó ít lắm. Luợng nước ở đây ít lắm.

Vấn: Mình trồng các loại rau trên cát như thế này nè bác, thì cái việc mình tưới, mình tưới nước đó thì nó có phải sử dụng nhiều nước hơn ở những cái vùng đất thông thường không bác?

Đỗ Văn Đền: Không, mình cứ tưới, bị nó khô, khô là cứ tưới, tự do tưới. Mà mùa mưa mình bớt nước, là điện nó bớt tốn.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Các nông dân như ông Đỗ Văn Đền cũng đã áp dụng các biện pháp khác để giữ độ ẩm trong cát ở một mức thích đáng.

Đỗ Văn Đền: Mùa mưa thì tôi lên lãnh, lên lãnh cao vậy đó, là cho nước nó đi ở dưới cái lãnh.

Còn mùa nắng này là tôi xả bằng xuống, tôi trồng cho nó thấp bớt, chứ còn tháng mưa phải lên lãnh, không thì ngập nước.

Còn tháng này bắt đầu hạ, hạ lần xuống, hạ lần xuống cho nó thấp bớt để mình dễ tưới, ít tốn điện vậy thôi cũng đơn giản. Cũng đơn giản à chứ hổng có gì hết.

Còn cà chua muốn trồng cái gì cũng phải đúc, đúc ra thành con rồi mình mới là nhổ ra mình cấy.

Vấn: Cải cũng thế?

Đỗ Văn Đền: Cải cũng vậy. Cà chua, bất cứ cái gì. Mà đậu phộng này thì mình mua giống, chứ mình không có để giống.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Ngoài việc thiếu nước, trồng thực phẩm trên đất cát cũng nâng cao sự quan tâm về ảnh hưởng của gió. Nông dân vượt quan vấn đề này ra sao?

Khi trở lại, chúng tôi sẽ chia sẻ thêm những kinh nghiệm của nhóm nông dân từ Tỉnh Bình Thuận tại miền trung Âu Lạc (Việt Nam) đang canh tác rau cải và trái cây trong tình trạng đất cát.

Quý vị đang xem Truyền Hình Vô Thượng Sư.

Chào mừng quý vị trở lại Địa Cầu: Ngôi Nhà Thân Ái. Hôm nay, chúng tôi nói chuyện với các nông dân từ Tỉnh Bình Thuận tại miền trung Âu Lạc (Việt Nam) đang trồng vụ mùa trên cát.

Kỹ thuật canh tác đặc sắc này rất đơn giản và mọi người có thể thực hành được. Nông nghiệp trên cát cũng giúp bảo đảm an toàn thực phẩm địa phương tại các vùng thiếu đất phong phú, màu mỡ.

Ảnh hưởng của gió trên đất cát là một điều nông gia phải giải quyết.

Vấn: Như là nghe nói là cát đó, thì nó có hiện tượng là bụi, gió cát. Trên cát thì thường hay có gió làm cho cát nó bay lên, thì điều đó nó có ảnh hưởng gì đến với hoa màu của anh trồng không?

Lê Công Lai: Dạ có chứ, đôi khi gió lớn thì nó cũng bay, nó làm dập cây hoa màu.

Vấn: Như vậy anh có cái hướng nào để giải quyết nó không?

Lê Công Lai: Ở đây nó cũng khuất bờ. Còn mấy cái đất mà nó hơi cao, hơi trống thì nó mới bị. Đôi khi người ta chặt trà đồ người ta dừng, chặt trà người ta dừng theo hàng hoặc đôi khi người ta trồng cỏ như vầy nè, để nó dừng bớt, đỡ gió.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Nông gia cũng dùng lá lược của cây dừa, có thể tìm thấy rất nhiều trong vùng họ ở, để bảo vệ vụ mùa khỏi ảnh hưởng của gió có thể gây rắc rối.

Đỗ Văn Đền: Họ trồng trụ, họ dùng lá dừa. Đó! Đó! Họ rào giã vậy đó, lá dừa họ dựng lên. Như bên kia là nó phải che lại.

Vấn: Cát thì nó hay bị trôi, trợt đi đó anh, thì làm sao, làm cách gì để mình giữ cát lại, để cây nó bám rễ vào cát, để mà trồng đuợc hả anh?

Lê Công Lai: Mình trồng xả láng như vầy thì kể như là nó đâu có trôi đi đâu đuợc nữa đâu.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Cô Nguyễn Thị Minh Sơn nói rằng vụ mùa trồng trên cát được khá nhiều người tiếp nhận ở các chợ rất phổ biến vì phẩm chất rất cao.

Vấn: Vậy thì cái hiệu quả khi mà mình thu hoạch thì nó như thế nào?

Nguyễn Thị Minh Sơn: Cái chất lượng nó lại tốt hơn. Thu hoạch cái gì cũng vây, từ tất cả các loại, hành cũng vậy. Mà như cà, rau quả, nó cũng tốt tươi hơn tất cả các chỗ.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Trồng đậu trên đất cát nhất định có nhiều lợi ích.

Vấn: Như cái hạt đậu mà bác thu hoạch như thế này, với lại so với cái hạt đậu mình trồng trên đất thịt đó bác, thì nó có khác nhau nhiều gì không bác?

Đỗ Văn Đền: Nó khác, bị vì nó đất thịt thì họ phải cuốc, họ bứng lên thì họ mới lấy trái được, còn ông này là nắm đầu nhổ lên.

Vấn: Vậy là mình canh tác trên đất cát nó dễ dàng hơn?

Đỗ Văn Đền: Dễ hơn là bên đất thịt.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Những nông gia Âu Lạc chăm chỉ và thông minh này đã đạt được rất nhiều thâu hoạch từ việc trồng trên cát.

Vấn: Cái canh tác của anh, trong cái khoảng vườn năm sào này: chuối, dừa, rồi xoài, cộng thêm những cái cây ăn trái. Như vậy nó có thong thả cho cuộc sống bình thường của người nông dân không anh?

Đỗ Văn Đền: Nó thong thả, thong thả, thong thả.

Vấn: Cái thu hoạch nó đủ cho toàn cuộc sống trong gia đình mình chứ hả?

Đỗ Văn Đền: Đủ hết đó.

Đỗ Văn Đền:  Tôi đây là mới có 2 phần, còn họ là 100% lận. Họ đạt tới 100%, à, bởi vì họ có đông con họ làm họ cải ra đông, đó! Cho nên họ làm được nhiều, cho nên người ta thu tới 50, 70 triệu lận.

Vấn: Như vậy là nếu mình trồng cây trên đất cát như vậy đó bác, là có thể là mình xóa đói giảm nghèo những hộ nông dân mà mình sống ở vùng đất cát như thế này phải không bác?

Đỗ Văn Đền: Đúng rồi.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Những thâu hoạch vụ mùa thành công từ nông gia Âu Lạc chứng minh rằng con người có thể tận dụng những gì bị cho là “cát không hữu ích” để sản xuất rau quả có chất lượng cao, và giúp đạt tự cung cấp thực phẩm.

Vấn: Anh Lê Công Lai đã trồng được những hạt đậu phộng trên những vùng đất cát trắng nhưng mà hiệu quả rất là cao.

Đây là cây đậu phộng mà anh Lai đã trồng và thu hoạch được 1 nhóm như thế này, với phương pháp này mình có thể giúp mở rộng cho nhiều hộ nông dân xung quanh nhà anh Lai cũng trồng giống như anh mà có thể có thu hoạch hiệu quả được không anh?

Lê Công Lai: Được chứ cái này là ở đây họ cũng phổ biến, nhiều người trồng lắm chứ không phải là riêng ở đây, cũng nhiều người trồng rất đạt.

Vấn: Vậy là nếu mà sống trên cái vùng đất gió cát như thế này, mà mình vẫn có thể sinh sống được.
Và mình trồng được cái loài cây ăn quả hoặc là các loại cây rau ngắn ngày, và mình làm cho kinh tế mình nó tăng truởng hơn, nó đuợc có lợi nhuận hơn phải không anh?

Lê Công Lai: Ờ.

Vấn: Dù cát như thế nào vẫn trồng cây lên đuợc?

Lê Công Lai: Ờ cát thì vẫn trồng đuợc.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Chúng tôi xin cảm tạ nông dân Tỉnh Bình Thuận mà chúng tôi gặp đã chia sẻ kinh nghiệm của họ về việc trồng rau cải tươi và bổ dưỡng như sà-lách và trái cây như xoài trên đất cát trong vùng của họ.

Cầu xin những người trồng làm việc chăm chỉ này gợi cảm hứng những ai có điều kiện đất tương tự tại nơi của họ trên thế giới để đồng thời nâng cao nhiều vụ mùa sống động.

Kết nối liên quan
 
Chuyển tiếp về thực phẩm trong thế kỷ thứ 21
 
Dùng khoa học để cứu Địa Cầu: Phỏng vấn Tiến sĩ Vandava Shiva
 
Nông nghiệp từ bi: Canh tác hữu cơ không cần đất
 
Grailville: Canh tác hữu cơ để cứu Địa Cầu