PHIM VỀ THAY ĐỔI KHÍ HẬU
 
Tài nguyên quý giá của Địa Cầu: Sự quan trọng của thủy học   
( 47 MB )


Mừng quý khán giả quan tâm địa cầu đến với chương trình Địa Cầu: Ngôi Nhà Thân Ái. Như chúng ta biết, khí hậu trên địa cầu đang thay đổi, và hiện tượng này đặc biệt rõ ràng ở Bắc Cực, nơi lớp băng vĩnh cửu đang tan chảy, sông băng và băng đá đang rút dần với mức độ vượt dự đoán của các khoa học gia.

Với quá trình hâm nóng, nhiều khí thải nhà kính như khí mêtan, đã bị giữ lâu dưới lớp băng vĩnh cửu đang thoát ra ngoài không khí và có thể làm tăng quá trình hâm nóng toàn cầu.

Với vai trò quan trọng trong việc giữ cân bằng bầu khí quyển, những thay đổi ở Bắc Cực sẽ không những ảnh hưởng người dân địa phương và hệ sinh thái mà sẽ ảnh hưởng toàn cầu.

Thực tế, đa số khu vực Bắc Cực không có người sống, tuy vậy thành phố ở Na Uy, Longyearbyen, là nơi sinh sống của gần 2000 người dân. Thành phố  nằm bên bờ biển Isfiorden của Spitsbergen, hòn đảo chính của Svalbadr nằm giữa Bắc Cực và Âu châu.

Nhiều thập niên, Spitsbergen đã thu hút nhiều nhà khám hiểm địa cực và khoa học gia. Hiện nay, trong Năm Địa Cực Quốc Tế, nhiều dự án đang nghiên cứu ảnh hưởng về thay đổi trong hệ thống thủy học của Bắc Cực đối với khí hậu toàn cầu.

Thảo nào các khoa học gia chọn Longeyearbyen ở miền bắc Syalbard hẻo lánh để tổ chức cuộc hội nghị với tiêu đề, “Thủy học trong khí hậu Bắc Cực.”

Truyền Hình Vô Thượng Sư đã tường thuật về hội nghị và có thêm hiểu biết từ các nhà khí hậu học và chuyên gia khác. Họ bày tỏ quan điểm về phát triển thủy học và những ảnh hưởng đến khí hậu.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Tiến sĩ Erland Kallen là một giáo sư về khí tượng học động lực ở Đại học Stockholm tại thủ đô của Thụy Điển. Ông đã tham gia trong Hội đồng Liên Chính Phủ về Thay đổi Khí hậu (IPCC) và đã được trao giải Nobel Hòa Bình năm 2007 với cựu Phó Tổng thống Hoa Kỳ Al Gore. Giáo sư Kallen giải thích về vấn đề băng tan tại Bắc Cực và ảnh hưởng của nó.


Tiến sĩ Erland Kallen: Chúng ta đã thấy mức giảm rõ rệt trong diện tích băng đá ở Bắc Băng Dương trong hơn 50 năm qua.
Nhưng vào năm 2007, mức tối thiểu xảy ra là điều hoàn toàn bất ngờ.


Chúng ta nghĩ rằng điều này chủ yếu là do những thay đổi trong lưu thông chu kỳ lớn của khí hậu và cũng có lẽ đến một mức độ nào đó do dòng đại dương. Nhưng chúng ta vẫn không hiểu chuyện gì đã xảy ra năm ngoái.

SupremeMasterTV: Thủy học của Bắc Cực có quan hệ mất thiết đến vùng Bắc Cực cũng như toàn cầu không?

Tiến sĩ Anund Killingtveit: Có, chúng tôi nghĩ những thay đổi trong thủy học ở Bắc Cực với dòng chảy của các dòng sông đến Bắc Băng Dương đang thay đổi rất nhiều.

Điều này có thể ảnh hưởng tình trạng băng đá như chúng ta nghe rất nhiều về Bắc Băng Dương bởi lượng nước sạch trong đại dương sẽ có ảnh hưởng đến các tảng băng.

Thậm chí có những giả thuyết cho rằng thông sô về mực nước sâu đã thay đổi, có thể thật sự ảnh hưởng khí hậu toàn cầu. Rồi rất nhiều sông băng đang tan chảy, có thể dẫn đến mực nước biển dâng cao, nên tôi nghĩ điều đó là sự thay đổi quan trọng nhất đối với toàn thế giới, nhưng dĩ nhiên đối với những người sống ở Bắc Cực, điều đó cũng có thể có ảnh hưởng địa phương, giống như khi lớp băng vĩnh cửu tan chảy, các ngôi nhà ngập nước hoặc phá hủy đường phố, sân bay, v.v.

Vì thế, có những tác động khu vực và toàn cầu.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Với thuyết vật lý học từ Đại học Oslo, Na Uy, Tiến sĩ Knut H. Alfsen dẫn đầu nhiều nhóm nghiên cứu gia về khí hậu thay đổi. Ông hiện là giám đốc của viện nghiên cứu tại Cơ quan Thống kê Na Uy. Tiến sĩ Alfsen đã từng là giám đốc Trung tâm CICERO về Nghiên cứu Khí hậu từ năm 1997 đến 2002 và là giám đốc nghiên cứu tại Viện Công nghệ Năng lượng.


SupremeMasterTV: Theo ý kiến chuyên môn của ông, sự tan chảy của lớp băng vĩnh cửu và nguồn nước rút đi ảnh hưởng sự thay đổi khí hậu trong vùng thế nào?

Tiến sĩ Knut H. Alfsen: Không chỉ những thay đổi trong vùng, ý tôi là mất lớp băng vĩnh cửu chúng ta đang mất sự vững chắc của đất. Do vậy, gây khó khăn cho việc xây cất trong khu vực đó và thí dụ gia cư hiện tại có thể có thiệt hại lớn.

Nhưng quan trọng hơn, khi chúng ta mất lớp băng vĩnh cửu này, thì cũng có thể khí mêtan và thán khí thoát ra từ đất sẽ tăng ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính.

Chúng ta nhận được sự tác động tích cực, mà thật sự rất nguy hiểm. Sự mất lớp băng vĩnh cửu là một dấu hiệu nguy hiểm.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Tiến sĩ Anund Killingtveit, giáo sư tại Khoa Thủy văn và Kỹ sư Môi trường (IVB) của trường Đại học Khoa học và Công nghệ Na Uy (NTNU) đang nghiên cứu sâu rộng về các dự án trong lĩnh vực thủy học, quản lý nguồn nước và tin học thủy văn. Ông có nhiều kinh nghiệm với các vấn đề thủy văn ở Phi châu và các nơi khác trên thế giới.

SupremeMasterTV: Khí hậu thay đổi đã ảnh hưởng thủy văn ở những vùng lưu vực như Đông Phi và lưu vực sông Nile thế nào?

Tiến sĩ Anund Killingtveit: Thủy văn là về các nguồn nước. Đó chính là sự lưu thông, khối lượng nước và sự phân phối nước. Nên, trên cơ bản đó là thủy văn. Ở Đông Phi, thủy văn rất quan trọng, bởi vì ở nhiều nơi khan hiếm nước, nhất là lưu vực sông Nile.

SupremeMasterTV: Các hoạt động của con người thay đổi nguồn nước và quá trình thủy văn như thế nào?

Tiến sĩ Anund Killingtveit: Thông thường chúng ta nói có ba cách chính để thay đổi thủy văn. Một là ở các quốc gia Tây phương, đó là quá trình đô thị hóa. Nếu xây thị trấn, thành thị, quý vị thay đổi rất nhiều, vì quý vị xây bê tông, quý vị xây nhà và dòng nước chảy ra ngoài thay vì chảy vào trong đất. Ở những nơi khác, như ở Phi châu, nước trong các dòng sông đang biến mất. Ở những nơi khác, khi bạn đốn rừng, bạn gặp rất nhiều vấn đề với lũ lụt và xói mòn. Với nông nghiệp cũng vậy, khi bạn tưới cây, điều đó cũng là một thay đổi lớn đối với thủy văn.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Mừng quý vị trở lại với Địa Cầu: Ngôi Nhà Thân Ái. Chúng ta tiếp tục cuộc thảo luận với các chuyên gia khí hậu quy tụ tại hội nghị “Thủy văn trong Khí hậu ở Bắc Cực” tại Spitsbergen, tọa lạc cách Cực Bắc khoảng 1100 cây số.

Tại Trung tâm Đại học ở Svalbard, Na Uy, Tiến sĩ Carl Boggild là phó giáo sư của Viện vật lý Băng Tuyết. Ông làm việc cho Cục Nghiên cứu Địa chất ở Đan Mạch và Greenland (GEUS) với cương vị là nhà nghiên cứu sông băng và sau đó là khoa học gia nghiên cứu cao cấp của Khoa Lịch sử Môi trường và Thay đổi Khí hậu. Các lĩnh vực nghiên cứu của Tiến sĩ Bøggild bao gồm việc quan sát và mô hình sự tan chảy từ sông băng và tảng băng đá, vật lý học về tuyết và quá trình cryospheric cảm biến từ xa về băng tuyết và thủy văn Bắc Cực.

SupremeMasterTV: Có các phương pháp mới nào đang được dùng để giám sát sông băng và các phương pháp mới này đã thay đổi hiểu biết của chúng ta liên quan đến thay đổi khí hậu ra sao?

Tiến sĩ Carl Boggild: Các phương pháp truyền thống làm bằng tay, khi quý vị đi ra ngoài khoan một cái cọc trong băng  đá và nó sẽ đo lường băng tan.

Phương pháp đó ngày nay vẫn được dùng nhưng hiện tại chúng ta thật sự đang ở trong điều kiện nhận được nhiều thông tin mới từ các vệ tinh, mà trước đây chúng ta không có.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Tiến sĩ Jon Ove Hagen là giáo sư về Khoa sông băng tại Đại Học Oslo, Na Uy. Vào ngày 20 tháng 5, 2008, Giáo sư Hagen được trao thưởng bằng tiến sĩ danh dự từ Đại học Silesia ở Ba Lan về cống hiến của ông như nhà nghiên cứu địa cực và ngoài ra công việc của ông khích lệ sự hợp tác giữa các đội Ba Lan và Na Uy về sông băng ở Bắc Cực.

Tiến sĩ Jon Ove Hagen: Giáo sư, có phải chúng ta đang đối diện một tốc độ báo động nhiều hơn về sông băng tan chảy?

SupremeMasterTV: Vâng, tôi nghĩ chúng ta thấy tốc độ băng tan mà chúng ta đã dự đoán cách đây 5 năm, bởi vì điều chúng ta thấy ở đây tại Svalbard là sự tan chảy của sông băng trong gần 100 năm qua, bắt đầu vào thập niên 1920. Nhưng trong 10 năm qua, chúng ta thấy tốc độ băng tan nhanh hơn, chủ yếu là do các mùa băng tan dài hơn và ấm hơn vào mùa hè.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Tiến sĩ Ketil Isaksen, một nhà nghiên cứu khí hậu tại Viện Khí tượng Na Uy, giải thích tình trạng dễ bị ảnh hưởng của vùng có băng vĩnh cửu.

Tiến sĩ Ketil Isaksen: Những vùng băng vĩnh cửu rất nhạy cảm với nhiệt độ cao. Chúng ta biết rằng các vùng rộng lớn, chẳng hạn ở Siberia và Gia Nã Đại, nhiệt độ gần không độ,  cho nên một gia tăng nhỏ trong nhiệt độ đất sẽ làm tan một vùng băng vĩnh cửu rộng lớn, và điều này có thể là do ảnh hưởng của tập trung khí nhà kính ngày càng tăng đến từ đất và bay vào bầu khí quyển, nhưng điều đó cũng có thể gây ra những hậu quả trên phương diện mặt đất trở nên không ổn định lắm, chẳng hạn, trên sườn núi quý vị có thể gặp các trường hợp bất ổn hơn với nguy cơ tuyết lở gia tăng và nhiều đá rơi hơn, đại khái vậy.

SupremeMasterTV: Anh có cho rằng sự thay đổi khí hậu hiện nay đe dọa khả năng phát triển bền vững và an sinh khác với những năm gần đây?

Tiến sĩ Ketil Isaksen: Vâng, dĩ nhiên chúng ta đang đe dọa sự bền vững trong quá trình dài.

Khí hậu thay đổi đang tạo thay đổi căn bản thành phần của hệ thống mà chúng ta hoàn toàn tùy thuộc.

Tôi đang nói về hệ sinh thái, cả trên cạn, hệ sinh thái trên cạn, và còn dưới đại dương, hệ sinh thái biển. Chúng ta đang phân phối lại nước trên toàn cầu; chúng ta làm tan sông băng mà sẽ ảnh hưởng hệ thống cung ứng nước đến hàng tỷ tỷ người.

Chúng ta sẽ phải di chuyển, vì người ta không sống ở nơi không có nước.

Vậy, chúng ta đang tạo hoặc thiết lập một cơ cấu về xung đột xã hội trên phạm vi lớn nhất, cho nên đe dọa sự bền vững của địa cầu rất nhiều.


XƯỚNG NGÔN VIÊN: Tiến sĩ Eirik J Forland là nhà nghiên cứu người Na Uy chuyên về lĩnh vực phân tích khí hậu, cho khí hậu trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Ông cũng là chuyên gia trong những vấn đề đo lường và phân tích lượng mưa. Tiến sĩ Forland đã làm việc với cương vị nhà nghiên cứu tại Đại học Bergen. Tại Viện Khí Tượng Học, Tiến sĩ Forland là người đứng đầu trong bộ phận nghiên cứu khí hậu.



Tiến sĩ Eirik J Forland: Chúng tôi muốn nói với người ta chính nơi họ sống những gì họ có thể mong đợi từ những mô hình khí hậu toàn cầu này. Do đó, chúng tôi lấy kết quả từ mô hình toàn cầu và rồi chúng tôi gọi đó là hạ thấp quy mô. Chúng tôi đến chính những địa điểm các cư dân sống và cố gắng nhìn xem những hậu quả. Chẳng hạn, chúng tôi có thể tiên đoán điều gì sẽ xảy ra với lượng mưa trong tương lai, có phải hệ thống nước thải trong thành phố của quý vị sẽ không thể chịu đựng nổi điều mà mô hình khí hậu tương lai cho chúng tôi biết không? Thế còn về sự kết hợp của mưa lớn và tuyết tan trong tương lai, quý vị sẽ có nước chảy thẳng xuống hầm chứa không? Bởi vì người ta nói những điều về tuyết, có phải tuyết sẽ nhiều đến nỗi mái nhà của quý vị sẽ không chống đỡ nổi? Chúng tôi cố gắng làm vậy để người ta có thể hình dung chính xác điều gì sẽ xảy ra nơi họ sống.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Hiện nay, các khoa học gia đang làm việc tích cực, quan sát những thay đổi trong thủy học và những hệ sinh thái khác bị ảnh hưởng của khí hậu thay đổi trên toàn cầu.

Những nghiên cứu của họ cung cấp chúng ta những dấu hiệu cảnh báo sớm về thay đổi của hệ sinh thái, có thể ảnh hưởng đời sống tương lai của con người cũng như động thực vật.

Cám ơn tất cả khoa học gia về sự cống hiến và hy sinh trong công việc tỉ mỉ hàng ngày, thường diễn ra trong những điều kiện sống khắc nghiệt ở nơi hẻo lánh, hoang vu, hầu mang lại ý thức sâu rộng hơn về nhu cầu cho lối sống bảo tồn địa cầu và bền vững hơn.