KHOA HỌC GIA VỀ KHÍ HẬU THAY ĐỔI
 
Chăm sóc san hô với Tiến sĩ Andrew Rossiter & chuyên gia Charles Delbeek   
( 42 MB )


Một báo cáo gần đây dự đoán cho đến năm 2050 khoảng 95% san hô Ðại Bảo Tiều của Úc sẽ biến mất.


Hơn ba thập niên trước, khoảng 80% san hô của biển Địa Trung Hải biến mất và tổn thất trong Thái Bình Dương lan rộng và gay go. Thủ phạm chính là sự gia tăng nồng độ axit và nhiệt độ nước biển cao hơn.
Tiến sĩ Andrew Rossiter ở Đại học Waikiki Aquarium của Hạ Uy Di ở Honolulu, Hạ Uy Di, Hoa Kỳ nói với Truyền Hình Vô Thượng Sư về bi thảm này và cảnh báo sự tàn phá của hệ sinh thái biển.


Từ khi nhận được bằng cấp tiến sĩ từ Đại học Wales, Anh quốc năm 1983, công việc của Tiến sĩ Andrew Rossiter đưa ông đến năm lục địa.

Ông xuất bản các nghiên cứu về sinh thái học, tiến hóa và hành vi của loài vật đa dạng như cá cichlid, côn trùng nước ngọt, cá tầm, cá san hô, chim muông và rùa.

Trong công việc hiện tại, Tiến sĩ Rossiter tập trung vào việc tăng cường ý thức cộng đồng về hệ sinh thái và bảo vệ đời sống biển và môi trường san hô.

Tiến sĩ Andrew Rossiter: Chúng tôi tập trung chủ yếu vào Hạ Uy Di và nhất là hệ thống hải dương. Nhưng điều đó vô cùng quan trọng để nhận thức rằng dù chúng ta đang nói về san hô của Hạ Uy Di, ảnh hưởng của ô nhiễm diễn ra ngược giòng, cách xa san hô, cũng quan trọng bởi vì bất cứ gì đưa vào sông đều đổ ra biển.

SupremeMasterTV: Ở Alaska, Á châu, hay Đại Tây Dương, ô nhiễm có ảnh hưởng hệ sinh thái của Hạ Uy Di không?

Tiến sĩ Andrew Rossiter: Có, trường hợp thú vị nhất là có lẽ đảo các Hạ Uy Di ở tây bắc, là một tập hợp các đảo khoảng 1.200 dặm hướng tây từ ở đây.

Chúng bị ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng bởi rác thải của tàu thuyền. Chúng mang đi khắp đại dương theo hệ thống vòng tròn đến khi chúng kết thúc ở Đảo Hạ Uy Di ở tây bắc, ô nhiễm các bãi biển nơi đây. Chúng gây ra các vấn đề với chim biển, v.v. Do đó đây là vấn đề toàn cầu.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Các quần đảo Hạ Uy Di tạo thành khu vực sinh thái đặc sắc với khoảng 150 loại hệ sinh thái riêng biệt. Hơn 90% hệ thực vật và động vật của các đảo là đặc hữu, chỉ tìm thấy ở đây và không nơi nào khác trên thế giới.

(http://hawaiinatureguides.net/ecosystems01.html)

Tiến sĩ Andrew Rossiter: Hệ sinh thái Hạ Uy Di vô cùng đặc biệt bởi vì các đảo này khá biệt lập. Các đảo này cách xa lục địa hàng triệu triệu năm. Loài vật đến đây, di cư đến đây, bị cô lập hàng triệu năm và khá nhiều loại trong số đó tiến hóa thành nhiều dạng riêng biệt.

Khắp các bờ biển Hạ Uy Di ở những khu vực nước cạn vừa phải, có khoảng 420 đến 500 loài cá biển.


Một phần ba số đó chỉ tìm thấy ở Hạ Uy Di, không ở nơi khác trên thế giới. Có phải chúng đang giảm? Điều đó hiện được chú ý. Có nhiều nghiên cứu đang diễn ra, nhưng thử thách phải đối mặt có liên quan chủ yếu là tổn thất san hô.

Bởi vì không có san hô, loài vật không có nơi để sống và biến mất.

SupremeMasterTV: Vì vậy điều gì khiến san hô biến mất? Nguyên nhân chủ yếu là gì?

Tiến sĩ Andrew Rossiter: San hô đang đối diện rất nhiều thức thách. Có lẽ trước hết là hâm nóng toàn cầu. Vào lúc bởi vì nhiệt độ đang tăng, san hô chịu ảnh hưởng qua sự tẩy trắng. Nhiệt đô tăng 1 đến 2 độ có thể khiến san hô diệt vong.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Tiến sĩ Rossiter giải thích những gì xảy ra khi san hô chết và đi qua tiến trình được biết là tẩy trắng.

Tiến sĩ Andrew Rossiter: San hô là một loài vật sống, nhưng bên trong loài vật này có thực vật sống. Ánh nắng chiếu vào các thực vật nhỏ đó, tảo biển, chúng quang hợp và sản sinh năng lượng.

Vì vậy có một loài nơi san hô được nuôi bằng ánh nắng. Khi nhiệt độ nước biển tăng lên, tảo biển chết và vì vậy không có nguồn năng lượng được san hô nuôi.

Điều đó được gọi là tẩy trắng san hô. Điều xảy ra là các tế bào alco trong san hô bị tiêu hủy và san hô biến thành màu trắng, đó là dấu hiệu san hô đã chết.

Nếu đi trên san hô, quý vị thấy san hô nâu, xanh, màu sáng, đó là san hô còn sống. Trên cơ bản san hô trắng là san hô đã chết.

SupremeMasterTV: Dựa trên khoa học để nghiên cứu về san hô và môi trường, hâm nóng toàn cầu là thực tế ở đây, và chúng tôi sẽ bắt đầu hành động để xoay ngược chu kỳ này, đúng không?

Tiến sĩ Andrew Rossiter: Hoàn toàn đúng, đừng lơ là điều đó; nó sẽ không biến mất. Bây giờ phải có biện pháp. Chúng ta phải ý thức rằng điều đó đang xảy ra và phải quan tâm hơn để bảo tồn san hô chúng ta hiện có.

Vấn đề thứ hai là điều tôi đã nhắc đến trước đó, ô nhiễm tại địa phương. Cho nên những thứ bị ném lên vườn, lên sườn núi ở đây, cuối cùng ở dưới biển, giết chết san hô.

Một vấn đề khác là mọi người bước trên san hô. Thật ra san hô là sinh vật sống. San hô không phải đá. Khi đứng trên san hô, quý vị gây tổn thương nghiêm trọng. Sự tổn thương thường dẫn đến cái chết của san hô. Một điều khác, các sông suối chuyên chở rất nhiều đất bởi vì chúng ta đã đốn rừng. Khi trời mưa, nước mưa chảy xuống sườn núi, vào các dòng suối, mang theo đất. Đất được mang lên san hô, làm san hô ngạt thở.

Có rất nhiều ảnh hưởng chúng ta có thể quan tâm.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Quý vị đang xem Địa Cầu: Ngôi Nhà Thân Ái. Kính mời quý vị xem tiếp Truyền Hình Vô Thượng Sư. Chúng tôi sẽ trở lại ngay sau những thông điệp ngắn này với ông Charles Delbeek, chuyên gia san hô.

Đây là Địa Cầu: Ngôi Nhà Thân Ái trên Truyền Hình Vô Thượng Sư. Tiết mục hôm nay tập trung vào mối đe dọa mà san hô đang đối mặt do thay đổi khí hậu.

Trong phần đầu, Tiến sĩ Andrew Rossiter nói về các yếu tố đang gây tổn thương và thậm chí giết chết san hô Hạ Uy Di.

Ông Charles Delbeek là đồng tác giả nổi tiếng của cuốn Bể San hô: Hướng dẫn Toàn diện để Nhận biết và Chăm sóc Sinh vật Biển Nhiệt đới Không xương. Tập 1 và 2 cũng như nhiều bài báo và ấn phẩm khác.

Ông Delbeek có hai bằng cử nhân về sinh vật học và giáo dục và một bằng thạc sĩ về động vật học từ Đại học Toronto, Gia Nã Đại.

Ông Delbeek: Gần đây tôi tham gia một hội thảo ở Phi Luật Tân cuối tháng 7 Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên Quốc Tế, và điều chúng tôi đã làm, với chuyên gia hàng hải và san hô từ khắp thế giới, chúng tôi quan sát 750 loài san hô và đánh giá mức nguy cơ tuyệt chủng trong hơn 20-30 năm tới, và sẽ có một số loài san hô ở đó sẽ được liệt kê là loài tuyệt chủng trầm trọng.

Một trong những lý do chính là hâm nóng toàn cầu.

SupremeMasterTV: Nói tóm lại, nếu nhiệt độ đại dương tăng đến mức nhất định, nó có thể sẽ gây ra ảnh hưởng với san hô là bị tẩy trắng?

Ông Delbeek: Đúng vậy, có ảnh hưởng của El Nino ngày càng thường xuyên hơn trong vài thập niên vừa qua, và trên cơ bản đây là lượng nước ấm rất lớn đi qua Thái Bình Dương hoặc Ấn Độ Dương, và nếu chúng ở vùng san hô khoảng hơn vài tuần hay vài tháng, san hô sẽ chết.

Không những nhiệt độ tăng là vấn đề, đây là nhiệt độ đó kéo dài bao lâu mới là vấn đề thật sự.

Nếu nhiệt độ vẫn tiếp tục cao trong vài tuần hay vài tháng, đó là vấn đề thật sự.


Thay Đổi Nhiệt Độ Trung Bình Hàng Năm cho Đất Liền và Đại Dương
Thay đổi nhiệt độ trung bình hàng năm và năm năm cho đất liền (màu xanh lá cây)
và đại dương (màu tím)
(Hình ảnh -
NASA.gov )

Nếu đó chỉ là vài tuần, thì bình thường san hô có thể sống sót. Cho dù san hô bị tẩy trắng, chính san hô chưa chết, nó vẫn ở đó, và nếu nhiệt độ giảm xuống lại bình thường, có cơ hội tốt san hô sẽ khôi phục lại.

Chúng có thể chống lại sự tẩy trắng có thể hồi phục lại qua thời gian, cần vài thập niên, nhưng điều đó có thể xảy ra.

Có những câu chuyện thành công mà san hô trở lại, nhưng đó chỉ là một trong những mảnh ghép. Ý tôi là có sự ảnh hưởng của con người cũng có thể ảnh hưởng khả năng hồi phục của san hô ở nhiều khu vực mà nơi đó san hô vẫn còn trong trạng thái tốt, chúng bị tẩy trắng, có thể phục hồi, nhưng san hô chịu ảnh hưởng phủ định bởi ảnh hưởng của con người, sẽ khó cho chúng hồi phục hơn nhiều.

SupremeMasterTV: Có đúng là có nhiều quần đảo Marshall ở Thái Bình Dương hoàn toàn bao quanh bởi san hô và khi sóng thần bão lớn xảy tới, ảnh hưởng được giảm bớt bởi san hô?

Ông Delbeek: Đúng vậy, nếu không có sự hiện diện của san hô, những thứ như sóng thần trên cơ bản sẽ quét sạch cả quốc gia, đưa xuống nước.

Những đảo quốc này như Đảo Marshall; cơ bản là đảo san hô vòng và chúng chỉ khoảng 1 mét trên mực nước biển; thậm chí với san hô ở đó, sóng thần sẽ phá hủy hoàn toàn.

Việc làm của san hô là, có tác dụng như sự giảm chấn, thật sự trì hoãn sóng thần đó, nhận lấy gánh nặng phá hủy.

Tôi nghĩ những ảnh hưởng chủ yếu sẽ là sói mòn đất với thiệt hại san hô, thiệt hại nhiều loài.

Rất nhiều đảo quốc này dựa vào san hô. Các bãi biển của họ là kết quả trực tiếp từ hành động của loài vật lên san hô, và san hô bảo vệ các bãi biển đó khỏi sói mòn và nếu không có san hô, mọi thứ đó sẽ biến mất.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Ông Delbeek có lời khuyên về bảo vệ san hô quý giá để bảo đảm sự sinh tồn của nhân loại và loài vật đồng cư của địa cầu.

Ông Delbeek: Quý vị phải giáo dục mọi người về san hô, về các nguồn tài nguyên họ có và giáo dục họ về những ảnh hưởng có thể là gì nếu họ chưa quen và dạy họ làm thế nào để trở thành quản gia các nguồn tài nguyên của họ.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Là nhà của hơn 25% loài vật biển, san hô sớm cho biết ảnh hưởng của thay đổi khí hậu và hoạt động của con người.

Hy vọng thực tế duy nhất cho san hô về lâu dài là giảm thiểu nhanh chóng, liên tục khí thải khí nhà kính thặng dư, cụ thể là qua việc chấp nhận dinh dưỡng bằng thực vật.


Kết nối liên quan
 
Cao điểm của Địa Cầu, tìm hiểu với Tiến sĩ James Hansen, Giám đốc Viện Nghiên cứu Không gian Goddard của NASA
 
Băng tan Bắc Băng Dương: Phỏng vấn Tiến sĩ Greg Flato
 
Vai trò quan trọng của băng đá Bắc Băng Dương:Phỏng vấn Tiến sĩ Ted Scambos & Mark Serreze
 
Từ thán khí đến thay đổi khí hậu: Phỏng vấn David Archer, Tiến sĩ địa vật lý
 
Hâm nóng toàn cầu & Khí đại dương: Phỏng vấn giáo sư Gerald Dickens Đại học Rice