KHOA HỌC GIA VỀ KHÍ HẬU THAY ĐỔI
 
Khí hậu thay đổi và thiên tai: Phỏng vấn Tiến sĩ Gordon McBean    Phần 1
Phần 1 ( 42 MB )
Phần 2 ( 42 MB )


Kính chào quý khán giả thân thiện môi sinh. Chương trình Địa Cầu: Ngôi Nhà Thân Ái hôm nay trình chiếu cuộc phỏng vấn với Tiến sĩ Gordon McBean, khoa học gia xuất sắc từ trường Đại học miền Tây Ontario, Gia Nã Đại.

Giáo sư Mc Bean có bằng tiến sĩ triết học về Hải dương học của trường Đại học British Columbia, Gia Nã Đại.

Ông đã được vinh danh với nhiều giải thưởng đặc biệt, bao gồm Huy chương Patterson MSC, Giải CMOS của Tổng thống, Giải EC Jim Bruce. Là thành viên của Hiệp hội Hoàng gia Gia Nã Đại, Hội khí tượng học và Hải dương học Gia Nã Đại và Hội Khí tượng học Hoa Kỳ, ông cũng đã tổ chức và tham gia nhiều ủy ban khoa học quốc tế và toàn quốc. Bây giờ chúng tôi trình chiếu thảo luận của Tiến sĩ McBean về những thiên tai do thay đổi khí hậu gây ra.

SupremeMasterTV: Ông có thể cho chúng tôi biết khái quát về thay đổi khí hậu không?

Tiến sĩ Gordon McBean: Trước tiên khí hậu là nền tảng của hệ sinh thái trên địa cầu. Khí hậu là yếu tố thật sự quyết định về loại thực vật chúng ta có, về việc nước chảy về đâu và cũng có nghĩa khí hậu là thước đo của thời tiết.

Vậy nó tác động đến những thứ căn bản như là mưa bão có xảy ra thường xuyên không? Có bao nhiêu lượng nước bốc hơi? Những dòng chảy của đại dương do gió và nhiệt độ điều khiển chuyển động như thế nào?

Cho nên, khi nói về thay đổi khí hậu, chúng ta đang nói về sự thay đổi rất căn bản của hệ thống quyết định đến khí hậu; quyết định đến nền tảng của hệ thống thiên nhiên toàn cầu và bằng cách những hệ thống tự nhiên đó giúp ích cho chúng ta về mặt cung cấp thức ăn và những thứ tương tự, cũng như cách nó ảnh hưởng đến chúng ta một cách nguy hiểm; chẳng hạn như lũ lụt, hạn hán, bão tố.

Sự thật là nếu chúng ta nhìn khắp địa cầu vào con số thiên tai xảy ra hàng năm và nơi chúng ta xác định có thiên tai, nơi mà dân chúng thật sự đang bị gặp nạn và họ thật sự không thể đối phó với nó dựa vào tài nguyên của mình, khả năng của mình và họ cần phải có sự trợ giúp từ bên ngoài, nếu quay trở lại nhiều thập niên về trước, chúng ta thường có 50 đến 60 thiên tai mỗi năm.

Hiện giờ chúng ta có tổng số hơn 400 thiên tai mỗi năm và hơn 75 đến 80% thiên tai đó đều liên quan đến khí hậu.

Vậy những gì đa số người thấy trên toàn cầu là ảnh hưởng khủng khiếp của thay đổi khí hậu qua những thiên tai như bão tố, lũ lụthạn hán có liên quan đến khí hậu và khi khí hậu đang thay đổi, những hiện tượng đó đã trở nên dễ thấy hơn.

SupremeMasterTV: Vậy thì, một số nguy cơ hay ảnh hưởng của thay đổi khí hậu là gì?

Tiến sĩ Gordon McBean: Trước tiên, sức nóng gây ảnh hưởng lớn tới con người.

Chúng ta thấy trên thống kê nhiều cơn mưa dữ dội hơn. Ngay cả ở những nơi mà lượng nước mưa sẽ tiếp tục duy trì ở mức ít hay nhiều lượng nước mưa trung bình hàng năm, một phần lớn lượng nước mưa sẽ biến thành những trận lũ lụt.

Điều đó đã xảy ra với người dân Ontario, vào tháng 8 năm 2005, chúng ta đã có một trận mưa lớn ở miền bắc Toronto. Điều đó phí tổn các công ty bảo hiểm Gia Nã Đại lên tới nửa tỷ Mỹ kim, vì mọi nơi đều ngập lụt.

Trước tiên, nó xóa sạch một phần của Finch Avenue, thành một lỗ hổng lớn ở đó và thành phố đã phải trả giá cho việc này. Cho nên, các công ty bảo hiểm không phải chi trả cho việc này, nhưng nước đã ngập tràn, gây tắc cống và chảy vào tầng hầm của người dân và đủ mọi thứ.

Bây giờ, tôi không nói rằng trận mưa này chính xác do thay đổi khí hậu gây ra, nhưng dù sao, trong tương lai chúng ta sẽ thấy nhiều những trận mưa dự dội hơn như vậy gây ra lũ quét, nước chảy tràn khắp nơi; những hệ thống cống rãnh thiết kế không hoàn chỉnh sẽ bắt đầu bị tắc nghẽn, và sẽ gây ra sự hư hại v.v.

Ở những quốc gia đang phát triển, nơi họ có ít khả năng hơn, họ sẽ còn bị ảnh hưởng nhiều hơn nữa, bởi vì nói một cách bao quát họ có nhiều rủi ro hơn. 

Chúng ta sẽ có nhiều hạn hán hơn ở những nơi mà hạn hán đã xảy ra rồi. Nó sẽ khắc nghiệt hơn ở chỗ thời gian và phạm vi của sự khô cạn sẽ dài và rộng hơn trong tương lai, nhất là ở một vài vùng nhiệt đới quanh Bắc Mỹ, quanh Địa Trung Hải, qua những vùng của Caribbean, một phần của Nam Á nơi mà hạn hán đã là vấn đề nan giải.

Điều này sẽ trở nên rõ rệt hơn. Viễn ảnh chung là chúng ta sẽ không còn thấy những cơn lốc hay bão lớn ở nhiều nơi trên thế giới nữa.

Nhưng điều chúng ta sẽ thấy là tỷ lệ những trận bão thuộc loại cấp bốn và cấp năm sẽ xuất hiện nhiều hơn. Nói cách khác, những trận bão với vận tốc gió lớn, lượng mưa lớn sẽ tăng lên. Với mỗi một trăm cơn lốc, bão lớn, phần lớn sẽ thuộc cấp cao hơn.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Trên thực tế, các khoa học gia đã phát hiện rằng những cơn lốc dữ dội hơn đã bắt đầu xuất hiện.

Tiến sĩ Gordon McBean: Các cơn lốc cần hai thứ: Chúng cần nước ấm. Chúng lấy năng lượng từ đại dương. Chúng đều được hình thành trên đại dương. Thật ra chúng cũng cần phải cách xa đường xích đạo.

Quý vị thật ra không bao giờ gặp cơn lốc hay bão lớn ở chính giữa xính đạo, và đó là do động lực học của chuyển động quay của địa cầu.

Cho nên, quý vị có một vùng ở phía bắc Đại Tây Dương, nằm vào khoảng 5 độ về phía bắc xích đạo và ở đó ấm, hơn 26 độ C có vẻ là một đường kỳ diệu, và về phía nam xích đạo, bởi vì đại dương có phần không đối xứng; dù sao đi nữa, thật ra không có các cơn lốc ở phía nam Đại Tây Dương cho tới khi gần đây bão Katrina xuất hiện. Đây có lẽ là cơn bão đầu tiên được thấy ở Ba Tây và nó xuất hiện vào khoảng năm ngoái.

Nhưng khi chúng ta làm khí hậu ấm lên, lượng nước ấm sẽ tăng lên và di chuyển về cả hai phía của đường xích đạo.

Cho nên chúng ta sẽ có khu vực rộng hơn ở phía bắc Đại Tây Dương, nơi có thể làm sản sinh ra bão lớn, và quý vị sẽ có một vùng ở phía nam Đại Tây Dương, nơi rất hẹp trước đây bây giờ đang trở nên rộng lớn để tạo ra một vùng có bão ở đó.

SupremeMasterTV: Vậy, ông nói là nó sẽ di chuyển theo địa lý?

Tiến sĩ Gordon McBean: Theo cả hai. Ở những nơi mà hiện giờ họ có bão, chúng ta vẫn sẽ có bão, và sẽ có những vùng mà trước đây chưa có bão bởi vì không đủ ấm bão sẽ bắt đầu xuất hiện.

Chúng ta có thể hành động ngay bây giờ để ngăn khí hậu trong tương lai trở nên tệ hơn là nếu chúng ta hành động với tư cách là con người. Điều đó thật sự cần là hàng loạt hoạt động tích cực ở nhiều nơi khắp thế giới. Chúng ta cần cùng làm việc giữa các quốc gia, với những quốc gia phát triển dẫn đầu, để giảm khí thải nhà kính và đồng thời đưa ra những kế hoạch để giảm ảnh hưởng của những rủi ro, thiên tai xảy ra khi khí hậu thay đổi.

Tôi nghĩ quý vị cũng có con cái như tôi. Tôi có con và cháu chắt. Tôi thật sự lo lắng về chúng. Tôi lo về thế giới chúng ta để lại cho chúng và tôi nghĩ bởi vậy chúng ta cần làm việc với nhau, nhờ đó địa cầu mà các con và cháu chắt trên khắp thế giới sẽ thừa hưởng trong những năm, những thập kỷ sắp tới một môi trường bền vững hơn, thân thiện với thiên nhiên hơn, trong đó người ta có thể vui hưởng địa cầu chúng ta sống để phát triển và sống một cuộc đời mãn túc hơn.

SupremeMasterTV: Hãy quan sát ảnh hưởng về thay đổi khí hậu đến con người.


Tiến sĩ Gordon McBean: Vâng, con người đã và dĩ nhiên luôn luôn chịu ảnh hưởng bởi khí hậu. Khi khí hậu ấm dần lên và mực nước biển dâng cao, nước biển dâng cao sẽ ảnh hưởng cư dân ven biển và sẽ có nhiều lũ lụt hơn, nhiều đất bị sói mòn hơn trôi xuống hệ thống nước sạch trước đây, ảnh hưởng nước.

Nhưng khi quý vị tăng thêm, chẳng hạn, mực nước biển dâng cao với nguy cơ các cơn lốc, bão lớn, hay bão trên biển tăng lên, sự thật là nhiều người chết trong các trận bão không phải chết do tác động trực tiếp của gió và mưa; họ chết do tác động của những cơn sóng lớn và cơn sóng nước ập vào các cộng đồng và cuốn trôi họ đi.

Những hiện tượng này sẽ thường xuyên xảy ra hơn.

Một số quốc gia sẽ xây đê chắn sóng lớn và kè đá v.v. Ngay cả những thứ đó cũng chỉ bền vững ở mức độ nào đó.

Quý vị không thể xây mãi kè đá để chống đỡ; cuối cùng quý vị phải có một hệ thống khá … từ những nơi đó và điều đó không thể xảy ra với nhiều quốc gia.

Cũng không có khả năng đầu tư tài chính mà quý vị có thể di chuyển người và tài sản và thậm chí những nơi khác có thể cũng không có.

Chúng tôi có một hệ thống hướng về sự kết hợp của người, tài sản, vốn đầu tư, và những thứ con người cần để sinh sống, làm việc; chúng tôi xây các thủ đô lớn và nhiều thủ đô này được đặt theo chiến lược, ban đầu không phải cố tình, nhưng theo thực tế ở những nơi dễ bị ảnh hưởng. Nên tôi nghĩ chúng ta cần có một vài cách để thử, càng sớm càng tốt, người ta bắt đầu nghĩ lại những việc này.

SupremeMasterTV: Là một ông ngoại, tôi biết quý vị rất quan tâm về con cái chúng ta sẽ sống ra sao với thay đổi khí hậu và những ảnh hưởng của thay đổi khí hậu.

Tiến sĩ Gordon McBean: Vâng. Chúng ta để lại một gia sản rất đáng buồn cho con cháu của chúng ta, những người sẽ kế thừa từ chúng ta khí hậu khắc nghiệt hơn, nguy hiểm hơn khí hậu chúng ta đã có và khí hậu chúng ta đã thừa hưởng từ cha mẹ và ông bà chúng ta.

Họ đã cho chúng ta một ít, nhưng chúng ta đã thêm vào quá nhiều khối lượng khí nhà kính, khí nhà kính từ hóa thạch vào trong bầu khí quyển và thay đổi khí hậu, như là những cơ hội mà chúng ta đã có hoặc một số chúng ta đã có sẽ không được tận dụng dễ như vậy trong tương lai.

Vấn đề về sự liên hệ giữa việc chúng ta làm và những gì chúng ta để lại cho con cháu, nhưng với sự công bằng quốc tế.

Tôi có một hình ảnh địa cầu chụp từ vệ tinh với Phi châu ở trung tâm, bởi vì trong nhiều mặt Phi châu sẽ là châu lục chịu ảnh hưởng nhiều nhất. Đó là một nơi có rất rất ít khả năng trong nhiều vùng để chịu căng thẳng của thay đổi khí hậu và bởi vì châu lục đó đã chịu căng thẳng, khi mình tăng tình trạng hạn hán về cả phía nam lẫn phía bắc đường xích đạo sẽ có rất nhiều ảnh hưởng ở đó, cũng như các nơi ở Á châu.

Tuần trước, Tiến sĩ McBean bàn thảo sâu xa về những thiên tai liên quan đến hâm nóng toàn cầu. Trong chương trình hôm nay, ông sẽ tiếp tục với quan sát vào gia tăng ý thức của chính phủ và của công chúng trong sự hâm nóng toàn cầu.

SupremeMasterTV: Hãy nhìn vào các chính phủ thế giới đối với khí hậu thay đổi.

Tiến sĩ Gordon McBean: Tôi nghĩ điều đó rất thú vị. Có những chính phủ mà từ lúc bắt đầu đã có một hiểu biết rất tốt, rất mạnh về việc này.

Thủ tướng Margaret Thatcher từ Anh quốc, là một người rất bảo thủ, nhưng bà cũng là một nhà hóa học.

Cá nhân tôi chưa bao giờ gặp bà, nhưng đồng nghiệp của tôi vốn làm cùng một việc tôi đang làm lúc đó ở Anh quốc, đã bàn thảo với bà nhiều giờ, nói lại điều đó với bà để bà hiểu, và một kết quả đến từ đó là Anh quốc ngay từ đầu đã dẫn đầu trong việc ủng hộ khoa học để hiểu sự việc tốt hơn, mà còn trong các hoạt động về giảm khí thải và những chiến lược như thế.

Trong vài quốc gia khác mình cũng có những vị lãnh tụ tương tự. Nó đang khá hấp dẫn trong bối cảnh của Gia Nã Đại. Chúng tôi đã có, cho đến đầu năm 2007, nếu mình có cuộc thăm dò dân ý trong dân chúng Gia Nã Đại, môi sinh chỉ là một trong những điều ở trong những nhóm cuối của danh sách.

Có lẽ một trong 10 người cho rằng đó là một vấn đề quan trọng. Và vì nhiều nhân tố khác nhau, bão đã xảy ra ở Gia Nã Đại, Katrina và nhiều biến cố kinh khủng đã xảy ra khắp thế giới, có lẽ vì bài tường trình của IPCC, có lẽ cho đến khi giữa hay cuối năm 2007, nếu hỏi người Gia Nã Đại, họ nói nhiều lần trong các cuộc thăm dò ý kiến rằng môi sinh là vấn đề số một trong đầu họ. Đó là vấn đề đáng quan tâm lớn nhất và trong thay đổi khí hậu môi trường là vấn đề số một trong đầu họ.

SupremeMasterTV: Đúng vậy.

Tiến sĩ Gordon McBean: Cho nên chúng ta thấy ngày nay, trong các quốc gia vì số biến cố liên quan đến khí hậu đang xảy ra, những lời tuyên bố của Hội Liên Chính phủ về Khí hậu Thay đổi, tôi nghĩ việc trao Giải thưởng Hòa bình Nobel khá thú vị trong khung cảnh đó.

Tất cả những điều này đến với nhau trong cách mà các công dân đang nói, và do đó tại các quốc gia dân chủ hiện có nhiều chú tâm hơn về hoạt động ở Gia Nã Đại, ở Hoa Kỳ, chắc chắn ở mực độ tiểu bang tại Hoa Kỳ, ở California, ở tiểu bang New England, và vài tiểu bang khác.

Ở Âu châu, việc đó đã có một thời gian. Trong Liên hiệp Âu châu, họ đã sẵn sàng để xem trọng lời tuyên bố, để phán quyết, đặt ra các chính sách để hành động về khí hậu thay đổi.

SupremeMasterTV: Một số khoa học gia đang dự đoán trong vòng hai năm, nếu chúng ta không sửa chữa, băng đá tan chảy ở Bắc Cực.

Tiến sĩ Gordon McBean: Vấn đề về băng đá là một vấn đề đáng quan tâm.

Điều chúng tôi nói đến một cách khoa học là, điều chúng tôi gọi là cao điểm, hoặc tình trạng không thể xoay ngược, và một cao điểm là sự tan chảy băng đá ở Greenland trong ý nghĩa rằng khi mình qua khỏi một điểm tan chảy nào đó, nó sẽ trở thành một tiến trình tự tiến triển.

Cơ bản, chúng ta không thể làm gì được nữa
.

SupremeMasterTV: Tiến trình đó là thế nào?

Tiến sĩ Gordon McBean: Bầu không khí nó ấm hơn gần bề mặt nơi chúng ta sống và càng lên cao nó càng lạnh hơn. Cho nên, hãy nghĩ đến băng đá ở Greenland như một khối đá khổng lồ, ở trên đỉnh của nó, nghĩa là cao vài cây số, rất cao ở trên bầu khí quyển mà nơi đó rất lạnh.

Do đó, chúng ta thi hành một tiến trình làm tan phần chóp của băng đá.

Khi chúng ta làm tan nó, nó sẽ thấp xuống một chút. Phần trên đỉnh sẽ không còn cao như thế nữa. Bây giờ nó sẽ nằm trong không khí ấm hơn, do đó nó có thêm một chút khí ấm hơn ngấm vào nó, và nó cứ thế mà tiếp tục và tiếp tục, và đó là một tiến trình mà vài nhà mô hình đã tranh cãi, và tôi tôn trọng phán đoán của họ về việc đó, đó là mình có thể với một độ nữa hoặc có lẽ hai độ nữa, ấm hơn trên toàn cầu thông diễn nó thành ý nghĩa thế nào ở Greenland, kết quả là sự bắt đầu của tiến trình này, mà đó là một sự tan chảy liên tục, và rồi câu hỏi là nó sẽ tan nhanh cỡ nào.

Cách đây khoảng hai năm rưỡi, tôi được một nhà đại sứ Na Uy ở Washington gọi điện thoại và hỏi nếu tôi có thể đến Washington để diễn thuyết tại cuộc họp với công chúng ở tòa thượng viện Hoa Kỳ, do đó chúng tôi có một họp và xướng ngôn viên thứ tư trong số diễn giả là Tiến sĩ James Hansen, lúc đó ông là, và tôi nghĩ ông vẫn còn là giám đốc một phòng thí nghiệm nghiên cứu lớn của chính phủ Hoa Kỳ, Viện Nghiên cứu Không gian Goddard.

Giáo sư Hansen, nhà mô hình khoa học gia về khí hậu rất lỗi lạc đứng lên nói: trước nhất ông muốn nhấn mạnh ông nói chuyện với tư cách là một thường dân, không phải giám đốc phòng thí nghiệm của chính phủ Hoa Kỳ, dù ông giữ chức đó, và rồi ông nói chuyện về sự tan chảy của Tảng Băng Greenland và theo ông, chúng ta có thể chỉ cách xa điểm bắt đầu tiến trình này không thể xoay ngược chỉ một độ, ông nói: “Tôi không biết sẽ mất bao lâu một khi nó bắt đầu, nhưng một khi nó bắt đầu, chúng ta sẽ không thể ... không có gì chúng ta có thể làm để ngưng lại và nó sẽ gây mực nước biển dâng cao toàn cầu lên đến 6 hoặc 7 mét.”


Bây giờ, như ông lưu ý, 6 đến 7 mét, khoảng phân nửa Florida sẽ ở dưới nước. Thành phố Nữu Ước, đó là nơi bắt nguồn phim tài liệu của Al Gore, Một Sự Thật Bất Tiện.

Lúc đó tôi đang ở Thái Lan vào tháng 11 chúng tôi bay đến phi trường Vọng Các. Điều đó thật sự cho tôi thấy rằng mức độ ở đó, đa số vùng đó từ bờ biển đến thành phố chỉ ở mực nước biển và mực nước biển không cần dâng cao nhiều lắm, là tất cả sẽ ở dưới nước.

Tôi biết sông Cửu Long cùng nhiều nơi khác và quốc gia khác sẽ biến mất với mực nước biển dâng cao cỡ đó, trước khi nó lên đến 7 mét. Nơi đó bắt đầu biến mất khi nước biển dâng lên cỡ 1 mét.


Tiến sĩ Gordon McBean: Băng đá đã ấm rồi. Nước ấm dưới lớp băng ở Bắc Băng Dương đến từ Bắc Đại Tây Dương. Nó đi lên, giữa Băng Lan và Greenland, phía đông của Băng Lan, đi xuống một độ sâu. Nó du hành bên dưới mặt nước, và ở trên bề mặt nó đi ra rồi đi vào, và nếu chỗ nước đó ấm hơn, thì mình có thể bắt đầu thải ra vài chất methyl hydrates này.

Họ còn nói có một khả năng là có methyl hydrates ở dưới Bắc Băng Dương, nhưng nó còn ở trong lớp băng nguyên thủy của vùng đất trên cạn ở vĩ độ cao của Gia Nã Đại, Nga, v.v. rằng khi chúng ta làm ấm lớp băng nguyên thủy hoặc phần đại dương mà có thể trở nên bất ổn, có thể khi nó đổi từ thể đặc, thể cố thủ thành thể hơi và nổi bọt lên, thì khi khí hậu thay đổi, như khi hệ thống rừng thiên nhiên đang ở trong thăng bằng hấp thụ số lượng khổng lồ số lượng thán khí khổng lồ, nhưng cũng thải ra cùng một số lượng nếu tính trung bình, trong một thời gian, thì khi mình làm cho nó sản xuất ít hơn, nó sẽ không phát triển tốt lắm; nó sẽ không phát triển nhanh, nó cũng sẽ thải ra, sẽ không nhận vào nhiều vậy, nhưng khi nó đang chết và rữa ra, nó cũng thải ra số thán khí như thế.

Cho nên đó là hệ thống rừng thiên nhiên và than lầy và những thứ khác mà đã từng được thăng bằng, khi chúng bắt đầu bị ảnh hưởng của khí hậu, thì cũng sẽ tạo nhiều thán khí hơn, thải vào trong bầu khí quyển.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Rừng được biết là khu dự trữ thán khí vì rừng loại bỏ thán khí khỏi bầu khí quyển.

Rừng phía bắc của Gia Nã Đại chứa 80% tổng số thán khí trong đất đai. Tiến sĩ McBean giải thích rõ tại sao đại dương cũng luôn là một khu dự trữ thán khí hữu hiệu, tuy nhiên, điều đó sẽ thay đổi nếu nước biển tiếp tục nóng lên.

Tiến sĩ Gordon McBean: Vài năm trước tôi được mời đến một cuộc phỏng vấn, “Hiện giờ tôi đang nhìn vào điều gì?” Đây là trước khi tường trình IPCC 2007 được đưa ra và tôi nói: “Mọi thứ tôi từng thấy trong giấy tờ quan trọng đáng tin kể từ ước định IPCC năm 2001đã khiến tôi càng thêm quan tâm thay vì ít quan tâm đi.”

Khi người ta bắt đầu hiểu vài tiến trình hoàn lại trong chu kỳ khí thải khí nhà kính trong bầu khí quyển và hệ thống đại dương, khi chúng ta bắt đầu thật sự đặt những thứ đó vào mô hình khí hậu một cách thực tế thay vì theo cách thô sơ trước kia, điều chúng ta đang thấy là sự tăng gia tốc của sự làm ấm và chúng đang xảy ra vì, trước nhất, có một số lượng thán khí thiên nhiên khổng lồ được trao đổi giữa đại dương và bầu khí quyển, và giữa bầu khí quyển và cây cỏ trên mặt đất mỗi năm; điều đó là tự nhiên.

Nhưng hiện nay, vì mục đích của chúng ta, giả sử trong một năm chúng ta đặt sáu hoặc bảy tỷ tấn thán khí vào bầu khí quyển vì dùng nhiên liệu hóa thạch và các tiến trình khác, điều đó gây ra trực tiếp từ con người, dù sao khoảng một phần tư của số đó được hấp thụ bởi đại dương.

Đại dương đã từng là một phần trong cứu tinh của chúng ta một thời gian. Nó tự nhiên hấp thụ cái đó.

Nhưng rồi điều người ta đang nhận thức là khi chúng ta làm ấm hệ thống, đại dương sẽ làm ít việc đó hơn, vì thật ra không phải nước ấm hấp thụ nó, mà là nước lạnh, và khi chúng ta có ít nước lạnh hơn, sẽ có ít thán khí được hấp thụ hơn để giữ sâu trong lòng đại dương.

Cho nên điều chúng ta đang thấy trong các nghiên cứu này là một nguy cơ gia tăng rằng sẽ có một số lượng lớn thán khí đi vào, không trực tiếp từ chúng ta đốt nhiên liệu hóa thạch, mà là ảnh hưởng gián tiếp của việc làm đó, gây ra sự thay đổi khí hậu, khiến nó làm trở ngại tiến trình thiên nhiên như là chúng gây ra thêm thán khí và như thế quý vị có thể thấy trong những mô hình này, ngay cả với số lượng khí thải giảm xuống từ hoạt động của loài người, khí hậu vẫn nóng lên, và đó là điều chúng tôi thật sự quan tâm.

SupremeMasterTV: Ông có lời cuối cùng nào về sự thay đổi khí hậu và thiên tai không?

Tiến sĩ Gordon McBean: Một số người thỉnh thoảng hỏi tôi làm sao tôi thức dậy được vào buổi sáng, vì tôi luôn nói về những u ám và tận diệt như vậy, và tôi nghĩ thật không may, chúng ta có rất nhiều u ám và tận diệt trước mặt mình, nhưng tôi cũng cố gắng có quan niệm khẳng định hơn, rằng cuối cùng loài người hy vọng sẽ họp lại với nhau, và sẽ thấy sự sáng suốt của điều chúng ta nên làm và lợi ích của nó trong một cách toàn cầu; như thế chúng ta có thể đối diện với vấn đề một cách tập thể, trước khi quá muộn.

Nhưng tôi không nghĩ đã quá muộn. Tôi nghĩ vẫn có một căn bản để hành động, hành động với nhau, nhưng đó phải là một nỗ lực được thúc đẩy và lèo lái bởi những người có khả năng để giúp cộng đồng toàn cầu.

Kết nối liên quan
 
Cao điểm của Địa Cầu, tìm hiểu với Tiến sĩ James Hansen, Giám đốc Viện Nghiên cứu Không gian Goddard của NASA
 
Sức khỏe môi sinh & toàn cầu: Phỏng vấn khoa học gia Liên Hiệp Quốc Tiến sĩ Jonathan Patz
 
Tiến sĩ Rajendra Pachari, chủ tịch IPCC Liên Hiệp Quốc về tiình trạng thuận lợi cho Địa Cầu: Hãy ăn chay!
 
Vai trò quan trọng của băng đá Bắc Băng Dương:Phỏng vấn Tiến sĩ Ted Scambos & Mark Serreze