PHIM VỀ THAY ĐỔI KHÍ HẬU
 
Phát hình lại SOS! Hội Thảo Quốc Tế Về Hâm Nóng Toàn Cầu, Với Vị Khách Đặc Biệt, Thanh Hải Vô Thượng Sư    Phần 5
Phần 1 ( 88 MB )
Phần 2 ( 97 MB )
Phần 3 ( 105 MB )
Phần 4 ( 86 MB )
Phần 5 ( 89 MB )


Người hỏi: Ông Roland Jung (Cố vấn Sự vụ Á châu cho Đảng Dân chủ Hoa Kỳ.)
Ông Roland Jung :Trước nhất, rất hân hạnh được gặp Ngài, Thanh Hải Vô Thượng Sư. Và tôi xin hỏi Ngài về vấn đề hâm nóng hoàn cầu này. Chúng ta biết rõ rằng thói quen hàng ngày của nhân loại và những thay đổi của mặt trời đang ảnh hưởng khí hậu địa cầu trên nhiều phương diện. Người ta tiên đoán rằng vào năm 2010, khí hậu của địa cầu sẽ trải qua một biến đổi rất lớn, do sự bùng nổ khổng lồ của vết đen trên mặt trời.
 
Người ta cũng tiên đoán là khí hậu sẽ gây khủng hoảng dầu, một chấn động về dầu hỏa. Do đó, dường như cần có một ý thức và thay đổi toàn thế giới liên quan đến hâm nóng hoàn cầu. Tôi xin hỏi ý kiến riêng và thông điệp của Ngài về vấn đề này. Ngài nghĩ chúng ta cần làm gì để chuẩn bị?

Thanh Hải Vô Thượng Sư: Cám ơn ông Jung. Để chống lại biến động tai ương lớn này, nơi nương náu duy nhất của chúng ta là ân điển của thiên đàng, qua cách làm người đạo đức, làm người từ bi, làm tín đồ thật sự của Thượng Đế, và cầu xin ân điển của Thượng Đế, thì chúng ta có thể được cứu.
 
Chúng ta nên bắt đầu thay đổi cách sống của mình ngay bây giờ. Chúng ta phải thay đổi. Chúng ta phải làm. Đó là cách duy nhất chúng ta có thể cứu bản thân, tinh cầu, và toàn thế giới và mọi chúng sinh trên đó. Bởi vì có câu châm ngôn thời xưa ở Ấn Độ, rằng “Bất cứ quốc gia nào sản sanh 10 vĩ nhân xứng đáng trong mắt của thiên đàng, sẽ không bị hủy diệt.”
 
Vậy, 10 vĩ nhân có ý nghĩa là gì? Có nghĩa là người đó thật sự là một con người; họ là người từ bi, có đẳng cấp tâm linh cao, và phục vụ tha nhân vô điều kiện, vô vị kỷ, và nhớ đến Thượng Đế.
 
Về điều này, chúng ta còn hơi xa. Cho nên, nếu thật sự muốn cứu thế giới, đó là cách duy nhất chúng ta có thể làm. Bằng không, cho dù chúng ta đào hang trong núi, đào hầm dưới đất để tránh sức nóng mặt trời, hoặc lên núi để tránh nước biển dâng cao, vẫn sẽ có những tai họa khác đến với mình. Bất cứ ai có đức tin về tôn giáo nào, thì nên nghiên cứu lại kinh điển của tôn giáo mình, và thực hành đúng theo các điều răn trong đó.

Thanh Hải Vô Thượng Sư: Cám ơn ông, cám ơn đã hỏi một câu hỏi hay. Bởi vì “Trồng nhân nào, gặt quả đó.” Tất cả các tôn giáo đều bảo chúng ta như vậy. Bây giờ chúng ta trở lại với câu châm ngôn cổ xưa của Ấn Độ, rằng 10 người đạo đức có thể cứu một quốc gia. Giờ, điều này làm sao làm? Vào thời xưa, các quốc gia nhỏ hơn bây giờ. Trong trường hợp đó, 10 người trong mỗi quốc gia nhất định là đủ.
 
Nhưng đối với cộng đồng mở rộng của mình ngày nay, chúng ta cần nhiều hơn 10 người trong cộng đồng. Tôi muốn nói là tùy vào dân số nữa. Bây giờ, giả sử ở Nữu Ước, thí dụ, chúng ta nên gọi đó giống như một quốc gia vào thời xưa. Ở Nữu Ước, chúng ta có lẽ cần cả triệu người đạo đức, ngay thẳng và tâm linh nâng cao, để có thể cứu Nữu Ước.
 
Do đó tôi nghĩ chúng ta phải làm nhanh hơn những gì chúng ta đang làm bây giờ. Tôi mừng là các chính phủ đang làm điều gì đó, và tất cả danh nhân, những người lỗi lạc, và các tổ chức, cũng như quý vị hôm nay, quan tâm và cố gắng thúc đẩy với mọi hành động cần yếu để cứu tinh cầu, để ngưng nạn hâm nóng toàn cầu. Tôi rất mừng về điều này, nhưng có lẽ chúng ta cần hành động nhanh hơn, và có nhiều hành động hơn.
 
Trường chay
- là thứ nhất.
Năng lượng xanh
- là thứ hai. 

Mọi người cùng làm việc để tiết kiệm, và bảo vệ môi sinh và thú vật. Không khó lắm. Chỉ là thói quen chúng ta phải thay đổi, thế thôi. Cám ơn ôngị.
 
Người hỏi: Ông Suzuki Minoru. (Chủ tịch của PGS Inc., Công ty Môi sinh của Nhật Bản)

Ông Suzuki Minoru: Để tăng mức tiện lợi, Nhật Bản đã sáng chế chai hộp đựng dùng rồi vứt. Khi các thứ này được đốt, chúng thải ra một lượng độc khí dioxin rất lớn, làm ô nhiễm môi sinh. Cho đến giờ, Ngài đã cung cấp nhiều giải pháp cho hâm nóng hoàn cầu trên khắp thế giới. Xin cho biết giải pháp của Ngài về vấn đề này.

Thanh Hải Vô Thượng Sư: Cám ơn ông đã hỏi. Đây là câu hỏi rất hay. Không phải chỉ ở Nhật Bản, mà nhiều quốc gia hiện giờ giống như vậy, nhưng ở nhiều nơi đã có lệnh cấm dùng túi ny-lông, và nhiều tiệm tạp hóa, thí dụ như ở Hoa Kỳ, đã cố gắng giới hạn việc sử dụng các loại bao bì có hại. Cho nên, tôi nghĩ đó là khởi đầu rất tốt, và có lẽ chúng ta nên áp dụng lệnh cấm nghiêm khắc hơn một chút, về các chất tai hại này. Có lẽ chúng ta có thể dùng giấy cứng thay vào đó, loại gì đó có thể phân hủy hơn, loại gì đó thân thiện sinh thái hơn. Và dĩ nhiên, một lần nữa chính phủ và cá nhân phải đóng góp vào việc này.
 
Họ phải sốt sắng. Họ phải hiểu ảnh hưởng tai hại của việc dùng các bao bì này. Và rồi chúng ta phải thay đổi. Cho dù chính phủ không áp dụng lệnh cấm, mỗi cá nhân chúng ta, phải nên để ý. Chúng ta nên dùng loại gì đó ít độc hại, và chúng ta nên dùng túi đi chợ riêng của mình, bất cứ nơi đâu mình đến, để giảm thiểu bất cứ gì chúng ta có thể mà có ảnh hưởng tai hại đến hành tinh. Cám ơn ông.

Người hỏi:  Ông Kim Jung-Gi. (phóng viên cho Tổ Tương lai & Viễn ảnh của đài truyền hình SBS TV tại Đại Hàn)

Ông Kim Jung-Gi: Xin chào. Tôi chỉ có một câu hỏi đơn giản. Bởi vì chúng ta nói về hâm nóng toàn cầu tối nay, câu hỏi của tôi là: Nếu Ngài nhìn vào những năm gần đây, có nhiều đại họa thiên nhiên. Thí dụ, tuần rồi, có một thiên tai ở Trung Quốc, bão lốc ở Miến Điện, và đợt nóng lớn ở Tây Ban Nha, rất nhiều. Câu hỏi của tôi là, theo ý kiến cá nhân của Ngài, có phải những điều này là do hâm nóng hoàn cầu gây ra? Nếu đúng, tại sao lại tăng nhiều vậy so với quá khứ? Và tôi cũng muốn nghe ý nghĩ của Ngài. Cám ơn Ngài.

Thanh Hải Vô Thượng Sư: Được, ông Kim. Theo nghiên cứu và tường trình của khoa học gia và Liên Hiệp Quốc, 9 trong 10 tai họa là do hâm nóng hoàn cầu. Cho nên, dĩ nhiên, quý vị biết về điều này, bởi vì quý vị là ký giả, nhưng tôi biết quý vị hỏi câu này vì lợi ích của đại chúng. Quý vị thấy, chúng ta có nhiều thiên tai hơn ngày nay, và điều này khiến tôi rất đau lòng. Tôi cứ cố gắng bảo mọi người giảm tối thiểu. Từ quan điểm cá nhân,
chỉ cần tránh xa những sản phẩm động vật,
trồng cây,
dùng năng lượng bền vững.
Thật ra chỉ có ba bước.

Những bước rất nhỏ. Tôi hy vọng mọi người vẫn lắng nghe, và vẫn sẽ thực hiện. Và cám ơn ông đã quan tâm, thưa ông Kim.

Người hỏi: Hyun-Jung Berger (Nghệ sĩ đàn hồ cầm nổi tiếng thế giới sống ở Đức)

Hyun-Jung Berger: Theo như tôi biết, nhiều người ở Âu châu đang ăn chay, để bảo vệ thú vật. Và vì môi sinh, người ta cố gắng không lái xe và không đi máy bay. Và Ngài nói rằng chúng ta cần phải ăn chay vì môi sinh? Điều này có thể tạo ảnh hưởng chăng, và để cứu địa cầu, bao nhiêu người cần chuyển sang trường chay?
 
Thanh Hải Vô Thượng Sư: Cách đây vài tháng, khi Truyền Hình Vô Thượng Sư hỏi ý kiến tôi một câu hỏi tương tự, tôi nói với họ rằng ít nhất phân nửa dân số trên tinh cầu phải ăn chay, thì chúng ta có thể ngưng hoặc chận đứng hâm nóng toàn cầu ở mức độ hiện tại. Nhưng bây giờ, cần ít nhất hai phần ba dân số, nếu chúng ta chỉ dựa vào việc đó.
 
Nếu chúng ta chỉ dựa vào trường chay, hai phần ba dân số phải ăn chay, thì chúng ta có thể ngưng sự hâm nóng hoàn cầu ở tình trạng như hiện giờ. Và rồi địa cầu, hành tinh này sẽ hồi phục. Mau hay chậm, cũng tùy vào một số yếu tố khác, như ân sủng của thiên đàng, nỗ lực của con người, sự phối hợp giữa các quốc gia và người dân.
Chúng ta càng trì hoãn, số người ăn chay chúng ta cần càng nhiều.
 
Nhưng ngay bây giờ, nếu có ai nghe lời, chúng ta phải ngừng mọi sự giết chóc.
 
Dù đó là giết người hay giết thú vật. Chúng ta phải ngừng lập tức. Rồi chúng ta có thể ngừng thay đổi khí hậu ở mức hiện tại, và rồi chúng ta có thể có thêm thời gian để giúp hành tinh hồi phục, và chúng ta có thể phát triển một số kỹ thuật mới hơn, hầu giúp đối phó, giúp thích nghi với môi trường mới, thay đổi khí hậu mới.
 
Người hỏi: Acarya Shubhacintaananda Avadhuta. (Chủ tịch Hiệp hội Môi sinh Sự vụ Đông Á của Anandanarga từ Ấn Độ)

Acarya Shubhacintaananda Avadhuta: Như là thay đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng đến tâm lý con người ra sao? Hoặc là sự hiểu biết của con người có sẽ tiến bộ và thăng hoa với sự thay đổi này không?

Thanh Hải Vô Thượng Sư: Thưa ông, tôi hy vọng vậy. Sau tất cả thiên tai lớn… điều đó sẽ tùy vào những gì họ quyết định ngay bây giờ. Thật ra, tôi hy vọng rằng không có đại họa. Tôi hy vọng rằng không có chuyện “sau đó.” Tôi hy vọng rằng nhân loại quyết định ngay bây giờ, chỉ việc ngưng hoàn toàn các thói quen không cần thiết mà họ đang sống với, và đổi sang những thói quen tốt hơn, cao thượng hơn, một lối sống cao quý. Rồi, chúng ta không phải lo nghĩ về hậu quả. Khí hậu sẽ thay đổi tốt hơn, chúng ta sẽ sống tiếp tục, vẫn còn hành tinh này, và con người sẽ trở nên sáng suốt hơn, tốt hơn, đạo đức hơn, được ân sủng nhiều hơn, và hòa bình sẽ ngự trị trên địa cầu một thời gian rất lâu.

Tiến sĩ Cho Keal-Ye. (Giáo sư Văn học Đức tại Đại học Quốc gia Chonnam ở Nam Hàn.)
Tiến sĩ Cho Keal-Ye: Xin chào Thanh Hải Vô Thượng Sư. Tôi giảng dạy trong Đại học và tôi có các buổi thảo luận trong lớp học về những vấn đề môi sinh. Và năm nay, tôi cung cấp sinh viên nhiều tài liệu về nạn hâm nóng toàn cầu đang xảy ra.
 
Đa số sinh viên thật sự sửng sốt và ngạc nhiên, nhưng cảm xúc này không khiến cho sinh viên có hành động tích cực. Và đại chúng nói chung dường như cũng có cùng phản ứng. Trông như thể họ đang bị kẹt trong một căn nhà đang cháy, mà không nhận biết.
 
Thấy thật đau lòng nhìn họ lãnh đạm như thế. Họ quá bận rộn với sinh kế hàng ngày. Thưa Vô Thượng Sư, làm sao chúng ta có thể giúp những người này chạy ra khỏi căn nhà cháy và dập tắt ngọn lửa của hâm nóng hoàn cầu? Xin dẫn dắt chúng tôi vào chiều hướng đúng đắn để chúng tôi có thể hành động sáng suốt. Cám ơn Ngài.
 
Thanh Hải Vô Thượng Sư: Cám ơn Tiến sĩ Cho. Cảm giác mà bà có, tôi rất thông cảm. Bởi vì đó cũng là cảm giác của tôi, và đó là điều khiến tôi ban đêm không ngủ được. Quý vị thấy, đời sống ở đây được tạo ra với vấn đề, được tạo ra với áp lực, khiến tất cả chúng ta rất bận rộn hàng ngày với những lo âu thế tục. Cho nên, không dễ để mọi người thậm chí dành chút thời giờ suy nghĩ về bối cảnh rộng lớn hơn, như sự sinh tồn của tinh cầu, sự hiện hữu của toàn thế giới về thay đổi khí hậu.
 
Quý vị thấy, những thói quen đã bắt rễ mà con người thâu thập từ đời đời kiếp kiếp, cũng như trong đời này, và từ xã hội nói chung thường thúc đẩy người ta đi về hướng ngược lại chiều hướng mình nên đi. Dù vậy, đừng nản lòng với sinh viên của bà. Tiếp tục nói với họ.
 
Do đó Truyền Hình Vô Thượng Sư trình chiếu tất cả những thông tin này. Chúng ta chỉ có thể cho người ta thông tin và giải pháp cho vấn đề, nhưng họ là người phải chọn lựa. Tôi rất muốn rằng mọi người thay đổi ngay lập tức qua đêm sang dinh dưỡng chay, sống cuộc đời đạo đức, chung sống hòa bình với mọi chúng sinh, để chúng ta không còn phải lo âu về thay đổi khí hậu hay thiên tai trong tương lai.
 
Và bất cứ gì chúng ta còn có hôm nay, chúng ta sẽ bắt đầu từ đây. Nhưng việc này không dễ. Tôi hiểu bà rất nhiều, nhưng xin vui lòng tiếp tục cố gắng. Và giả sử họ không nghe, thì đành chịu. Không còn gì hơn chúng ta có thể làm, chúng ta chỉ có thể cố gắng tối đa.
 
Và bất cứ gì ảnh hưởng nhân loại, sẽ ảnh hưởng tất cả chúng ta, mình chỉ phải chịu chung với nhau. Chúng ta phải chịu chung với nhau, bất kể điều gì xảy ra. Chúng ta sẽ phải ở bên họ, với toàn thể nhân loại, chúng ta làm được gì thì làm cho đến phút cuối cùng của đời mình. Cám ơn Tiến sĩ, cám ơn tình thương của bà. Chúng ta cần nhiều người như bà.

 
Phần 1 kết thúc.

Kết nối liên quan
 
Hội Nghị Quốc Tế Khí Hậu Thay Đổi
 
Lúc Khẩn Cấp Để Cứu Địa Cầu: Hội Thảo Tôi Có Thể Làm Gì?