THÔNG BÁO KHÍ HẬU THAY ĐỔI
 
Tiến sĩ Rajendra K. Pachauri về hâm nóng toàn cầu: Ảnh hưởng của việc ăn thịt đối với khí hậu thay đổi   
Phần 1 ( 39 MB )
Phần 2 ( 41 MB )


Chào mừng quý khán giả quan tâm đến Địa Cầu: Ngôi Nhà Thân Ái. Để nâng cao ý thức về ảnh hưởng sâu sắc và tàn phá đối với môi sinh từ ngành chăn nuôi, một nhóm phi lợi nhuận ở Anh quốc tên Từ Bi trong Nông nghiệp Thế giới tổ chức một buổi thuyết trình và bàn thảo về đề tài này tại Luân Đôn, Anh quốc.

Buổi thuyết trình, vào tháng 9 năm 2008, mang lại hơn 400 người tham dự từ chính phủ, khu vực ngoại giao, những chiến lược gia và tổ chức nghiên cứu.

Những người tham dự đề cao Tiến sĩ Henning Steinfeld, Chuyên gia trưởng Chăn nuôi của Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc và đồng tác giả của tường trình Liên Hiệp Quốc nổi tiếng năm 2006 là “Bóng Dài của Chăn Nuôi: Các vấn đề Lựa chọn và Môi sinh.”

Buổi thuyết trình còn có Tiến sĩ Robert Watson, khoa học gia trưởng của Bộ Môi sinh, Sự vụ Thực phẩm và Nông thôn của Anh quốc, Felicity Lawrence, tác giả người Anh của những sách bán chạy nhất trong kỹ nghệ thực phẩm, Giáo sư John Powles, giảng viên kỳ cựu trong y khoa sức khỏe công chúng tại Đại học Cambridge, Anh quốc và chuyên gia về phúc lợi của nông súc, Joyce D’Silva từ nhóm Từ bi trong Nông nghiệp Thế giới.

Bài thuyết trình, tựa đề “Hâm nóng Toàn cầu: Ảnh hưởng của việc Sản xuất và Ăn Thịt đối với Khí hậu Thay đổi” của Tiến sĩ Rajendra Pachauri đáng kính, chủ tịch Hội đồng Liên Chính phủ Thay đổi Khí hậu Liên Hiệp Quốc và là người ăn chay.

Báo chí tường trình về vai trò của việc tiêu thụ thịt trong việc đẩy mạnh khí hậu thay đổi đã tăng một cách đáng kể từ khi Tiến sĩ Pachauri kêu gọi năm 2008 xin thế giới ăn ít thịt hầu xoay ngược hâm nóng toàn cầu.

Để vinh danh Ngày Địa Cầu, bây giờ chúng tôi chiếu trích đoạn buổi nói chuyện hấp dẫn của Tiến sĩ Pachauri.


Tiến sĩ Pachauri :
Tôi sẽ bắt đầu cho quý vị vài phát hiện chủ yếu từ Tường trình Ước Định Lần thứ tư của IPCC (Hội đồng Liên Chính phủ Thay đổi Khí hậu). Rồi tôi sẽ nói về đề tài tiêu thụ thịt và vai trò của nó trong việc gây ra khí thải khí nhà kính, và rồi nói về vài phương tiện chúng ta nên dùng để mang lại một mức giảm.

Đây chỉ là một quan điểm về sự thay đổi đã diễn ra và đây là những thay đổi được nhận thấy trong nhiệt độ trung bình toàn cầu, mực nước biển trung bình toàn cầu và mức tuyết phủ ở Bắc Bán Cầu. Quý vị để ý thấy ở đây rằng hồ sơ về thay đổi nhiệt độ, bắt đầu với sự khởi đầu của công nghiệp hóa, có những thăng trầm rõ ràng.

Về bản chất đó là vì những thay đổi đã diễn ra theo hậu quả của các yếu tố thiên nhiên cũng như các yếu tố nhân tạo. Nhưng điều đặc biệt rất đáng kể là trong những thập niên gần đây, quý vị thấy sự gia tăng nhiệt độ chênh lệch hơn nhiều so với các thập niên trước.

Do đó, tôi sẽ nói thêm đôi chút về điều này sau đó, phần lớn là nguyên nhân do loài người tạo ra cho độ tập trung của khí nhà kính, vì vậy quý vị thấy sự gia tăng nhanh chóng về nhiệt độ đã xảy ra trong các thập niên gần đây. Nếu người ta nhìn vào tổng số gia tăng, mức gia tăng trung bình trong thế kỷ thứ 20 lên đến khoảng 0,74 độ bách phân.



Những quan sát trực tiếp về khí hậu thay đổi gần đây. Tường trình Ước Định Lần thứ tư của IPCC trang 3. Hình SPM.3. Quan sát những thay đổi trong (a) nhiệt độ trung bình trên bề mặt địa cầu, (b) mực nước biển trung bình toàn cầu từ trạm đo thủy triều (xanh dương) và tài liệu vệ tinh (đỏ) và (c) lớp tuyết phủ Bắc Bán Cầu trong tháng 3  - tháng 4.

Đúng với điều đó, biểu đồ ở giữa cho thấy sự thay đổi mực nước biển trung bình khắp toàn cầu. Điều này, nếu tôi có thể lưu ý trong thế kỷ thứ 20 đã lên đến khoảng 17 phân. Quý vị có thể nói 17 phân không nhiều lắm, nhưng nếu quý vị sống ở các Đảo Maldives hoặc trên xứ Bangladesh thuộc vùng đất thấp, thì 17 phân, khá gần 1 bộ Anh, thật sự là rất nhiều.

Quý vị không cần phải chờ đến khi cả vùng đất đó bị ngập hoàn toàn vì mực nước biển gia tăng, nhưng chỉ do lũ lụt vùng ven biển, vì bão biển và gió xoáy, sẽ có rất nhiều tàn phá lớn hơn diễn ra vì mực nước biển cao hơn.

Ở Bắc Bán Cầu lớp tuyết phủ đã giảm. Quý vị thấy điều này đặc biệt trong trường hợp vùng Bắc Cực, đang ấm lên nhanh gấp đôi so với những nơi khác trên địa cầu.
 



(Tường trình Ước Định Lần thứ tư của IPCC trang 7) Khí thải khí nhà kính liên tục ở hoặc trên mức độ hiện tại sẽ gây ra sự hâm nóng nhiều hơn và mang lại nhiều thay đổi trong hệ thống khí hậu toàn cầu trong thế kỷ 21, rất có thể rộng lớn hơn những gì đã quan sát được trong thế kỷ 20. Ước tính tốt nhất cho mức độ thấp là 1,8°C, và ước tính tốt nhất cho cho mức độ cao là 4,0°C. WG1 {10.3} (SPM trang 15)

Những mức trung bình đa mô hình và phạm vi ước định cho sự hâm nóng trên bề mặt địa cầu. Những đường vẽ đậm là mức trung bình nhiều mô hình của sự hâm nóng trên bề mặt địa cầu (liên quan với năm 1980-1999) cho những tình huống A2, A1B và B1, được cho thấy như sự tiếp tục của những sự mô phỏng trong thế kỷ 20. Vệt đen biểu thị phạm vi độ lệch tiêu chuẩn ± 1 của những mức trung bình hàng năm cho mỗi mô hình.  Đường vẽ màu cam là dành cho cuộc thử nghiệm, nơi những sự tập trung được giữ cố định theo giá trị của năm 2000. Thanh màu xám bên phải cho biết ước lượng tốt nhất (đường vẽ đậm trong mỗi thanh), và phạm vi thích hợp ước định cho sáu SRES. Việc ước định của ước tính tốt nhất và những phạm vi thích hợp trong những thanh màu xám bao gồm AOGCMs trong phần trái của hình ảnh, cũng như những kết quả từ một sự phân cấp những mô hình và những sự ràng buộc khả năng quan sát độc lập.  


Bây giờ trong Tường trình Ước Định Lần thứ tư, chúng tôi đã lập nên những kế hoạch về sự tăng gia nhiệt độ vào cuối thế kỷ này, và đương nhiên, dựa vào các diễn tiến của sự phát triển kinh tế, thay đổi kỹ thuật và các yếu tố khác, có nhiều kết quả người ta có thể dự tính. Đúng với điều đó, chúng ta có nhiều sự gia tăng nhiệt độ vào cuối thế kỷ này, ngay từ 1,1 độ C lên đến 6,4 độ C.

Nhưng chúng tôi nghĩ ra hai ước đoán tốt nhất, một ước đoán ở đầu thấp, mà chúng tôi dự đoán là 1,8 độ C, và ước đoán kia ở đầu cao vào khoảng 4 độ C. Tôi có thể nói rằng thậm chí mức tăng 1,8 độ C sẽ tạo vài lý do để báo động, vì điều đó cộng với 0,74 độ tăng đã xảy ra trong thế kỷ thứ 20 sẽ thành trên 2,5 độ C.

Khi nhìn vào ảnh hưởng của khí hậu thay đổi, bây giờ chúng ta đi đến kết luận rằng một sự gia tăng nhiệt độ 2,5 độ sẽ gây ảnh hưởng mà rõ ràng sẽ không thể chấp nhận được dù ở bất cứ cơ sở nào, nhất là trên cơ sở công bằng, vì vài vùng bị ảnh hưởng nặng nhất trên thế giới là những khu vực gần như không hề gây ra vấn đề này.

Đây là những vùng quý vị có sự nghèo đói khắp nơi. Hoàn toàn không có cơ sở hạ tầng hoặc khả năng họ có thể chịu được ảnh hưởng của khí hậu thay đổi. Cho nên điểm tôi muốn nói ở đây là chúng ta thật sự phải làm việc gì đó về xu hướng hiện tại, và chúng ta phải mang lại vài thay đổi trọng đại mà nhờ đó chúng ta có thể chăm sóc tương lai của địa cầu này.



                                                   Tường trình Ước Định Lần thứ tư của IPCC trang 5.
Sự tập trung thán khí, khí mê-tan (CH4) và khí nitrous oxide (N2O) trong khí quyển trên toàn cầu đã tăng rõ rệt do hậu quả của hoạt động con người từ năm 1750, và hiện nay đã vượt quá xa những giá trị tiền công nghiệp được định rõ từ lõi băng đá mở rộng hàng ngàn năm nay. Khí thải GHG toàn cầu là do những sinh hoạt của con người phát triển từ thời tiền công nghiệp, với một mức tăng 70% giữa năm 1970 và năm 2004.

Tiến sĩ Pachauri :
Điều này cho quý vị một bức tranh về cách khí nhà kính đã tăng kể từ thập niên 1970. Dĩ nhiên, rõ ràng nguồn gia tăng lớn nhất đến từ thán khí thải, do việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Dĩ nhiên, cũng có một gia tăng trong những nguồn thán khí khác như phá rừng, mà cũng rất nhiều, sự phân hủy hữu cơ và than bùn, v.v. Rồi mình có những khí khác như mê-tan và N2O từ nông nghiệp và những ngành khác.

Bây giờ nếu người ta muốn, xem thêm chi tiết về khí thải này có bao nhiêu là do việc sản xuất thịt gây ra, thì chúng ta thật sự phải nhìn vào vài con số mà tôi sẽ đặt trước mặt quý vị.

Không may, sự tăng gia calorie cho mỗi đầu người mỗi ngày trên toàn cầu không giải quyết được thiếu an ninh lương thực và suy dinh dưỡng ở những quốc gia nghèo, mà thật ra nó đã tăng áp lực đối với môi trường.

Trong những tháng gần đây, như quý vị đã thấy, có một gia tăng đáng kể trong giá tiền thức ăn. Và đối với vài quốc gia và xã hội nơi có gần 80 đến 90% thu nhập gia đình dùng để mua thực phẩm, điều này thật sự báo hiệu cho thiên tai. Kết quả, chúng ta đã có biểu tình, có phản đối tại nhiều nơi trên thế giới. Nhưng điều đặc biệt buồn là sự kiện, nhiều thập niên nỗ lực xóa nghèo thật sự đã bị cuốn trôi bởi những gì đã xảy ra trong những tháng gần đây.

Cho nên rất quan trọng để chúng ta hiểu được sự bất công và bản chất bất công của phân phát thực phẩm. Mặc dù trên toàn thế giới hiện tiêu thụ một số lượng calorie khổng lồ, mỗi đầu người cũng như về mặt trung bình, sự phân phối thực phẩm để lại rất nhiều sự mong cầu. Trong bốn thập niên qua, đất nông nghiệp đã lấy đi gần 500 triệu mẫu từ đất rừng và những sử dụng đất khác.

Gần đây tôi đến Ba Tây, khoảng hai tháng trước, và tôi được mời diễn thuyết tại thượng viện ở đó, và Bà Marina Silva, trước kia từng là Bộ trưởng Môi sinh, và các nghị viên khác bảo tôi rằng họ thật sự rất quan tâm về tốc độ phá rừng ở vùng Amazon xảy ra năm ngoái.

Điều đó dường như tăng năm này qua năm kia. Ý tôi là, điều chúng ta phải lo lắng là việc giải tỏa đất rừng cho nông nghiệp và những mục đích liên hệ. Thêm 500 triệu mẫu đất được dự đoán sẽ bị chuyển thành đất nông nghiệp từ bây giờ đến năm 2020, phần lớn ở Châu Mỹ La Tinh và ở Bán Sa mạc Phi châu.

Nếu chúng ta nhìn vào sự tính toán về khí thải từ nông nghiệp, trên cơ bản từ ngành chăn nuôi, chúng ta có 80% số lượng khí thải, tổng số khí thải từ nông nghiệp, đến từ ngành chăn nuôi. Việc đó lên đến 18% tất cả khí thải khí nhà kính, được cho thấy ở đây.

Tôi dùng tài liệu được cung cấp bởi FAO (Tổ chức Nông Lương). Từ khi người ta phát hiện về buổi thuyết trình tôi sẽ có ở đây hôm nay, tôi đã nhận được một số điện thư từ những người mà tôi kính trọng, nói rằng con số 18% là một đánh giá thấp, đó là một ước đoán thấp và trên thực tế con số cao hơn nhiều.



McMichael A.J., Powles J., Butler C. và Uauy R., 2007. Thực phẩm, ngành chăn nuôi, năng lượng, khí hậu thay đổi, và sức khỏe. Lancet 370: 9594, trang 1253 - 1263

Nếu chúng ta nhìn vào tỷ lệ của khí thải khí nhà kính từ nhiều phần khác nhau của ngành chăn nuôi, một phần lớn đến từ việc phá rừng và sa mạc hóa, khoảng 35,4%, rồi phân bón, trực tiếp lẫn gián tiếp, vì hãy nhớ rằng một phần lớn việc sản xuất thóc gạo dùng để nuôi thú vật mà sau đó bị dùng làm thịt.

Và có sự lên men đường ruột cũng khá lớn, 25% và những nguồn khác, đều được cho thấy ở đây bằng những từ đại cương.

Bây giờ sản xuất 1 kí-lô thịt bò, tôi tin sẽ dẫn đến khí thải khí nhà kính với tiềm năng làm ấm tương đương với 36,4 kí-lô thán khí, sẽ thải ra hợp chất phân bón tương đương với 340 gram sulfur dioxide, 59 gram phosphate, và tiêu thụ 169 megajoule năng lượng.

Và một kí-lô thịt bò chịu trách nhiệm cho số lượng thán khí tương đương thải ra trung bình từ tài xế ở Âu châu, cho mỗi chiếc xe, cho mỗi 250 cây số và nó đốt đủ năng lượng để thắp sáng một ngọn đèn 100 watt trong 20 ngày.

Một lần nữa, hãy nhìn sự bất công bình của tình trạng đó, và tôi sẽ nói thêm về điều này sau đó. Có 1,6 tỷ người trên thế giới này không có điện, và chưa bao giờ sở hữu ngay cả một bóng đèn trong nhà họ. Đối với tôi đó là một bi kịch lớn, khi chúng ta ở thế kỷ thứ 21.

Cho nên tôi không nói sự giảm khí thải ở đây sẽ có nghĩa là có điện trong nhà của những người không có điện ngày nay, nhưng đây chỉ để mang ra sự tương phản nổi bật giữa tình trạng trong các xã hội phồn thịnh và những xã hội thật sự không có.

Ngoài việc yêu cầu mọi người giảm hoặc ngưng ăn thịt, Tiến sĩ Pachauri đang yêu cầu mọi người thuộc quốc gia đã phát triển hãy vươn tay trợ giúp 1,6 tỷ người trên địa cầu không có điện. Viện Năng lượng và Tài nguyên Ấn Độ bất vụ lợi (TERI), trong đó ông là Tổng Giám Đốc, đang giúp đỡ những người bị thiệt thòi xây dựng đời sống tốt hơn bằng cách làm đèn lồng và đèn pin mặt trời sẵn sàng qua Cuộc Vận động Soi sáng Hàng Tỷ Đời sống của TERI.


Số lượng Đề nghị Tiêu thụ Mỗi ngày (RDA) của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) về thịt là 5,5 đến 6 oz (170 gram) mỗi người mỗi ngày. Tường trình của Tổ chức Nghiên cứu Ung thư Thế giới (2007) đề nghị chỉ dùng 11 oz (300 gram) thịt đỏ một TUẦN cho mục tiêu sức khỏe công chúng và dưới 18 oz (500 gram) mỗi tuần cho mục tiêu cá nhân.

Tiến sĩ Pachauri:  
Trên hai phần ba năng lượng dùng để chế tạo và chuyên chở thức ăn cho thú nuôi. Đây thật là một con số đáng kể. Điều này rõ ràng chỉ ra quan niệm về xí nghiệp chăn nuôi của sản phẩm thịt. Đây dĩ nhiên là những nguồn khác của khí nhà kính từ việc ăn thịt.

Thịt thông thường cần nấu ở nhiệt độ rất cao trong thời gian lâu. Chúng ta có thể ăn rau cải không cần nấu và đôi khi việc đó có lẽ lành mạnh hơn vì mình giữ lại tất cả chất bổ có trong sản phẩm rau cải. Và một số lượng lớn trong thịt cũng trở thành phế phẩm: xương, mỡ, sản phẩm hư đã quá hạn, v.v. mà chắc hẳn cuối cùng sẽ đưa đến bãi rác và bị thiêu thành tro.

Vì vậy, đó là một nguồn khí thải khác chúng ta cần kể đến. Nếu chúng ta nhìn vào hai loại bữa ăn tương đương, hãy nói mình so sánh một miếng bít-tết 6 oz với bữa ăn cho thấy ở trên đó, một chén bông cải xanh. Một chén cà tím, 4 oz bông cải trắng, 8 oz cơm. Nếu quý vị nhìn vào những gì mỗi trong bữa ăn này hàm ý, một bữa ăn liên quan đến tương đương 0,4 cân Anh thán khí thải, và 6 oz thịt bò bít-tết tương đương với 10 cân Anh thán khí, gần 25 lần nhiều hơn.

Đến nay ngành chăn nuôi là một nhân tố dùng đất lớn nhất của con người. Sản xuất gia súc dùng đến 70% toàn bộ đất nông nghiệp và 30% diện tích đất trên toàn thế giới. Và 70% số đất trước rừng kia tại Amazon đang bị dùng làm đồng cỏ cho bò ăn, và gạo thóc dùng để nuôi thú bao phủ một vùng lớn số đất còn lại.

Tôi theo dõi kinh tế Ba Tây gần 15 đến 20 năm trước, và quý vị hãy nhớ lại rằng có một thời gian vào thập niên 1980, khi Ba Tây có số nợ khổng lồ nước ngoài, con số như 120 tỷ Mỹ Kim vào thời đó. Và một trong những cách họ quyết định dùng để trả dứt số nợ đó là bằng cách đổi một vùng đất rừng lớn thành đồng cỏ.

Đó là khi cả vấn đề này bắt đầu, và nó vẫn tiếp tục. Không chỉ riêng Ba Tây, có vài quốc gia khác trên thế giới cũng làm giống thế. 25% đất đồng cỏ thoái hóa vì bị chăn thả quá mức, bị nén ép, và soi mòn. Cho nên rất nhiều đất đã trở nên không thích hợp cho bất cứ kiểu canh tác nào. Những ảnh hưởng môi sinh khác của chăn nuôi: số lượng nước cần để tạo 1 kí-lô ngô là 900 lít, gạo, 3.000 lít, thịt gà, 3.900 lít thịt heo, 4.900 lít và thịt bò một con số khổng lồ 15.500 lít.

Cho nên khi nói đến nước nó dùng nước rất nhiều nếu nhìn vào toàn chu kỳ. Ngành chăn nuôi chịu trách nhiệm cho 64% khí thải amoniac đưa đến mưa át-xít. Chăn nuôi là một bộ phận ô nhiễm đất và nước lớn nhất với khí nitrate và phốt-pho từ chất lầy và thức ăn cho thú nuôi bị chảy ra và từ việc sử dụng phân bón nitrogen.

Cho nên nếu tổng kết tất cả ảnh hưởng này, thì rõ ràng, chúng ta chưa thật sự tính vào tất cả ảnh hưởng môi sinh của thịt và việc sản xuất và tiêu thụ của nó. Ảnh hưởng của gia súc đối với thực phẩm sẵn có. Vâng, một phần ba tổng số vụ mùa ngũ cốc trên thế giới và trên 90% đậu nành bị dùng để nuôi gia súc, mặc dù với sự thiếu hiệu quả cố hữu.

Cần có gần 10 kí-lô thức ăn cho thú nuôi để tạo 1 kí-lô thịt bò và 4 đến 5,5 kí-lô thóc để tạo 1 kí-lô thịt heo, và 2,1 đến 3 kí-lô thóc để tạo 1 kí-lô thịt gà hay vịt. Bây giờ tất cả thứ này...

sự tiêu thụ thịt. Nó thật sự xảy ra ở một quy mô lớn hơn nhiều so với trường hợp, của ngay cả hai hoặc ba thập niên trước. Ngay cả tại quốc gia tôi, ở Ấn Độ, kỹ nghệ làm gà vịt thật sự đang nổi lên. Rất nhiều trong đó dựa vào thóc nhập cảng được dùng để nuôi gà vịt trong xưởng.

Và tôi đã đến Trung Quốc vài năm rồi. Lần viếng đầu tiên của tôi là năm 1981, khi tôi nghĩ hầu hết Trung Quốc thường tiêu thụ thịt heo và dĩ nhiên hải sản. Nhưng ngày nay Trung Quốc có một sự gia tăng đáng kể trong việc ăn thịt. Cho nên chuyện này đang xảy ra khắp nơi trên thế giới, khi lợi tức tăng, người ta chuyển từ rau cải sang chất đạm thú vật và ăn thịt.

Bây giờ một nông dân có thể nuôi đến 30 người trong một năm trên một mẫu đất trồng rau cải, trái cây, ngũ cốc và dầu thực vật. Nhưng nếu cùng vùng đất đó được dùng để sản xuất trứng, sữa, hoặc thịt, số người được nuôi sẽ là từ 5 đến 10 người. Cho nên có một khác biệt đáng kể ở đây.

Tiến sĩ Pachauri :
Nhưng đây là cách việc sản xuất thịt đã tăng qua một thời gian. Năm 2006, các nông dân sản xuất 276 triệu tấn thịt, 5 lần nhiều hơn vào thập niên 1950. Cho nên đó là một gia tăng rất lớn.

Nếu chúng ta nhìn vào những quốc gia có sự gia tăng lớn đã xảy ra, được cho thấy ở đây, và dĩ nhiên không chỉ riêng họ, mà còn những nơi khác, quý vị thấy vài thay đổi đáng kể và sự gia tăng trong việc tiêu thụ thịt ở đây, mà tất cả cộng lại để đóng góp cho sự gia tăng đang xảy ra. Tài liệu này được lấy từ FAO (Tổ Chức Nông Lương).





Vào năm 2006, các nông gia sản xuất khoảng 276 triệu tấn thịt gà, thịt heo, thịt bò, và các loại thịt khác, bốt lần nhiều hơn vào năm 1961. Theo trung bình, mỗi người ăn thịt gấp hai lần theo lúc đó, khoảng 43 kí-lô. Viện Quan sát Thế giới, Sách Tình trạng Thế giới 2008.

Giữa năm 1950 và năm 2000, dân số thế giới đã tăng gấp đôi từ 2,7 đến 6,7 tỷ người trong khi việc sản xuất thịt tăng gấp năm lần từ 45 đến 233 tỷ kí-lô mỗi năm. [1] Lancet, Thực phẩm, ngành chăn nuôi, năng lượng, khí hậu thay đổi, và sức khỏe, 2007: http://www.theaustralian.news.com.au/story/0,25197,22410650-12377,00.html

Nếu chúng ta nhìn vào khuynh hướng có thể có trong ngành chăn nuôi, sẽ ước đoán sản lượng thịt toàn cầu tăng gấp đôi đến năm 2050, con số có thể lên từ 229 triệu tấn năm 2001 đến 465 triệu tấn. Điều này, dĩ nhiên dựa trên tài liệu do Hội Từ bi trong Nông nghiệp Thế giới soạn, cho nên tôi sẽ nói sơ về những điều này vì tôi chắc chắn sẽ có cuộc bàn thảo về điều này.

Cho nên tôi sẽ lướt qua những con số này. Điều này, lần nữa là từ cùng một tổ chức, Từ bi Trong Nông nghiệp Thế giới. Cái này, trên phần phía trái, liệt kê vài điều đang được thực hiện để tăng sản lượng thịt. Bên tay phải có liệt kê vài điều ngụ ý về những việc nó làm, đối với các thú vật những cũng với những gì sẽ xảy ra cho xã hội nói chung. Bây giờ tôi muốn nói là có một nhu cầu cho sự thay đổi về mô hình tiêu thụ.

Lý do tại sao tôi nói về có thể giảm tiêu thụ thịt là vì đây là điều mỗi cá nhân đều làm được. Thường khi người ta nói về khí hậu thay đổi, trong mỗi thính giả, sẽ có người nào đó hỏi như: “Tôi công nhận mọi việc này, nhưng tôi có thể làm gì trong đời sống cá nhân?”

Quý vị có thể nói với họ về việc thay bóng đèn, đổi sang loại bóng đèn huỳnh quang, tắt đèn khi di chuyển từ phòng này sang phòng khác, đi bộ mỗi khi có thể được thay vì đi bằng xe, giữ máy điều nhiệt ở mức độ đòi hỏi quý vị phải mặc áo len thay vì mặc áo ngắn tay giữa mùa đông, trong phòng riêng nhà quý vị, v.v... Nhưng tôi tin rằng điều chúng ta có thể làm mà không cần nhiều nỗ lực là giảm ăn thịt.

Tôi nghĩ đó là một thay đổi lối sống mỗi chúng ta đều có khả năng làm được. Giảm số lượng kỹ nghệ chăn nuôi qua việc giảm tiêu thụ là cách hữu hiệu nhất để cắt giảm khí thải khí nhà kính.

Nhà ở Vương quốc Anh và Hoa Kỳ phí phạm khoảng ⅓ thực phẩm họ mua. Sẽ cần một thay đổi trong mô hình tiêu thụ để đạt một xã hội ít thán khí và vững bền. Ngày nay, với năng lực của người tiêu thụ ở Anh quốc, nó sẽ đạt được bao nhiêu? Một gia đình trung bình sẽ giảm thán khí thải nhiều hơn nếu họ giảm ăn thịt một nửa hơn là nếu họ giảm dùng xe hơi một nửa.

Cho nên đây là một sự kiện quan trọng. Một gia đình bốn người ăn ¼ cân Anh thịt bò bơ-gơ mỗi người, chịu trách nhiệm cho số thán khí thải tương đương với lái xe từ Luân Đôn đến Cambridge. 16 kí-lô thán khí thải.

Cho nên đây chỉ là vài sự kiện có thể đưa ra tầm quan trọng và ngụ ý của việc mang lại một mức giảm trong việc ăn thịt. Nếu có thán khí thải diễn ra như hậu quả của toàn bộ chu kỳ làm thịt, thì tôi nghĩ phí tổn đó cho xã hội nên được tiếp thu và nên có tiền thuế hay gì đó.

Như tôi đã nói lúc nãy rằng chúng ta có 1,6 tỷ người trên thế giới không có điện. Chúng ta có thể bố trí nhà máy nhiệt điện và đốt than đá hoặc bất cứ gì để cung cấp số điện lực này.

Dù chúng ta phải làm vậy, có rất nhiều người trong họ không đủ sức trả tiền chuyển điện đến nhà họ. Cho nên hội của tôi và tôi đã khởi xướng một chương trình chủ yếu mà chúng tôi gọi là Soi sáng một Tỷ Đời sống. Trên căn bản điều đó dựa vào việc dùng kỹ thuật quang điện.

Chúng tôi đã chế ra lồng đèn mặt trời, và đèn pin mặt trời, mà tình cờ đã được đặc chế để đáp ứng nhu cầu của người nghèo nông thôn, trong vùng thôn dã. Tôi nghĩ nói chung điều Gandhi nói có liên quan đến mọi phương diện hành động đòi hỏi để chống lại khí hậu thay đổi. “Hãy là thay đổi quý vị muốn thấy trên thế giới.”

XƯỚNG NGÔN VIÊN:  
Chúng tôi rất vui được chia sẻ với quý vị phần trích đoạn buổi thuyết trình quan trọng của Tiến sĩ Rajendra Pachauri đưa ra sự kiện cho thấy việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm động vật đã tiếp sức một cách kinh khủng thế nào cho khí hậu thay đổi trên Địa Cầu: Ngôi Nhà Thân Ái.


Tải xuống phần thâu âm bài thuyết trình và PowerPoint của Tiến sĩ Pachauri
Bài thuyết trình, phần vấn đáp, và slideshow của Tiến sĩ Pachauri

Tải xuống Tường trình Bóng Dài của Chăn Nuôi của FAO


Toàn bộ PDF - Tường trình Liên Hiệp Quốc 408 trang

Bài tóm tắt này (PDF 1 trang)
Các bài báo và ý kiến (PDF 2 trang)h comments (2-page PDF)

Kết nối liên quan
 
Dùng khoa học để cứu Địa Cầu: Phỏng vấn Tiến sĩ Vandava Shiva
 
Chăm sóc san hô với Tiến sĩ Andrew Rossiter & chuyên gia Charles Delbeek
 
Khí hậu thay đổi và thiên tai: Phỏng vấn Tiến sĩ Gordon McBean