PHIM VỀ THAY ĐỔI KHÍ HẬU
 
Khoa học và giải pháp cho nạn hâm nóng toàn cầu (2)   


Những rừng mưa nhiệt đới tươi tốt của thế giới là nơi trú ngụ của ít nhất 50% loài thực vật và động vật trên địa cầu. Những rừng già nhiệt đới không chỉ giúp trữ khí cac-bon, mà còn điều hòa các mô hình nhiệt độ và thời tiết. Hơn 20% dưỡng khí của thế giới do riêng rừng mưa nhiệt đới Amazon cung cấp.

Mỗi năm, 2 triệu hécta rừng mưa nhiệt đới bị san bằng ở vùng này để làm đồng cỏ cho thú nuôi Mức độ đốn rừng cao cũng như ở các nơi khác trên thế giới. Vì dùng phương pháp đốt cây cối, đất đai một khi dùng cho thú ăn cỏ sẽ mất chất dinh dưỡng chỉ trong vòng vài năm. Điều này dẫn đến kết quả là đất bị soi mòn, lũ lụt, và phải cần thời gian rất lâu để rừng cây hồi phục.

VÔ HIỆU QUẢ hoặc LÃNG PHÍ 

“Nếu rừng biến mất, chúng ta sẽ thua cuộc chiến chống lại sự thay đổi khí hậu.” - Bảng tuyên ngôn ký kết bởi 300 chuyên gia khí hậu học tại cuộc hội thảo Thay đổi Khí hậu 2007 của Liên Hiên Quốc ở Bali

Lãnh vực chăn nuôi, cho đến nay là sự tiêu dùng đất lớn nhất của con người. 26% diện tích lãnh thổ trên địa cầu được dùng để nuôi gia súc ăn cỏ. Giá phải trả ước lượng là 2,4 tỷ tấn khí thải mỗi năm. Hơn nữa, một phần ba đất trồng trọt trên toàn cầu được dùng để trồng vụ mùa nuôi nông súc, thay vì để nuôi người. Dựa theo báo cáo của Viện Quan sát Thế giới, trong 50 năm qua nhu cầu tiêu thụ thịt của thế giới đã tăng gấp 3 lần.

Thực phẩm tiêu thụ bởi nông súc đã tăng gấp 4 lần.

Surendra Shrestha, Giám đốc, Ban Huy động Tài nguyên Có phương sách, Chương trình Môi sinh Liên Hiệp Quốc: Do đó, khi con người thay đổi lối sống và lối dinh dưỡng, tài nguyên bị tiêu dụng nhiều hơn. Nhưng chúng ta chỉ có một địa cầu và chỉ có số lượng đất, nước, không khí và sự đa dạng sinh học hữu hạn. Vì sự hữu hạn này, tài nguyên của chúng ta đang trong tình trạng nguy kịch.

Tiến sĩ Richard Schwartz, chủ tịch Hội Người Trường chay Do Thái ở Bắc Mỹ: Chúng ta tiêu thụ quá nhiều thực phẩm cho thú vật. Không chỉ cố gắng nuôi 6,7 tỷ người hiện nay, mà chúng ta còn phải nuôi hơn 50 tỷ nông súc. Nên điều này có nghĩa là hơn 70% ngũ cốc sản xuất ở Hoa Kỳ được dùng để nuôi thú lấy thịt. Hơn 40% ngũ cốc sản xuất trên khắp thế giới là để nuôi nông súc.

Đây là điển hình nơi nuôi béo súc vật để bán, nơi mà hàng vạn con bò bị nhốt trong những tháng cuối của cuộc đời chúng. Chúng ở đó để được nuôi béo nhanh chóng bằng cách ăn ngũ cốc. Những nơi nuôi béo súc vật để bán chỉ là một phần của những cơ sở tập trung gọi là xí nghiệp chăn nuôi. Được thiết kế với mục đích chủ yếu là để theo kịp với nhu cầu gia tăng về thịt, những dịch vụ đáp ứng gấp rút này được tìm thấy ở tại những quốc gia tân tiến và đang phát triển. Chúng đem lại lợi nhuận cho một số ít người quản lý, nhưng gây ra vấn đề nghiêm trọng cho cả xã hội về sức khỏe con người, phúc lợi cho động vật và môi trường.

Gary L. Francione, Giáo sư Luật khoa, Trường Luật thuộc Đại học Rutgers, Hoa Kỳ, tác giả & người thuần chay: Sản phẩm từ động vật là một tai họa cho môi sinh. Phải cần từ 6 đến 12 cân chất đạm thực vật để cung cấp một cân thịt. Để cung cấp thịt thì phải tốn gấp 1.000 lần nhiều nước hơn là sản xuất khoai tây hoặc lúa mạch. Phải cần hai hécta đất để nuôi một thú ăn tạp. Chỉ cần ½ hécta đất để nuôi 20 người thuần chay. Như vậy trên cơ bản, phải cần gấp 80 lần số đất đai để phục vụ lối sống của một người ăn thịt so với lối sống của một người thuần chay. Riêng ở Hoa Kỳ, số lượng lúa hạt, lúa mạch, đậu nành v.v… mà chúng ta dùng để chăn nuôi thú hàng ngày, đủ để chúng ta có thể cho mỗi người trên địa cầu hai ổ bánh mì.

Giáo sư Al Gini thuộc Khoa Đạo đức Thương mại, Đại học Loyola, Chicago, Hoa Kỳ: Khi quý vị nhìn về lâu về dài, phải tốn nhiều thực phẩm để sản xuất loại thức ăn đó hơn là tìm chất đạm từ nguồn khác.

NƯỚC

Đối với nạn hâm nóng toàn cầu, sự khủng hoảng thiếu nước đã bắt đầu ở nhiều quốc gia trên thế giới. Các gia cư được yêu cầu tiết kiệm nguồn tài nguyên quý báu này càng nhiều càng tốt. Theo thống kê của Viện Nguồn nước Quốc Tế Stockholm, 70% tổng lượng nước là để sản xuất thực phẩm trong khi 20% lượng nước là dùng trong công nghiệp và chỉ 10% dùng trong gia cư. Bây giờ hãy suy nghĩ xem: Cần 23 galông nước để sản xuất một cân cải diếp, 25 galông nước để sản xuất một cân lúa mạch, 49 galông nước để sản xuất một cân quả táo, 815 galông nước để sản xuất một cân thịt gà, 1.630 galông nước để sản xuất một cân thịt heo, và 5.124 galông nước để sản xuất chỉ một cân thịt bò thôi. Các khoa học gia đã tính rằng chúng ta thật sự tiết kiệm nhiều nước bằng cách không ăn một cân thịt bò, hoặc 4 ham-bơgơ, hơn là việc không tắm ít nhất trong sáu tháng.

NĂNG LƯỢNG

Tiến sĩ David Archer: Điều rất rõ ràng là khi chúng ta trồng lúa và sau đó nuôi thú rồi ăn thú nuôi, mình tốn mất 90% năng lượng từ hạt lúa ban đẩu, và vì thế không những mình nuôi ít người hơn với lượng nông sản của mình mà như người ta khám phá, là còn phải tốn rất nhiều năng lượng hóa thạch để thực hiện điều này.

Để sản xuất một cân thịt bò, phải tốn năng lượng tương đương với một galông xăng dầu. Nếu tất cả chi phí này được phản ảnh trong giá thành của sản phẩm, không có trợ cấp chính phủ, ham-bơgơ rẻ nhất ở Hoa Kỳ sẽ trị giá 35 Mỹ kim mỗi cân Anh.

KHÔNG BỀN VỮNG

“Xin dùng ít thịt lại, thịt là sản phẩm tạo ra rất nhiều thán khí.” Tiến sĩ Rajendra Pachauri, Trưởng Ủy ban Liên chính phủ về Khí hậu thay đổi Liên Hiệp Quốc

Lionel Friedberg, nhà sản xuất phim tài liệu/người viết kịch bản/nhà điện ảnh, nhà sản xuất đoạt giải thưởng Emmy & người thuần chay: Vào tháng 11, 2006, Liên Hiệp Quốc đã phát hành một trong những tư liệu dẫn chứng kinh hoàng nhất mà tôi từng thấy, và chính Tổ chức Thực phẩm và Nông nghiệp thuộc Liên Hiệp Quốc, trụ sở đặt tại La Mã và đã phát hành tài liệu này, có tên, “Bóng tối Thăm thẳm của Thú nuôi”. Và tư liệu đã nói những gì? Tài liệu nói về vai trò của thú nuôi và kinh doanh nông nghiệp trong việc góp phần tạo nên nạn hâm nóng toàn cầu.

Báo cáo 2006 của Tổ chức Thực phẩm và Nông nghiệp khám phá rằng thú nuôi tạo ra nhiều khí thải nhà kính hơn là toàn thể khí thải từ mọi lãnh vực vận chuyển bao gồm xe hơi, máy bay, xe buýt và tàu thủy hợp lại.

Lionel Friedberg: Không phải là thứ gì mình cho vào bình xăng, mà là thứ gì mình để vào đĩa ăn, đó mới thật sự đáng quan tâm Và đó là nơi mà chúng ta có thể hạn chế và kiểm soát nạn hâm nóng toàn cầu.

Andrew Revkin, ký giả Thời báo Nữu Ước: Loại thịt rẻ tiền nhất đến từ kỹ nghệ chăn nuôi quy mô, là kỹ nghệ tạo ra nhiều vấn đề khác. Tổn phí rất nhiều nước, tạo rất nhiều ô nhiễm là kết quả của kỹ nghệ chăn nuôi quy mô. Vì thế ăn thấp hơn trong chuỗi thực phẩm là điều nhiều khoa học gia cảm thấy rất quan trọng khi dân số toàn cầu tiếp tục gia tăng.

Tiến sĩ Kirk Smith: Có nhiều lý do để nghĩ rằng giảm tiêu thụ thịt sẽ hữu ích. Một là khí nhà kính, thú nuôi hiện tạo ra 20% lượng khí thải nhà kính. Xin lỗi, hệ thống sản xuất thịt. Nó bao gồm thú nuôi, bao gồm việc trồng thực phẩm cho thú nuôi, bao gồm việc chuyên chở thịt, bao gồm việc phân bón để sản xuất thực phẩm, nông súc và thịt.

Andrew Revkin, ký giả Thời báo Nữu Ước: Khi quý vị ý thức hơn rằng sự lựa chọn thực phẩm cũng là lựa chọn năng lượng, lựa chọn đất đai, lựa chọn nước, thì quý vị có thể bắt đầu thay đổi lối sống.

Marley Tsongas, người trình bày Dự án Khí hậu, được đào tạo bởi nhà môi trường nổi tiếng thế giới Al Gore: Nói chung, những người trường chay hoặc người có mức tiêu thụ thịt ít hơn sẽ tạo lượng khí thải ít hơn, chỉ vì họ ăn thấp hơn trong chuỗi thực phẩm. Ít thịt hơn phải được sản xuất cho họ để cung cấp tất cả năng lượng và thực phẩm mà họ cần.

Tiến sĩ Shaw C. Liu, Thành viên Ủy ban Liên chính phủ về Khí hậu thay đổi Liên Hiệp Quốc, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu về Thay đổi Môi sinh, Formosa (Đài Loan): Thật sự, ăn bớt thịt có nghĩa là cho phép rất nhiều đất đai tốt được dùng để sản xuất ngũ cốc và trồng cây rừng. Điều đó sẽ thật sự giảm bớt lượng khí thải.

Công nghệ thịt còn dẫn đầu trong việc tạo ra khí mê-tan và nitric oxýt. Hai loại khí thải nhà kính này mặc dầu số lượng ít hơn nhưng gấp 23 and 300 lần, theo trình tự đã liệt, độc hại hơn thán khí.

Tiến sĩ Kirk Smith, giáo sư sức khỏe môi sinh toàn cầu, Đại học California tại Berkeley & người thuần chay: Nguồn thải khí mê-tan lớn nhất, khí thải mê-tan do con người tạo ra là từ thú nuôi lấy thịt.

Khí mê-tan thoát ra từ loài vật nhai lại như trâu bò và trừu lên đến khoảng 86 triệu tấn. 18 triệu tấn khí mê-tan khác là từ phân thú vật. Điều này tạo nên 37% tổng số khí mê-tan. http://geosci.uchicago.edu/~gidon/papers/nutri/nutriEI.pdf

Tiến sĩ Richard Schwartz, chủ tịch Hội Người Trường chay Do Thái ở Bắc Mỹ: Vậy rốt cuộc điều này có nghĩa là tất cả những việc tốt mà mọi người nói đến, cho là rất thiết yếu như chúng ta phải dùng xe tiết kiệm nhiên liệu hơn, bóng đèn tiết kiệm điện hơn, dùng xe hơi ít hơn và dùng xe công cộng nhiều hơn. Tất cả những điều đó là những việc làm tốt nhưng tất cả sẽ mất hiệu lực, hoặc mất giá trị nếu chúng ta không chuyển sang lối ăn dựa vào toàn thực vật.

Maneka Gandhi, Thành viên Quốc hội Ấn Độ, cựu Bộ trưởng Môi sinh Ấn Độ & người trường chay: Trừ phi chúng ta thay đổi chọn lựa thực phẩm của mình không có gì khác là quan trọng bởi vì thịt đang phá hủy hầu hết rừng của chúng ta; chính thịt ô nhiễm nước, gây nên bệnh tật, khiến cho tất cả tài chánh của chúng ta bị chi vào bệnh viện. Vì thế đó là lựa chọn đầu tiên đối với bất kỳ ai muốn cứu vãn địa cầu.

KHÔNG CÓ LÒNG NHÂN

“Không có gì hữu ích cho sức khỏe con người và gia tăng cơ hội sinh tồn trên địa cầu nhiều như sự tiến hóa chuyển sang ăn chay.” Albert Einstein, nhà vật lý, Giải Nobel năm 1921

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Trong hơn hai thập niên qua, Thanh Hải Vô Thượng Sư đã cảnh báo về thói quen ăn thịt của con người và tác hại lớn rộng của nó lên môi trường và rốt cuộc đến sự sống của chúng ta. Địa cầu đang bị hủy hoại bởi vì chúng ta ăn quá nhiều thịt, hoặc đại thể chúng ta phải nói như vậy. Vì thế nếu chúng ta muốn cứu vãn địa cầu, nếu chúng ta muốn thuyết về việc chăm sóc môi trường, chúng ta nên ăn trường chay.

Không có cách nào khác để làm, phải không? Và đó chỉ là một việc nhỏ so với tất cả sự chích ngừa và tất cả nước sạch dùng để sản xuất thịt và những thứ như vậy. Quý vị đã đọc báo chí, tập san và truyền hình mỗi ngày. Tôi chỉ nhắc nhở quý vị một phần nhỏ của nó. Nhưng hậu quả tai hại của việc ăn thịt thì rất lớn rộng. http://www.nytimes.com/2008/01/27/weekinreview/27bittman.html

Ông Wael Hmaidan, trưởng ban Vận động Khí hậu Ả Rập, Giám đốc Điều hành của Liên đoàn Người hoạt động Độc lập, Lebanon: Giải pháp cho sự thay đổi khí hậu được toàn thế giới biết đến. Chúng ta cần phải ngưng lệ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch. Chúng ta có thể sản xuất đủ năng lượng để thắp sáng toàn thể địa cầu bằng cách dùng một phần nhỏ của năng lượng mà mặt trời mang lại cho chúng ta. Dĩ nhiên, cũng cần nhấn mạnh loại thực phẩm mà chúng ta dùng.

Thượng nghị sĩ Andrew Barlett, Queensland, Úc Đại Lợi: Thuyết thuần chay đang ngày càng được công nhận là điều bình thường và là một lối sống hoàn toàn hợp lý và lành mạnh. Khi mình đặt nó vào bối cảnh của sự thay đổi khí hậu, thì ăn chay mang tính cách cấp bách hơn nhiều. Không phải chỉ là việc cố gắng thay đổi thế giới dần dần đến chỗ hoàn thiện hơn trong vài thế kỷ. Mà là việc nhận biết rằng nếu chúng ta không giảm khí thải nhà kính rất nhiều trong một thời gian rất ngắn, thì chúng ta sẽ hủy hoại vĩnh viễn, hủy hoại trầm trọng môi trường của chúng ta.

Tiến sĩ Jonathan Patz, tác giả hàng đầu của những trường trình thuộc Ủy ban Liên chính phủ về Khí hậu thay đổi, giáo sư môi sinh và sức khỏe: Tôi sẽ ủng hộ việc từ bỏ ăn thịt, vì lối dinh dưỡng này không bền vững và không những vậy, chúng tôi biết rằng lối dinh dưỡng phương tây dùng quá nhiều thịt không tốt cho mình và gây nên bệnh tim và ung thư.

Mức độ tiêu thụ thịt hiện nay là nguyên nhân trực tiếp của hàng loạt các vấn đề sức khỏe của thời nay. Tuy vậy, trong lúc việc sản xuất thịt tiếp tục tiêu thụ rất nhiều năng lượng, đất, nước và thực phẩm, thì hơn 1 tỷ dân số thế giới đang chịu cảnh thiếu dinh dưỡng.

Theo báo cáo mới đây do Hội Quỹ Thiếu nhi Liên Hiệp Quốc phát hành, những người ảnh hưởng ít nhất đến sự thay đổi khí hậu là những trẻ em nghèo nhất thế giới và đang chịu khổ nhiều nhất. Báo cáo nói rằng sự thay đổi khí hậu có thể gây ra thêm từ 40.000 đến 160.000 trẻ em chết mỗi năm ở Nam Mỹ và vùng Sub-Saharan Phi châu qua sự nghèo đói gia tăng.

Hội Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc (UNHCR) cũng đã báo trước rằng lên đến 1 tỷ người rất có thể mất nhà do ảnh hưởng của sự thay đổi khí hậu trong vài thập niên tới.

Thanh Hải Vô Thượng Sư: Với tất cả lý do khoa học, chúng ta nên trường chay. Và với tất cả lý do sức khỏe một lần nữa, chúng ta nên trường chay. Và với mọi lý do về kinh tế, chúng ta nên trường chay. Và với tất cả lý do về lòng từ bi, chúng ta nên trường chay. Và với chủ trương cứu vãn thế giới, chúng ta nên trường chay. Một số nghiên cứu cho biết rằng nếu người phương tây ăn chay một lần trong tuần, chúng ta sẽ có thể cứu 60 triệu người mỗi năm. Vậy hãy làm một anh hùng, hãy là người trường chay, bằng mọi lý do.

Bonnie Swift, phó chủ tịch công ty cố vấn kỹ sư môi trường & người ăn chay trường: Tôi là người trường chay đã hơn 10 năm nay, và một trong những động cơ thúc đẩy tôi thật sự đến từ nghề nghiệp cố vấn, từ việc đi ra ngoài, nhìn thấy một số hậu quả gây ra bởi kỹ nghệ nông nghiệp. Tôi đã nhìn thấy sông hồ và đất đai bị hủy hoại bởi những phương thức nông nghiệp tập trung.

Rynn Berry, nhà văn thuần chay: Nếu tất cả chúng ta đều trở thành trường chay, chúng ta có thể giảm thiểu lượng thán khí thải trong không khí và có thể bảo vệ địa cầu khỏi bị ô nhiễm, khỏi các rác thải của lò sát sinh, cũng như xóa bỏ sự tàn bạo, điều thật sự là mục tiêu quan trọng nhất.

Bác sĩ Eric Llewellyn, y sĩ tại Anh quốc, Cố vấn của Trung tâm Giúp đỡ Ung thư Bristol: Hẳn nhiên về mặt sức khỏe, chúng ta có bằng chứng rõ ràng đối với bệnh ung thư, nếu mình chuyển sang trường chay/ thuần chay, Tập san Y khoa của Anh quốc nói rằng nếu trường chay, thì cơ hội mình sống được 5 năm (với bệnh ung thư) tăng 40% và quan điểm của riêng tôi là tỷ lệ này có thể còn cao hơn thế, nhưng dinh dưỡng chay chắc chắn là hài hòa đối với loài người hơn.

BỀN VỮNG
KHÉO XOAY XỞ
HỮU HIỆU
NHÂN ĐẠO
YÊU THƯƠNG

“Gieo nhân nào, thì sẽ gặt quả ấy.” - Thánh Kinh

Cả khoa học và tâm linh đều diễn tả một nguyên tắc cơ bản: mỗi hành động sẽ tạo một phản ứng. Qua thời gian, con người nói chung đã bắt các sinh vật đồng cư chịu nhiều khổ đau. Một mạng sống bị lấy đi trái tự nhiên sẽ đền bù bằng một sinh mạng khác. Sự tàn phá của nạn hâm nóng toàn cầu với mức độ toàn cầu chỉ có thể là hậu quả của những hành động tai hại tích lũy trên phạm vi rộng lớn. Đây là nguyên nhân gốc rễ của nạn hâm nóng toàn cầu.

Hội thảo SOS, Thanh Hải Vô Thượng Sư: Cho nên, chúng ta phải ngưng giết hại. Chúng ta phải ngưng giết hại thú vật và con người. Chúng ta phải ngưng điều đó. Và rồi mọi việc khác sẽ tự nhiên sáng tỏ. Chúng ta sẽ tìm ra những phương tiện kỹ thuật tốt hơn để giải quyết vấn đề khí hậu, các vệt đen mặt trời có thể thậm chí ngưng bùng nổ. Các bùng nổ của đại dương có thể dừng lại. Bão tố có thể ngưng. Bão lốc sẽ lắng dịu. Động đất sẽ không còn.

Mọi thứ khác sẽ chuyển thành lối sống an bình bởi vì chúng ta tạo hòa bình và rồi chúng ta sẽ có hòa bình. Hòa bình không những giữa loài người mà còn giữa tất cả các loài đồng cư. Do đó tôi cứ nhấn mạnh việc ăn chay. Đó là luân thường đạo lý để làm một con người. Đó là dấu hiệu của một con người vĩ đại.

Quý vị phải thấy rằng dinh dưỡng bằng thịt không chỉ tạo lượng khí thải độc hại nhiều nhất vào bầu khí quyển của địa cầu mà còn tạo ra nhiều giá phải trả khác. Cộng tất cả lại, chúng ta sẽ thấy câu trả lời thật sự.

Có nhiều nguyên nhân phát sinh từ trường phủ định vào bầu không khí của địa cầu, và quý vị biết tôi đang nói gì. Khi quý vị bước vào một căn phòng và có người đang thù ghét nhau hoặc thù ghét quý vị, quý vị cảm thấy từ trường như một lưỡi dao bén. Khi bước vào buổi tiệc thương yêu, vui vẻ, quý vị sẽ cảm nhận được từ trường sống động vui vẻ. Đó là điều tạo nên hạnh phúc hoặc phiền muộn trong đời sống chúng ta – từ trường phủ định hoặc từ trường khẳng định.

Gary Fancione: Tôi nghĩ chúng ta cần hiểu rằng bạo lực chỉ gây nên bạo lực. Bạo lực không bao giờ là giải pháp cho một vấn đề, không bao giờ. Nó không bao giờ giúp ích mà chỉ tạo thêm khó khăn. Và về nhiều mặt, tôi thật sự không thấy vấn đề loài vật là một vấn đề riêng biệt. Tôi thấy đó là mọi hình thức của bạo lực, đã trở thành lối sống mà tất cả chúng ta đều chấp nhận hiện nay.

Surendra Shrestha: Tương lai thuộc về thế hệ trẻ hơn. Chúng ta cần dạy chúng cách để sống hài hòa bên trong, về tinh thần, thể xác và linh hồn, để sống hài hòa với thiên nhiên vì rằng chúng ta là một trong các chúnh sinh; chúng ta không có quyền giết hại chúng sinh khác. Do đó một khi chúng ta tập sống hòa hợp với chính mình, hòa hợp với các loài khác trong xã hội và thiên nhiên, thì chúng ta sẽ đạt được sự phát triển bền vững hầu có được toàn thể địa cầu để chung sống.

Lionel Friedberg: Vậy mình có thể làm gì để tạo sự khác biệt? Rất đơn giản, quý vị có thể tạo sự khác biệt. bằng cách thay đổi chế độ ăn của mình, làm người yêu hòa bình và sống một lối sống an hòa, từ bi. Và tất cả là về việc mình đặt gì thứ gì trên đĩa ăn điểm tâm, bữa ăn trưa và bữa ăn tối. Đó là lúc mình tạo sự thay đổi.

Andrew Revkin, ký giả Thời báo Nữu Ước: Đó là câu hỏi về giá trị: Chúng ta quý trọng tương lai bao nhiêu? Chúng ta sẵn sàng thay đổi lối sống hiện nay đến bao nhiêu để hạn chế nguy cơ cho tương lai của con cháu dầu chúng chưa ra đời, cho những người trẻ tuổi, và những người ở các quốc gia khác, nơi mà khả năng bị tổn hại lớn hơn.

Thượng nghị sĩ Andrew Barlett, Queensland, Úc Đại Lợi: Thật là một việc rất dễ dàng mà mỗi người đều có thể thực hiện. Họ không phải ngồi đó chờ và hy vọng chính phủ sẽ sửa chữa mọi việc. Họ không phải ngồi đó và chờ cho đến khi hệ thống vận chuyển công cộng cải thiện. Họ có thể làm ngay bây giờ. Và nếu người ta cắt giảm lớn lao và chọn lựa thuần chay hoặc trường chay, nhu cầu của công chúng về điều này càng nhiều, càng nhiều chọn lựa sẽ được cung ứng và ăn chay sẽ trở nên dễ thực hiện hơn.

Debora Hart, người tổ chức cuộc họp phụ huynh để cứu khí hậu, Úc Đại Lợi: Viễn ảnh của tôi về tương lai là một thế giới tôn trọng hơn đối với tất cả chúng ta, để biết rằng chúng ta thật sự liên kết với nhau và điều mình làm là quan trọng, và năng lực chúng ta tiêu dùng là quan trọng, và nếu mỗi một người trong chúng ta suy nghĩ như vậy và thật sự sống hàng ngày với điều đó trong tâm trí thì thế giới sẽ là nơi tuyệt vời.

Đến nay, gần 7,5 triệu người Hoa Kỳ tự nhận họ là người ăn chay, và nhiều khuynh hướng có thể tiàm thấy tại nhiều quốc gia khác.

Cô bé 13 tuổi tại San Francisco, Hoa Kỳ: Bất kỳ khi nào tôi có sự lựa chọn tôi luôn thích ăn chay. Tôi nghĩ điều đó lành mạnh cho mình và cũng tốt cho môi sinh và cho thế giới hiện nay.

Ông bố với các cô con gái nhỏ: Mình không phải đau khổ khi ăn chay.

Thị trưởng Toronto, David Miller: Những người trường chay thật sự giúp môi sinh. Tôi không phải là người trường chay nhưng tôi dùng rất nhiều bữa chay. Tôi nghĩ đó là điều tất cả chúng ta đều có thể làm.

Nhờ vào các nhóm truyền thông, các nhà điện ảnh và các nhà lãnh đạo chính phủ, quần chúng hiện nay được thông tin nhiều hơn bao giờ hết về sự liên quan giữa nạn hâm nóng toàn cầu và lối dinh dưỡng của họ.

CTS, Đài Truyền hình Formosa (Đài Loan): Chiến dịch Liên minh về Chuyển Chay Chống Hâm nóng Toàn Cầu thúc đẩy mọi người ngưng sự hâm nóng và cứu vãn địa cầu bằng lối dinh dưỡng trường chay. Ăn thịt không hợp thời nữa. Nguyên tắc ngày nay là cứu vãn địa cầu.

Thị trưởng Thành phố Đài Bắc, Hau Lung Bin: Hiện nay, nếu chúng ta muốn giảm thiểu khí thải, lối sống sống trường chay tuyệt đối là một phương cách rất hữu hiệu. Sự khác biệt giữa dinh dưỡng trường chay và dinh dưỡng bằng thịt là sự giảm thiểu thán khí thải mà gần như gấp 3 lần cao hơn với lối dinh dưỡng bằng thịt. Hơn nữa, dinh dưỡng trường chay rất tốt cho sức khỏe của bạn.

Marianne Thieme, Thành viên Quốc hội Hòa Lan, Nữ chủ tịch Đảng Thú vật & người ăn thuần chay: Đó chỉ là sự khởi đầu của chuyến vòng quanh thế giới về lòng từ bi.

Cô bé: Chúng ta hãy cùng nhau cứu vãn địa cầu.

Hội thảo SOS, Thanh Hải Vô Thượng Sư: Quý vị thấy, từ mọi điều suy xét, từ tất cả bằng chứng cụ thể chúng ta có được từ nghiên cứu Liên Hiệp Quốc, và bằng chứng khoa học từ các khoa học gia, đừng nói chi đến trách nhiệm đạo đức, tôi nghĩ, số một: chúng ta phải ngừng mọi sự giết hại, như tôi đề cập lúc nãy. Chúng ta ngừng mọi sự giết hại, ngừng mọi sự gây thương hại đến con người và thú vật. Số hai: ngừng mọi tiêu thụ tất cả sản phẩm từ thú vật. Số ba: khích lệ lối sống đạo đức hơn, bắt đầu từ bên trên, nghĩa là bắt đầu từ chính các nhà lãnh đạo.

Tôi biết tôi đang yêu cầu chuyện trời trăng, nhưng vì quý vị hỏi, tôi phải cho quý vị biết những giải pháp duy nhất chúng ta phải theo. Số bốn: Hoán cải con người thiên về tâm linh nhiều hơn, nghĩa là họ nên nhớ đến Thượng Đế nhiều hơn.

Chính phủ phải tham gia. Đừng nói chính trị tách rời khỏi tôn giáo. Họ phải khuyến khích mọi người đi nhà thờ nhiều hơn, hay cầu nguyện ở nhà với nhau nhiều hơn, để đọc kinh điển, để tìm hiểu Chúa Giê-su thật sự dạy họ điều gì, để thật sự thực hành điều Đức Phật dạy chúng ta, để thật sự thực hành điều Đạo Sư Nanak dạy chúng ta, điều Tiên tri Mô-ha-mét muốn chúng ta làm.

Chúng ta phải thật sự học hỏi kinh điển của tôn giáo mình và thực hành những gì dạy trong đó, không phải chỉ đọc. Và số năm: chúng ta phải sám hối và cầu xin ân sủng thiên đàng. Chúng ta phải cầu xin sự tha thứ từ thiên đàng và từ mọi chúng sinh về tất cả tổn hại chúng ta đã gây ra cho họ. Và rồi lực lượng từ ái chung và khẳng định của toàn thế giới sẽ đẩy lùi bóng tối hiện đang tiến về phía chúng ta, đang đối diện chúng ta ngay lúc này.

Bất kể mọi phát minh khoa học, bất kể mọi cách thức, mọi biện pháp vật chất mà chúng ta cố gắng cải tiến, kỹ thuật nông nghiệp hoặc sự thích nghi với việc thay đổi khí hậu, điều đó không giúp ích trong thời gian dài, nếu giá trị tâm linh của mình không đạt tới tiêu chuẩn của giá trị con người, nghĩa là không đạt đến tiêu chuẩn của thiên đàng.

Chúng ta phải xoay ngược đời sống của mình lại. Chúng ta phải làm. Tôi không bảo mọi người nên theo tôi, không, không, không cần. Cứ học kinh điển của quý vị và hành động theo đó. Tất cả thánh kinh đều dạy, tất cả kinh điển của tôn giáo trên thế giới, đều dạy chúng ta phải thương yêu nhau, phải từ bi với mọi chúng sinh, bao gồm cả thú vật. Chỉ bấy nhiêu thôi, lòng từ bi.

Thương yêu nhau và có lòng từ bi. Rất đơn giản, thương yêu. Thương yêu láng giềng mình, thương yêu mọi người, thương yêu thú vật. Khi thương yêu, chúng ta không làm hại, khi thương yêu, chúng ta không giết. Tôn giáo duy nhất là Tình thương. Giải pháp duy nhất là Tình thương, thế thôi. Chúng ta phải theo trái tim mình.

Cứu Địa Cầu.
Ăn Chay.
Sống Sanh.

Để biết thêm chi tiết cấp bách xin mời viếng mạng www.SupremeMasterTV.com