Ngày Môi sinh Thế giới là một trong những sự kiện quan trọng nhất trong lịch của Liên Hiệp Quốc và được tổ chức hàng năm tại hơn 100 quốc gia trên toàn cầu. Chủ đề của Ngày Môi sinh Thế giới năm nay là “Từ bỏ Thói quen ‘Thán khí.’”
Ngày 5 tháng 6 năm 2008, Tân Tây Lan tổ chức một cuộc họp mặt gồm các nhà môi trường học hàng đầu trên thế giới, các khoa học gia và các đại biểu chính phủ tại Wellington, thủ đô của quốc gia, để vinh danh ngày đặc biệt này.
Buổi tổ chức xoay quanh một cuộc họp báo đặc biệt để lên tiếng về khủng hoảng lớn nhất loài người đang gặp, thay đổi khí hậu. Có mặt trong buổi họp là Bộ trưởng Môi sinh của Tân Tây Lan, ông Trevor Mallard khả kính, Bộ trưởng Thay đổi Khí hậu của Tân Tây Lan, ông David Parker khả kính, ông Achim Steiner, Phó Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc và Giám đốc Điều hành Chương trình Môi sinh LHQ, Chủ tịch của Kiribati, ông Anote Tong khả kính, và Tiến sĩ Rajendra Pachauri, chủ tịch Ủy ban Liên Chính phủ về Thay đổi Khí hậu của Liên Hiệp Quốc.
Ông Trevor Mallard, Bộ trưởng Môi sinh của Tân Tây Lan: Đây thật là một điều hoan hỉ cho Tân Tây Lan và đây là một vinh dự rằng chúng tôi đang tổ chức cuộc họp có ý nghĩa như thế. Thật sự nó sẽ giúp chúng tôi khích lệ rất nhiều người Tân Tây Lan trở nên tham gia trong các buổi lễ mừng và sinh hoạt ngay khắp quốc gia này, trên 120 trường học, nhóm cộng đồng Kiwi hôm nay sẽ trồng cây và vườn, xây dựng hoặc sửa chữa đường đi bộ hoặc đi xe đạp hoặc giáo dục người khác cách chăm sóc tốt hơn cho môi trường của chúng ta.
XƯỚNG NGÔN VIÊN: Kiribati là một đảo quốc trên Biển Thái Bình Dương, gồm những các đảo nhỏ thấp, đặc biệt dễ bị thương hại khi mực nước biển dâng cao. Tổng thống Tong nói về tình trạng mỏng manh của quốc gia ông và các đảo quốc khác đang đối diện những hậu quả có thể xảy ra tương tự.
Tổng thống Tong: Nơi cao nhất của Kiribati trong đảo của chúng tôi nằm trung bình khoảng 2 mét trên mực nước biển. Chúng ta có thể đang ở mức vô phương cứu vãn, vì khí thải trong bầu khí quyển sẽ tiếp tục với đà này, sẽ tiếp tục đóng góp vào sự thay đổi khí hậu, mực nước biển dâng cao, đến mức độ mà sẽ đến lúc đảo nhỏ, thấp của chúng tôi sẽ bị ngập nước.
Đó không phải vấn đề phát triển kinh tế, là vấn đề sống còn của nhân loại. Đối với vài nơi vào lúc này, nếu cộng đồng thế giới, những quốc gia khác nhau không bỏ thói quen thải thán khí, sẽ có một quốc gia khác bị nguy hiểm.
Ông Achim Steiner (Phụ tá Tổng bí thư của Liên Hiệp Quốc và Giám đốc Điều hành Chương trình Môi sinh Liên Hiệp Quốc): Có thể có nhiều quốc gia sẽ không đối diện liền với viễn cảnh của Kiribati, nhưng thật ra có nhiều đảo quốc hiện đã bị số phận, đến cuối thế kỷ này họ sẽ biến mất.
Đó chỉ là khởi đầu của ảnh hưởng trông thấy được của thay đổi khí hậu. Phần không thấy được, những điểm nhỏ chúng ta không nhất thiết hiểu được, đang xảy ra chung quanh chúng ta, cũng đang trên đường đến.
XƯỚNG NGÔN VIÊN: Hội đồng Liên Chính phủ Thay đổi Khí hậu Liên Hiệp Quốc (IPCC) chú trọng vào chiều khoa học và kế hoạch để hạn chế thay đổi khí hậu. IPCC đã thành công đạt được sự nhất trí của 2.500 khoa học gia từ hơn 130 quốc gia về bản tường trình của họ tạo sự liên hệ mạnh mẽ nhất đến nay vào năm 2007 giữa sinh hoạt của loài người và hâm nóng toàn cầu.
Cùng với cựu phó tổng thống Hoa Kỳ Al Gore, IPCC nhận được Giải Hòa bình Nobel năm 2007 về việc làm của họ “xây dựng và phổ biến nhiều kiến thức hơn về thay đổi khí hậu do loài người gây ra, và đặt nền tảng cho các biện pháp cần thiết để trung hòa sự thay đổi đó.”
Tiến sĩ Rajendra Pachauri, một kinh tế gia và khoa học gia về môi sinh
với hai bằng tiến sĩ, từng phục vụ với cương vị chủ tịch IPCC từ năm
2002. Ông còn là tổng giám đốc của Viện Tài nguyên và Năng lượng của Ấn
Độ, là một tổ chức nghiên cứu và vận động phát triển bền vững.
Tiến sĩ
Pachauri là người ăn chay nghiêm túc do lòng tin Ấn giáo của ông và
cũng vì ảnh hưởng của dinh dưỡng thịt đối với môi trường.
Du hành gần
cả năm khắp toàn cầu để mang lại ý thức về thay đổi khí hậu, ông kêu
gọi các lãnh tụ chính phủ cũng như công chúng chấp nhận lối sống bền
vững hơn như là ngưng tiêu thụ thịt, đi xe đạp, và tiêu thụ một cách
cần kiệm.
Phóng viên của Truyền Hình Vô Thượng Sư tại cuộc họp báo ở
Wellington đề cập đến đề tài này để được Tiến sĩ Pachauri giải thích
thêm.
Ký giả SupremeMasterTV: Xin ông có thể giải thích với khán giả toàn cầu của đài ăn ít thịt sẽ giúp giảm hâm nóng toàn cầu ra sao?
Tiến sĩ Rajendra Pachauri (Chủ tịch của Hội đồng Liên Chính phủ về Thay đổi Khí hậu): Vâng, nếu quý vị nhìn vào toàn bộ chu kỳ thương mại thịt, hãy bắt đầu với sự sát sinh thú vật. Thú vật phải được giữ trong môi trường lạnh, và ngày nay đây là một doanh nghiệp toàn cầu.
Chúng ta không những cần tủ lạnh tại nơi chế tạo, mà còn cần tủ lạnh ở nơi chuyên chở, và rồi tất cả thịt phải được giữ trong nhà kho rồi chuyển đến các nơi bán lẻ và tại những nơi bán lẻ, thịt lại phải được giữ trong tủ lạnh.
Người ta mua thịt, họ mua rất nhiều, mang thịt về nhà, và giữ đông lạnh trong các tủ đông càng ngày càng lớn, tại sao vậy? Vì họ cần bảo tồn thịt, và tôi thậm chí không nói về dọn sạch rừng để làm đồng cỏ nuôi gia súc.
Cho nên nếu quý vị muốn lưu tâm toàn bộ kỹ nghệ đó, toàn bộ chu kỳ sản xuất thịt và tiêu thụ, điều đó vô cùng mạnh về phương diện khí thải thán khí.
Do đó tôi luôn nói nếu ăn ít thịt hơn, quý vị sẽ khỏe mạnh hơn và địa cầu cũng sẽ tốt hơn. Chúng ta dùng quá nhiều thịt trên thế giới này. Với thu nhập gia tăng, quý vị tìm thấy những xã hội bản chất vốn ăn chay trường hoặc ăn ít thịt, hiện giờ hướng về tiêu thụ chất đạm thú vật nhiều hơn.
Cho nên rõ ràng điều đó hợp lý vì đó là tình trạng cùng có lợi, nếu mình ăn ít thịt hơn, đó là một lý lẽ rất thuyết phục phía sau sự yêu cầu này mà tôi đưa ra ở khắp nơi, đã thực hiện trong nhiều năm, và tôi đã làm vậy ngay cả ở những quốc gia mà người ta chỉ ăn thịt, và may thay, tôi vẫn sống.
XƯỚNG NGÔN VIÊN: Quý vị đang xem Địa Cầu: Ngôi Nhà Thân Ái. Tiến sĩ Rajendra Pachauri đã dành thời giờ sau buổi họp báo tại Ngày Môi sinh Thế giới 2008 ở Wellington, Tân Tây Lan để nói chuyện với phóng viên của Truyền Hình Vô Thượng Sư và chia sẻ quan điểm của ông về trường chay và thay đổi khí hậu.
Ký giả SupremeMasterTV: Là chủ tịch của IPCC, ông có lời khuyên nào muốn nhắn với các vị lãnh đạo và chính phủ khắp thế giới về số lượng lớn khí thải thán khí do công nghiệp chăn nuôi gây ra và chúng ta nên có hành động gì về việc này không?
Tiến sĩ Rajendra Pachauri (Chủ tịch của Hội đồng Liên Chính phủ về Thay đổi Khí hậu): Tôi nghĩ điều đó sẽ giúp cộng đồng thế giới rất nhiều, nếu chúng ta ăn ít thịt hơn.
Nhưng tôi chỉ nhấn mạnh sự thật là cả chu kỳ sản xuất thịt gây rất nhiều, về phương diện khí thải thán khí.
Ngay từ lúc mình dọn sạch rừng để làm đồng cỏ, để nông súc gặm cỏ ở đó, sau đó giết chúng rồi vào tủ đông, cho nên nếu quý vị nhìn vào khí thải thán khí, liên hệ với toàn bộ chu kỳ chế tạo thịt, nó khá lớn.
Nếu chúng ta nhìn vào vài bản ước lượng, thật sự có vẻ choáng váng.
Nhưng nhiều hơn bất cứ gì khác, tôi nghĩ đây là tình trạng mọi người được lợi khi ăn ít thịt hơn. Có đủ bằng chứng y khoa, rằng mức độ tiêu thụ thịt mà chúng ta có trên thế giới ngày nay tính trên đầu người, nhất là trong những xã hội nơi thịt là một phần lớn trong dinh dưỡng, đó là một điều thậm chí có hại cho sức khỏe con người.
Vì thế, nếu quý vị đổi sang ăn ít thịt hơn thì tôi nói, nhiều người sẽ khỏe mạnh hơn, và địa cầu cũng tốt hơn.
Ký giả SupremeMasterTV: Chúng ta nghe rất nhiều về các chính phủ giảm hoặc hứa giảm khí thải thán khí của họ qua tất cả lãnh vực khác nhau: vận chuyển, sản xuất điện lực, v.v. nhưng chúng ta không nghe nhiều về ngành kỹ nghệ thịt, và nếu có nghe, điều đó có vẻ là sự chú trọng vào thời gian 4 hoặc 5 năm, và theo nhiều khoa học gia lúc đó sẽ quá muộn.
Có lời khuyên nào chúng ta nên đưa ra cho các nhà lãnh đạo và chính phủ của chúng ta hầu có được thêm nhiều hành động khẩn cấp hơn về vấn đề này không?
Tiến sĩ Rajendra Pachauri (Chủ tịch của Hội đồng Liên Chính phủ về Thay đổi Khí hậu): Tôi nghĩ chúng ta thật sự cần bắt đầu suy nghĩ ngoài vấn đề, rằng chúng ta không nên xem thường việc gì cả. Chúng ta không nên cho rằng mô hình được thiết lập về mức tiêu thụ và sự sản xuất đã vượt mức hành động hoặc chọn lựa mà người ta nên thực hiện, và nếu bắt đầu nhìn vào chu kỳ làm thịt, và biết phần lớn kỹ nghệ này được phân tán, nhất là được đặt nhiều nơi khác nhau trên thế giới, cho nên điều đó không được sự chú ý.
Nhưng các phân tích gia, những người ở trong doanh nghiệp dân chủ, phải mang sự thật ra ngoài, và tôi nghĩ nếu những điều đó được mang ra và công chúng hiểu những điều đó, thì chắc chắn các nhà lãnh đạo thế giới và những người chia sẻ ý kiến công chúng cũng sẽ có thể mang lại một sự phơi bày rõ rệt về những gì liên hệ số lượng lớn tiêu thụ thịt.
Cho nên lời khuyên của tôi là chúng ta nên mang sự thật ra ngoài.
Và một khi người ta ý thức được sự thật, thì chắc chắn đại đa số công
chúng và do đó giới lãnh đạo của những xã hội nào đó sẽ thấy điều lợi
của việc chuyển sang dinh dưỡng ít thịt hơn.
Không may, những điều này
thật sự đã không được đưa ra ánh sáng đầy đủ để người ta nhìn kỹ và
chấp nhận tình thế mà từ đó họ sẽ giảm lệ thuộc vào thịt.
XƯỚNG NGÔN VIÊN: Với sự tan chảy nhanh chóng tiếp tục của băng đá Bắc
Cực và sự phát ra số lượng lớn khí mê-tan chứa trong vùng đất đóng
băng, sự khẩn cấp của việc hành động để ngưng hâm nóng toàn cầu đã rõ
ràng hơn bao giờ hết.
Ký giả SupremeMasterTV: Ông nói rằng nếu chúng ta không hành động trước 2012, như vậy sẽ quá trễ. Chúng ta cần hành động trong vòng hai hoặc ba năm kế, cho nên đây có phải là điều chúng ta nên kêu gọi chính phủ nhấn mạnh với dân chúng và các nhà lãnh đạo khác rằng chúng ta thật sự cần hành động ngay bây giờ?
Tiến sĩ Rajendra Pachauri (Chủ tịch của Hội đồng Liên Chính phủ về Thay đổi Khí hậu): Tuyệt đối là vậy, ý tôi là nếu nhìn vào bản thống kê thứ tư của IPCC, chúng ta đã xem xét nhiều viễn cảnh ổn định, và một trong chúng tôi xin nhấn mạnh là điều đặc biệt này, sẽ chắc chắn khiến thay đổi khí hậu không dẫn đến sự hâm nóng hơn từ 2 đến 2,4 độ C.
Bây giờ, với diễn tiến đặc biệt đó, chúng ta sẽ phải chắc chắn rằng chúng ta bắt đầu giảm khí thải khí nhà kính toàn cầu trễ nhất là trước năm 2015.
Điều này thật sự cho chúng ta rất ít thời gian, và do đó nhấn mạnh hành động khẩn cấp càng nhanh càng tốt.
Tôi cũng xin đưa ra rằng ngay cả với diễn tiến này, có kết quả khó lay chuyển rằng thế giới sẽ phải đối diện với mực nước biển dâng cao do sự giãn nở nhiệt.
Chúng tôi ước lượng mực nước biển sẽ tăng từ 0,4 đến 1,4 mét chỉ do sự giãn nở nhiệt, và nếu thêm vào số lượng nước sẽ bị thải ra này và sẽ thêm vào mức nước biển dâng cao do số lượng băng đá tan chảy, chúng ta đã mang thế giới vào một nguy cơ, sẽ ảnh hưởng một rất nhiều đảo quốc nhỏ, những vùng bờ biển đất thấp khắp thế giới.
Điều đó rõ ràng cho chúng ta một báo động tuyệt đối rằng mình không còn thời giờ để chờ đợi và chúng ta phải chắc chắn rằng chúng ta bắt đầu giảm khí thải khí nhà kính càng sớm càng tốt, chắc chắn trước 2015 nếu muốn ổn định sự gia tăng nhiệt độ từ 2 đến 2,4 độ C và không để cho mực nước biển dâng lên do sự giãn nở nhiệt lên cao hơn mực độ tôi vừa đề cập.
Và có rất nhiều lý do khác tại sao có sự khẩn trương trong việc hành động. Nếu nhìn vào ảnh hưởng của thay đổi khí hậu đến nước, đến sức khỏe nhân loại, đến nông nghiệp, đến hệ sinh thái, chúng ta thật sự đang đi vào khu vực mà các ảnh hưởng này sẽ trở nên rất nghiêm trọng dù với một sự gia tăng nhiệt từ 1 đến 1,5 độ.
Cho nên chúng ta thật sự không có thời giờ để chờ và tôi nghĩ nếu thế giới muốn ổn định khí hậu của địa cầu và do đó giảm thiểu hoặc loại bỏ nguy cơ của ảnh hưởng có hại, thì chúng ta phải hành động rất nhanh.
Ký giả SupremeMasterTV: Nhiều cá nhân không nhận biết những bước rất quan trọng và hữu hiệu mà cá nhân họ có thể làm, hầu hạn chế hâm nóng toàn cầu và thay đổi khí hậu, ảnh hưởng lớn của việc ăn ít thịt hoặc không ăn thịt.
Vậy nếu có hai hoặc ba bước đơn giản mà mỗi người có thể làm để giảm dấu ấn thán khí của họ, ông có thể khuyên chúng tôi đó là những điều gì không?
Tiến sĩ Rajendra Pachauri (Chủ tịch của Hội đồng Liên Chính phủ về Thay đổi Khí hậu): Có cả khối việc mà nhiều người có thể làm. Chúng ta chắc chắn cần thay đổi việc sử dụng vận chuyển của mình.
Chẳng hạn, chúng ta không nghĩ hai lần trước khi đi vào xe và cứ lái đi bất cứ nơi nào mình muốn, chúng ta không xem thử nếu phương tiện di chuyển công cộng có sẵn để đến một địa điểm nào đó, và nếu có sẵn phương tiện thì tôi nghĩ dùng di chuyển công cộng tốt hơn rất nhiều, nơi chúng ta đi bộ, đi bộ tốt hơn nhiều, nơi nào có thể dùng xe đạp, chúng ta nên làm vậy.
Cho nên tôi nghĩ về ngành vận chuyển, và việc dùng cách vận chuyển, chúng ta có thể chắc chắn mang lại những lựa chọn có ít khí thải thán khí hơn nhiều.
Tương tự, khi dùng đèn và khi dùng máy lạnh, nếu dùng những kỹ thuật rất hữu hiệu năng lượng, chúng ta có thể tạo một khác biệt lớn với dấu ấn thán khí của mình, và cuối cùng trong phương pháp ẩm thực.
Tôi nghĩ trong phương pháp ẩm thực, nếu chúng ta bảo đảm bất cứ gì chúng ta ăn đều liên hệ rất ít với mức khí thải thán khí, nhưng không phải trong cách giảm chất dinh dưỡng mà chúng ta lấy được, tôi nghĩ chúng ta nên chuyển sang hướng đó.
Tuy nhiên, tôi nghĩ có một chính sách chính phủ rất quan trọng cũng để ảnh hưởng sự lựa chọn cá nhân, và điều này đặc biệt sẽ xảy ra nếu chúng ta đặt một giá tiền trên thán khí, vì khi điều đó xảy ra, thì chi phí của mọi việc có liên hệ với khí thải thán khí sẽ thay đổi rất lớn, và lựa chọn của giới tiêu thụ sẽ được thi hành để theo kịp với sự thay đổi giá cả đó.
Ký giả SupremeMasterTV: Tiến sĩ Pachuari, khán giả toàn cầu chúng tôi sẽ rất được khích lệ bởi lời nói của ông. Cám ơn ông rất nhiều đã chia sẻ sự sáng suốt của ông hôm nay.
Tiến sĩ Rajendra Pachauri (Chủ tịch của Hội đồng Liên Chính phủ về Thay đổi Khí hậu): Cám ơn quý vị rất nhiều. Tôi xin nói điều này với Truyền Hình Vô Thượng Sư: Xin chúc lời tốt đẹp nhất về nỗ lực của quý vị hướng về một thế giới bền vững, cám ơn quý vị.
Tôi sẽ nói: Ăn Chay, Sống Xanh và Cứu Địa Cầu.
XƯỚNG NGÔN VIÊN: Chúng tôi cám ơn ông, Tiến sĩ Rajendra Pachauri, đã làm việc không mệt mỏi để nâng cao ý thức về thay đổi khí hậu và khích lệ dinh dưỡng chay để giải quyết hâm nóng toàn cầu.