KHOA HỌC GIA VỀ KHÍ HẬU THAY ĐỔI
 
Dùng khoa học để cứu Địa Cầu: Phỏng vấn Tiến sĩ Vandava Shiva   
( 43 MB )


Chào mừng quý khán giả yêu mến địa cầu đến với Người Tốt, Việc Hay. Tiết mục hôm nay trình chiếu về Tiến sĩ Vandana Shiva.

Để biết thêm chi tiết về Tiến sĩ Vandana Shiva và Navdanya, xin viếng www.navdanya.org

Sinh trưởng ở Ấn Độ, Tiến sĩ Shiva là một nhà môi trường học nổi tiếng đã làm việc không ngừng nhiều năm qua để giúp bảo tồn ngôi nhà địa cầu của chúng ta. Cô được thế giới công nhận về những thành tựu về sinh thái, kể cả việc nhận được Giải Ngày Địa Cầu Quốc Tế từ Liên Hiệp Quốc và Giải Quyền Sinh kế, còn được biết là “Giải Nobel Mới.” Cô còn là tác giả sách bán chạy nhất, với các quyển sách dưới tên cô như “Đất Không Phải Dầu,” “Dân chủ Địa cầu,” và “Vẫn Còn Sống: Phụ nữ, Sinh Thái học, và Sự Phát triển.”

Năm 1987, Tiến sĩ Shiva, là người ăn chay, đã sáng lập Navdanya, một tổ chức cổ động hòa bình, hòa hợp, công bằng, và bền vững qua việc tìm cách bảo vệ đa dạng sinh học của sinh quyển. Bản tuyên ngôn sứ mạng của tổ chức là như sau: “Bảo vệ thiên nhiên và nhân quyền về kiến thức, đa dạng sinh học, nước và thực phẩm.”

Trong cuộc phỏng vấn với Truyền Hình Vô Thượng Sư tại Đề Li, Ấn Độ, Tiến sĩ Shiva đã chia sẻ quan điểm của cô về tầm quan trọng của việc bảo tồn qua ứng dụng canh tác lành mạnh về phương diện sinh thái.

Tiến sĩ Shiva: Tôi vốn là nhà vật lý hạt nhân và sau đó là nhà vật lý lượng tử. Nhưng 35 năm qua, tôi đã cống hiến cuộc đời cho việc bảo vệ địa cầu.

Tiến sĩ Shiva: Tôi đã sáng lập hai cơ sở. Thứ nhất, cơ sở nghiên cứu công ích được gọi là Tổ chức Nghiên cứu Khoa học, Kỹ thuật và Sinh Thái học. Tôi muốn khoa học làm việc cho con người và sự bảo vệ địa cầu. Vì thế tôi đã thành lập cơ sở nghiên cứu sinh thái độc lập này. Năm 1987, tôi thành lập Navdanya, có ý nghĩa là “9 hạt giống” cũng như “món quà mới.” Chín hạt giống có một ý nghĩa rất sâu rộng ở Ấn Độ vì chúng liên quan đến sự cân bằng địa cầu, trồng chín cây trên cánh đồng, và cho thấy quý vị có đa dạng sinh học trên cánh đồng, quý vị đang bảo vệ địa cầu. Nhưng sự đa dạng cây trồng cũng có nghĩa là cân bằng dưỡng chất cho cơ thể mình. Vì vậy mọi con đường từ vũ trụ đến cơ thể chúng ta, nói về sự hài hòa, hòa bình và sự cân bằng.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Hơn 29 năm qua, số hội viên của Navdanya đã phát triển lên đến hơn 70.000 gia đình canh tác ở 13 tiểu bang của Ấn Độ. Chỉ riêng ở bang Uttarakhand, 60.000 nông dân đã chuyển sang canh tác hữu cơ qua những nỗ lực của Navdanya. Cho đến nay, Navdanya đã huấn luyện hơn 200.000 nông dân trong phương pháp nông nghiệp này. Qua ngân hàng hạt giống, Navdanya đã duy trì hơn 2.000 giống lúa nội địa khác nhau, 50 loại rau địa phương, cũng như nhiều loại cây và dược thảo khác.

Tiến sĩ Shiva: Tôi bắt đầu để dành hạt giống năm 1987 qua Navdanya, vì tôi quan sát thấy hàng trăm, hàng ngàn sự đa dạng cây trồng đang bị hủy hoại vì nông nghiệp hóa chất, vì công nghệ di truyền ra sao. Tôi thấy 200.000 giống lúa khác nhau mà Ấn Độ đã từng có bị giảm đến một mức khá lớn ra sao, 1.500 giống lúa mì chúng tôi đã từng có một hoặc hai loại hạt giống kém hơn. Không nơi nào trên thế giới mà người dân muốn ăn thức ăn công nghệ di truyền với những gien vi khuẩn, gien vi rút và gien ung thư. Mọi người muốn thực phẩm lành mạnh tốt cho tâm trí và tốt cho cơ thể.

Tiến sĩ Shiva: Tôi bảo vệ sự đa dạng vì tôi thấy chúng ta như một phần của gia đình địa cầu. Đây là thân nhân chúng ta. Thực vật, động vật, vi khuẩn, đều là một phần của đại gia đình địa cầu này.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Biến đổi khí hậu là một thực tế ảnh hưởng tất cả chúng ta và hành động tức thời cần có để giảm ảnh hưởng của nó.

Tiến sĩ Shiva: Theo sự tính toán từ Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu, nếu chiều hướng hiện tại tiếp tục, khoảng năm 2050, phân nửa chủng loại của địa cầu này sẽ biến mất. Đó là một sự hủy diệt vô cùng lớn. Nhiều loài đang biến mất trong biển vì đại dương đang ấm lên. Vì đại dương có nhiều axít hơn, các dải san hô đang bị chết. Tôi quan sát thấy vườn xoài của tôi bị chết vì đóng băng quá nhiều mùa đông vừa qua. Khi chúng ta có rất ít mưa hoặc quá nhiều mưa, quá lạnh hoặc quá nóng, đa dạng sinh học bị thiệt hại. Địa cầu, địa cầu kỳ diệu này, có đời sống, nhờ khả năng điều hòa nhiệt độ trong sự cân bằng nhất định. Sự ô nhiễm đang lấy đi quá khả năng đó trong đó đời sống có thể tồn tại trên địa cầu này. Và biến đổi khí hậu dĩ nhiên là một đe dọa cho các loài của địa cầu. Nhưng chúng ta là một trong số loài đó, đang đe dọa sự tồn sinh của chúng ta.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Các rừng mưa quý báu đang bị đốn ngã để trồng vụ mùa, nhất là để nuôi gia súc, với thiếu suy nghĩ đã dẫn đến hậu quả khôn lường.

Tiến sĩ Shiva: Cây được trồng bằng cách đốn rừng Amazon, cây được trồng bằng cách đốn cây rừng mưa, ở Nam Dương và Mã Lai. Điều đó không những đưa đến khoảng 18% khí thải vì các khu rừng khi bị đốt cháy, tạo thêm nhiều khí nhà kính, nhưng vấn đề lớn nhất là, đây là những lá phổi của địa cầu. Đây là nguồn hút thán khí nhiều nhất. Đây là những máy điều hòa nhiệt độ khí hậu, lượng mưa, gió và mô hình khí hậu. Nếu rừng Amazon không còn, chúng ta sẽ không có lá phổi, gan và tim. Có một cách khác trong đó thực phẩm có liên quan đến biến đổi khí hậu. Theo sự tính toán của tôi, nông nghiệp công nghiệp được toàn cầu hóa đang tạo ra 25% khí hậu thay đổi. Ngoài ra, nó đang cho chúng ta thực phẩm không tốt.

Tiến sĩ Shiva: Chúng ta có thể chỉ giải quyết khủng hoảng thực phẩm khi sản xuất thực phẩm thay thế, thực phẩm địa phương, và chắc chắn rằng con người và nền dân chủ có thể điều chỉnh hệ thống thực phẩm.

Tiến sĩ Shiva: Khi nói về biến đổi khí hậu, người ta thường chỉ nghĩ đến khí bị thải ra từ xe hơi hoặc từ nhà máy điện. Nhưng một phần lớn của biến đổi khí hậu liên quan đến cách chúng ta trồng thực phẩm ngày nay. Thực phẩm công nghiệp, thực phẩm được trồng với phân bón hóa chất có nguồn gốc từ nhiên liệu hóa thạch, họ dùng dầu để sản xuất. Rồi khi phân bón được đưa vào đất, khí nitrogen oxide hòa tan vào khí quyển và tạo biến đổi khí hậu, vì khí này gây chết người nhiều hơn gấp 300 lần so với thán khí. Chúng ta đang tạo biến đổi khí hậu bằng nông trại của mình. Điều này có nghĩa là thực phẩm trồng hiện nay, lẽ ra là không nên trồng.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Trồng thực phẩm hữu cơ có vô số lợi ích cho địa cầu và cải thiện sự lành mạnh của xã hội.

Tiến sĩ Shiva: Thực phẩm tốt nhất là thực phẩm trồng hữu cơ; thực phẩm tốt nhất là được trồng ở địa phương, theo ý thích và văn hóa chúng ta; và thực phẩm tốt nhất là được trồng không có nhiên liệu hóa thạch. Nếu chúng ta chuyển nông nghiệp sang canh tác hữu cơ phù hợp sinh thái, đó là cách trồng thực phẩm duy nhất mà đó là nhập lượng quan trọng cho cơ thể quý báu của mình. Nếu chúng ta có thể chuyển sang trồng loại thực phẩm xứng đáng với con người, chúng ta có thể giảm khí thải gây biến đổi khí hậu tới 25% trong khi đó bảo vệ nông dân, bảo vệ sự đa dạng sinh học, và sức khỏe của chúng ta.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Cây trồng, như được trồng gần đây, vô cùng dễ ảnh hưởng đến biến đổi khí hậu. Canh tác hữu cơ mang đến sự ổn định cho hệ sinh thái.

Tiến sĩ Shiva: Một vấn đề cuối cùng về quan hệ giữa thực phẩm và biến đổi khí hậu. Các hệ thống góp phần làm biến đổi khí hậu cũng dễ ảnh hưởng hơn đến biến đổi khí hậu. Nếu gặp một cơn bão, quý vị có thể bị phá hủy toàn bộ nguồn thực phẩm. Nếu có một cơn hạn hán, nếu đất được bón phân với phân bón hóa chất, chúng không thể chịu đựng được hạn hán. Do đó chúng ta cần sự đa dạng sinh học, do đó chúng ta cần canh tác hữu cơ, giảm ảnh hưởng của chúng ta đối với biến đổi khí hậu và có khả năng thích ứng tốt hơn. Nhưng điều kỳ diệu là, đồng thời nó cũng giải quyết khủng hoảng thực phẩm.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Tiến sĩ Shiva rất thích hạt giống truyền thống và thực phẩm địa phương. Về di truyền học cô cảm thấy sinh vật bị biến đổi di truyền xáo trộn cân bằng thiên nhiên, Bacillus thuringiensis (Bt) là một vi khuẩn hình thành bào tử, các gien của nó được đưa vào các cây trồng như ngô, khoai tây, và vải bông trên danh nghĩa tránh côn trùng.

Tiến sĩ Shiva: Bt toxin là độc tố. Cây trồng có độc tố Bt không có lợi nhuận cao. Đó là cây trồng sinh độc tố. Cây trồng có sức kháng cỏ chịu đựng được cỏ, cho nên quý vị có thể xịt thuốc với lượng glyphosate cao hơn. Đó là nhiều chất độc hơn trên trại, không nhiều thức ăn. Cho đến nay, không có riêng một GMO nào (sinh vật biến đổi di truyền) sản xuất thực phẩm nhiều hơn là cây trồng tương đối.

Tiến sĩ Shiva: Những hạt giống công nghệ gien không giải quyết nạn đói. Chúng không mang sự thịnh vượng cho nông dân. Nông nghiệp không có GMO là nông nghiệp an bình. Nông nghiệp không có GMO là nông nghiệp thịnh vượng. Nông nghiệp không có GMO là cách duy nhất nhân loại nên hướng đến trong tương lai.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Những tác hại của thức ăn có thịt đối với môi trường và những chúng sinh khác thì rất lớn.

Tiến sĩ Shiva: Bản thân tôi ăn chay trường. Tôi chỉ nghĩ là nó ngon hơn. Chúng ta biết từ tất cả nhân vật ít ăn thịt hoặc không ăn thịt tạo nên một dấu ấn nhỏ hơn trên địa cầu. 70% lương thực ngũ cốc hiện nay không phải do con người ăn, mà do nông súc ăn. Chúng ta làm dịu nỗi khổ của nông súc, và chúng ta sẽ để dành số thóc đó để nuôi những người đói.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Địa cầu của chúng ta rất đặc sắc và là địa cầu duy nhất chúng ta có. Ý thức được tình trạng khẩn cấp hiện nay của địa cầu là điều quan trọng để có những quyết định đúng để đảm bảo địa cầu nơi đây cho các thế hệ sau này.

Tiến sĩ Shiva: Tôi nghĩ mỗi người chúng ta có một vai trò bảo vệ địa cầu. Chúng ta không tách rời địa cầu, là một phần địa cầu. Chúng ta là con của địa cầu. Chúng ta là con của Mẹ Địa Cầu, Terra Madre. Trong mọi nền văn hóa, chúng ta xem địa cầu như bà mẹ của chúng ta, đã nuôi dưỡng chúng ta. Chúng ta cần nhớ lại bà mẹ này, chúng ta đã quên, đã sao lãng, đã lạm dụng, đã làm ô nhiễm, đang cần chúng ta chăm sóc, cần vòng tay của chúng ta, sự quan tâm của chúng ta. Hãy cho địa cầu sự quan tâm trong mọi việc chúng ta làm, thực phẩm chúng ta ăn, cách chúng ta đi lại, xe chúng ta lái, cách chúng ta sống.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Shiva về công việc bảo tồn không ngừng của cô để cổ động đa dạng sinh học, canh tác hữu cơ, và môi trường sạch hơn. Cầu xin mọi người trên địa cầu này luôn có đủ thức ăn qua nông nghiệp bền vững và thức ăn không thịt.

Để biết thêm chi tiết về Tiến sĩ  Vandana Shiva, tổ chức Navdanya và ấn phẩm của cô, xin viếng: www.navdanya.org

Sách của Tiến sĩ Vandana Shiva:
Đất Không Phải Dầu
Dân chủ Địa cầu
Vẫn Còn Sống: Phụ nữ, Sinh Thái học, và Sự Phát triển
Có bán tại: www.navdanya.org