Hâm nóng toàn cầu & Khí đại dương: Phỏng vấn giáo sư Gerald Dickens Đại học Rice
Chào mừng quý vị đến với Địa Cầu: Ngôi Nhà Thân Ái. Qua sự quan tâm ngày càng nhiều về sự thay đổi khí hậu và ảnh hưởng của nó trên tinh cầu, Truyền Hình Vô Thượng Sư đã đến thăm viếng Tiến sĩ Gerald Dickens, phó giáo sư Khoa Học Địa Cầu ở Trường Đại Học Rice uy tín ở Houston, Texas, Hoa Kỳ. Tổ chức cá nhân đã nhận được sự kính trọng như là người tiên phong trong lĩnh vực kỹ thuật nano, phân tích cấu trúc hóa học, và khoa học không gian.
Là một trong những trường đại học nổi tiếng nhất ở Hoa Kỳ, nó thường được xếp thứ hạng cao trong nhiều bản tường trình. Giáo sư Dickens là người nghiên cứu quan trọng về lịch sử quá khứ của các đại dương trên thế giới, về sự thay đổi cấu trúc địa chất học, hóa học và sinh học của chúng.
Hiện nay, ông phục vụ như Tổng Biên Tập của tập san Cổ Đại Dương Học của “Nghiệp Đoàn Địa Vật Lý Học Hoa Kỳ,” được khen ngợi nhiều nhất trong lĩnh vực Khoa Học Địa Cầu trên khắp thế giới. Hôm nay Giáo Sư Dickens chia sẻ kiến thức phong phú và cung cấp kiến thức trung lập cho chúng ta để thấy rõ mối quan hệ giữa việc hâm nóng toàn cầu và địa chất học biển, và chúng ảnh hưởng tương lai của hành tinh chúng ta ra sao.
SupremeMasterTV: Chúng ta đang gặp gỡ Giáo Sư Gerald Dickens ông là giáo sư Khoa Học Địa Cầu ở Trường Đại Học Rice nơi đây ở Houston, Texas, Hoa Kỳ. Thật vui được ông tham dự chương trình Giáo Sư Dickens và chủ đề thảo luận của chúng ta hôm nay là khí đại dương và sự ảnh hưởng tiềm tàng của sự hâm nóng toàn cầu về khí đại dương này. Trước tiên ông có thể nói cho tôi biết, chúng ta đang nói về khí đại dương gì?
Giáo sư Dickens: Hầu hết đó là khí mê-tan, và sẽ có khí mê-tan được dự trữ trong những chất lắng xuống đáy của đại dương.
SupremeMasterTV: Tôi hiểu nó được dự trữ trong dạng tinh thể. Ông có thể giải thích điều đó?
Giáo sư Dickens: Vâng. Khí mê-tan có thể hòa tan trong nước, nó có thể như là bọt khí hay nó có thể là một kết cấu lạ, mà chúng ta gọi là hydrat mê-tan. Khi chúng ta lấy phân tử mê-tan và phân tử nước cho kết hợp lại với nhau để hình thành một cái khung, với khí mê-tan ở trong. Nó trông rất giống như là băng.
SupremeMasterTV: Tôi hiểu nó được gọi là “lửa trong băng.” Ông có thể giải thích điều đó?
Giáo sư Dickens: Vâng, vì nó trong rất giống băng, nhưng khi tan ra nó thải ra khí mê-tan, giống như khí được dùng trong khí thiên nhiên cho bếp nấu và những thứ giống như thế. Vậy bạn có thể tưởng tượng nếu bỏ vào đó một que diêm, nó trông giống một tảng băng có ngọn lửa ở trên.
SupremeMasterTV: Bây giờ tiếp theo là, chúng ta nói về những khí khác đặc biệt ở đại dương, hay chủ yếu là mê-tan?
Giáo sư Dickens: Vâng, có một lượng thán khí nhất định hòa tan trong đại dương và nó có vai trò quan trọng, nhưng chúng ta không thường nghĩ tới nó như vấn đề khí ở đó. Và thật ra, khí chính mà chúng ta đang nghĩ tới, trong giới hạn của lượng lớn khí trong hệ thống biển, là mê-tan.
SupremeMasterTV: Ông có thể nói khí mê-tan có thể phát sinh trong đại dương ra sao? Nó thật sự được phát sinh như thế nào?
Giáo sư Dickens: Hầu hết nó xuất hiện khi cacbon hữu cơ chìm xuống đáy biển. Nó có nghĩa là cơ thể, sinh vật, khi chúng chết, chúng rơi xuống nước chúng bị chìm xuống đáy đại dương. Khi chúng bị chôn vùi, nhiều vi khuẩn khác nhau bắt đầu ăn cacbon hữu cơ. Và một nhóm vi khuẩn là thời thái cổ, và một nhóm phụ khác của thời thái cổ là những vi khuẩn tạo ra ra khí mê-tan. Vì vậy chúng có những cấu tạo khác nhau từ cacbon hữu cơ gốc và biến đổi nó thành mê-tan.
SupremeMasterTV: Rất nên để ý, tôi hiểu có một hệ thống toàn bộ hệ sinh thái trong những cơ thể này chìm xuống đáy đại dương thành chất trầm tích.
Giáo sư Dickens: Vâng.
SupremeMasterTV: Khí mê-tan lưu lại trong đại dương ra sao? Cái gì đang lưu giữ khí mê-tan ở đó?
Giáo sư Dickens: Điều này hơi khá phức tạp để giải thích. Về cơ bản, nó luôn ở đó, nhưng nó luôn được thêm vào và mất đi. Nói cách khác, khi khí mê-tan đang được sản sinh, nó cũng đang được tiêu thụ.
Vì vậy chúng ta kết thúc với hệ thống trạng thái vững chắc có lẽ chức năng tốt nhất sẽ là rừng. Vì vậy, với sự quang hợp, chúng ta tạo cacbon hữu cơ trên cây và khi cây chết, chúng thải ra cacbon hữu cơ.
Giống như những gì xảy ra ở chất trầm tích đại dương. Vì vậy, khi cacbon hữu cơ hòa vào các chất này, Archaea biến nó thành mê-tan. Khí mê-tan đó hiện giờ nằm trong chất trầm tích, nhưng cùng lúc, nó từ từ thoát ra. Và khi thoát ra, nó được hấp thụ bởi dưỡng khí hay các loài sinh vật khác hòa tan trong nước chúng ta gọi là sun-phat. Vì vậy nó phần nào là sản lượng của chúng ta.
SupremeMasterTV: Ông có thể nói về nhiệt độ và áp suất của nước trong mối quan hệ giữa khí mê-tan và các thủy hợp của mê-tan không?
Giáo sư Dickens: Vâng. Trong chu trình mà chúng ta vừa nói đến, khi chúng ta tạo khí mê-tan, nếu có nhiều khí mê-tan được tạo và chúng ta trong tình trạng khá khẩn trương do nước gây ra, và nhiệt độ khá lạnh, như là đáy đại dương, sau đó, khi chúng ta bắt đầu tạo ra khí mê-tan, nó sẽ kết tủa thành dạng mắt lưới rắn mà chúng ta đã nói lúc ban đầu, nước và mê-tan kết hợp với nhau để tạo thành kết cấu băng giống như cái khung.
Và nó sẽ kết tủa và bít kín hết các lỗ nhỏ trong chất trầm tích. Vì vậy quý vị có thể tưởng tượng một ít khí mê-tan vào trong, một ít khí mê-tan ra ngoài. Nhưng hầu hết khí mê-tan trong nhiều nơi trên thế giới, được chứa trong chất rắn trong chất trầm tích.
SupremeMasterTV: Và nó được phân rải ở đâu? Chúng ta tìm thấy chất khí mê-tan này ở nơi nào của đáy đại dương?
Giáo sư Dickens: À, thông thường chúng ta cần một vài chỗ. Trước tiên chúng ta cần, thu các trầm tích mê-tan rất lớn này nơi mà mê-tan ở thể rắn, chúng ta cần cả nhiệt độ lạnh và áp suất khá cao. Chúng ta có thể nói thường là 500 mét gì đó sâu dưới nước.
Giáo sư Dickens: Thí dụ, nếu chúng ta ra giữa biển khơi, chúng ta có nhiệt độ rất lạnh ở đáy biển. Nước rất sâu. Nhưng có rất ít cacbon hữu cơ đi tới đại dương.
Vì vậy chúng ta không thấy rất nhiều khí mê-tan. Thật vậy, ở các phần giữa của đại đương, thật ra không có khí mê-tan. Tuy nhiên, khi chúng ta đến gần thềm lục địa, chúng ta có cả cacbon hữu cơ thoát khỏi các dòng sông, cũng như là chúng ta có những khu vực khá hữu ích.
Vì vậy quý vị có thể tưởng tượng nơi có chất mê-tan này, phần nào độ dốc của thềm lục địa, nơi chúng ta có cả sự nhập vào và cung cấp của cacbon hữu cơ, cộng với áp suất, cộng với nhiệt độ.
SupremeMasterTV: Cacbon hữu cơ là một chất như thế nào, chất phân hủy các sinh vật hoặc thực vật hay là gì…?
Giáo sư Dickens: Cách đơn giản nhất để một người bình thường suy xét về điều này là, cá chết và nó chìm xuống đáy biển. Nhưng trong phạm vi toàn thể mọi vật, phần lớn là phytoplankton. Vậy sinh vật đơn bào, tảo, tảo cát, các phytoplankton đang sống và chết rồi rơi xuống dưới đáy biển.
SupremeMasterTV: Có phải khí mê-tan được phân bố trên trái đất tại những dốc lục địa hay chúng tập trung nhiều hơn ở những khu vực khác trên thế giới?
Giáo sư Dickens: Khí mê-tan được phân bố nhiều hơn ở một số nơi so với những nơi khác. Nó đặc biệt có ở nhứng nơi mà chúng ta có nhiều chất cacbon hữu cơ ở dưới đáy biển trong khoảng thời gian khá dài. Không có hệ trong nào trong số đó là mới cả. Các chất này mất nhiều thời gian để tích lũy lượng Mê-tan lớn, phải mất hàng triệu năm. Quý vị cần nguồn cacbon hữu cơ trong khoảng thời gian dài.
Có một số nơi chúng ta có được nguồn cung cấp đó, và đó là những nơi mà chúng ta có thể tìm thấy rất nhiều mê-tan. Điều này hơi phức tạp hơn một chút. Có một phần, trên thế giới có những vùng chưa từng được khám phá, vì vậy chúng ta không biết toàn bộ phân phối của nó. Nhưng tôi cho là chúng ta có lý khi cho rằng nó được phân phối không đều. Nhưng nói chung chúng ta đã tìm thấy nó ở tất cả các lục địa.
SupremeMasterTV: Những lợi ích hữu hiệu của mê-tan là gì, thưa ông?
Giáo sư Dickens: Tôi cho là điều này phụ thuộc vào việc ai được lợi ích. Ý tôi là, tất nhiên, đối với con người chúng ta thích dùng mê-tan như khí thiên nhiên. Hiện nay nó là một nguồn năng lượng lớn, ở nhiều nước, nó được chuyển hóa từ khí thiên nhiên. Và tất nhiên, như đã nói trước đây, quý vị có thể đốt Mê-tan Hy-đrat hay Mê-tan có nguồn gốc từ những chất này. Vậy nó có thể được dùng như một nguồn năng lượng. Tất nhiên, nó là một phần của hệ sinh thái lớn mà chúng ta mới chỉ vừa cào một phần của bề mặt. Chúng ta không thật sự hiểu điều này. Nhưng phần rất lớn này được gọi là vùng sinh quyển sâu rộng, mê-tan có vài trò tiên quyết với hệ sinh thái đó.
SupremeMasterTV: Trở lại với vấn đề này, sự kiện khí mê tan vẫn đang ẩn sâu dưới đại dương cho đến khi nhiệt độ đủ lạnh, đại dương đủ sâu, và có đủ áp lực. Còn về vấn đế hiệu ứng nhà kính? Toàn cầu đang nóng có những tác động sâu xa nào đến khí mê-tan ẩn sâu dưới đại dương, thưa ông?
Giáo sư Dickens: Chúng ta luôn luôn có một chút khí mê tan đã được sản sinh ra và một chút khí mê tan còn lại trong khối lượng mê-tan lớn đang nằm tại đây. Tuy nhiên, khối lượng lớn đó rất nhạy cảm với áp xuất, và nhiệt độ và vì vậy, điều mà chúng ta biết, ít nhất tại phòng thí nghiệm, là nếu chúng ta mang chất rắn ra và chúng ta tăng thêm nhiệt độ hoặc là giảm áp xuất, chất rắn này sẽ chuyển từ cấu trúc tinh thế như băng đá thành những phân tử riêng rẽ thành nước và khí.
Và vì vậy, điều chúng ta dự đoán đã xảy ra, và nó tất nhiên có khả năng xảy ra, như là khi bạn hâm nóng chất cặn của biển hoặc là giảm áp lực, chất rắn có thể biến thành khí và sau đó quý vị có một hệ thống áp xuất quá lớn, và chúng ta cho rằng có nhiều chất khí có thể thoát ra rất nhanh.
SupremeMasterTV: Trở lại với vấn đề này, sự kiện khí mê tan vẫn đang ẩn sâu dưới đại dương cho đến khi nhiệt độ đủ lạnh, đại dương đủ sâu, và có đủ áp lực. Còn về vấn đế hiệu ứng nhà kính? Toàn cầu đang nóng có những tác động sâu xa nào đến khí mê-tan ẩn sâu dưới đại dương, thưa ông?
Giáo sư Dickens: Chúng ta luôn luôn có một chút khí mê tan đã được sản sinh ra và một chút khí mê tan còn lại trong khối lượng mê-tan lớn đang nằm tại đây. Tuy nhiên, khối lượng lớn đó rất nhạy cảm với áp suất, và nhiệt độ và vì vậy, điều mà chúng ta biết, ít nhất tại phòng thí nghiệm, là nếu chúng ta mang chất rắn ra và chúng ta tăng thêm nhiệt độ hoặc là giảm áp suất, chất rắn này sẽ chuyển từ cấu trúc tinh thế như băng đá thành những phân tử riêng rẽ thành nước và khí. Và vì vậy, điều chúng ta dự đoán đã xảy ra, và nó tất nhiên có khả năng xảy ra, như là khi bạn hâm nóng chất cặn của biển hoặc là giảm áp lực, chất rắn có thể biến thành khí và sau đó quý vị có một hệ thống áp suất quá lớn, và chúng ta cho rằng có nhiều chất khí có thể thoát ra rất nhanh.
SupremeMasterTV: Vậy nó tác động gì đến thế giới? Đối với đời sống thực vật, đời sống con người bản thân tinh cầu, nếu nhiều khí mêtan thoát ra vì hậu quả của sự hâm nóng toàn cầu làm nóng đại dương ? Khả năng là gì?
Giáo sư Dickens: Vâng, điều đầu tiên nghĩ đến là, khí này đi đâu? Vậy nếu khí mêtan thoát ra khỏi chất trầm tích rất có thể có hai khả năng. Một là nó sẽ đi vào đại dương và bị oxy hóa trong đại dương, trong trường hợp này khí mêtan sẽ chuyển thành thán khí trong đại dương. Và chắc chắn ảnh hưởng quan trọng nhất ngay lập tức là oxy hóa. Vì vậy độ Ph giảm.
SupremeMasterTV: Vâng, đại dương sẽ trở thành axít phải không?
Giáo sư Dickens: Khả năng thứ hai là, dĩ nhiên, quý vị có thể cho khí mêtan hòa vào không khí. Hoặc nó sẽ thành một hiện tượng thú vị khác mà chúng tôi đã khám phá là đôi khi những mảnh thủy hợp sẽ trôi lềnh bềnh, và vì vậy chúng có thể trôi lên nơi rất cạn và sau đó tách ra gần bề mặt đại dương. Vì vậy có cách để thu khí mêtan vào trong không khí. Hiện nay, nó trở thành, có gì thú vị về khí mêtan, nó là một khí nhà kính rất hiệu lực, hiệu lực hơn nhiều so với thán khí. Vì vậy tác động mạng lưới cơ bản của nó là tạo nên sự hâm nóng.
SupremeMasterTV: Cho nên ở đây chúng ta đang nói về những làn khí. Lượng khí mêtan là bao nhiêu? Tôi đã đọc có ước lượng lên đến 10 ngàn tỷ tấn khí mêtan trong đại dương.
Giáo sư Dickens: Hãy nghĩ đến điều này. Tôi thường nghĩ bằng gigaton và 1 gigaton là 1 ngàn tỷ tấn.
SupremeMasterTV: 1 ngàn tỷ tấn.
Giáo sư Dickens: Và vì vậy chúng tôi thường nghĩ một nơi nào đó khoảng 2.000 đến 20.000 gigaton là những ước lượng quá nhiều khí mêtan được dự trữ trong dạng tinh thể, bọt khí của nó cũng sẽ lại hòa tan. Và vì vậy tổng thể, chúng ta đang nói đến nơi có khoảng từ 2.000 đến 20.000 gigaton khí mêtan.
Giáo sư Dickens: Vâng, tôi không nghĩ nó sẽ có thể thải hết toàn bộ, nhưng chỉ cần một phần nhỏ thôi… Chúng ta có thể nghĩ đến, thí dụ, hiện nay con người đang làm gì. Cho nên chắc chắn, quý vị biết, nếu chúng ta đốt hết nhiên liệu hóa thạch có sẵn hiện nay, nơi nào đó khoảng 4.000 gigaton cacbon sẽ được thêm vào không khí. Vì vậy quý vị có thể tưởng tượng nếu 10,000 gigaton khí mêtan một con số ước lượng trung bình mà người ta đã tạo nên… Nếu 1/ 10 lượng khí thải ra, quý vị biết, lượng khí mà chúng ta đang tạo ra hiện nay, thêm vào một lượng thán khí.
SupremeMasterTV: Vậy khí mêtan có độc đối với con người không?
Giáo sư Dickens: Tất nhiên, nếu toàn bộ không khí xung quanh quý vị là khí mêtan, thì độc.
SupremeMasterTV: Không có dưỡng khí để thở.
Giáo sư Dickens: Nhưng một lượng nhỏ khí mêtan sẽ không độc, nhưng chắc chắn nó sẽ dễ cháy vì vậy không phải là ý hay để có nhiều khí mêtan.
SupremeMasterTV: Điều này có bao giờ xảy ra trong quá khứ không, nơi mà khí mêtan đã được thải vào không khí trên địa cầu?
Giáo sư Dickens: Chúng tôi nghĩ vậy. Chúng tôi tin chắc rằng có nhiều lần trong quá khứ nơi mà lượng lớn thán khí hòa vào đại dương hay không khí rất nhanh. Chúng tôi nghĩ rằng nguồn thán khí đó là khí mêtan bị oxy hóa. Cho nên khí mêtan đó hình thành hệ thống hoặc là hòa lẫn với dưỡng khí trong đại dương hoặc qua những phản ứng khác nhau trong không khí, nó tạo thành thán khí.
SupremeMasterTV: Và điều này xảy ra khi nào?
Giáo sư Dickens: Có lẽ nghiên cứu tốt nhất của những lần này là cách đây khoảng 55 triệu năm, ngay sau thời kỳ đầu kỷ nguyên thứ ba, thể eoxen. Và đó là một thời đại thú vị, mà chúng ta thấy hết các hậu quả của môi trường. Vì vậy có những điều rõ ràng đã xảy ra.
Thật vậy, đó là lý do tại sao chúng ta có ranh giới ở đó, vì những sinh vật đang sống thay đổi quá đột ngột suốt giai đoạn của thời kỳ này. Và chúng ta thấy những điều như là nóng hơn 6, 7 độ khắp thế giới, kể cả vùng khí hậu ấm áp. Chúng ta thấy sự thay đổi trong chu trình thủy học, cho nên một vài nơi trở nên rất khô, một vài nơi trở nên rất ướt. Chúng ta thấy hiện tượng axit hóa đại dương. Chúng ta thấy sự thay đổi trong hàm lượng dưỡng khí trong đại dương. Quá nhiều sự thay đổi môi trường khác nhau xảy ra trong suốt thời gian này.
SupremeMasterTV: Điều này có bao giờ xảy ra trong quá khứ không, nơi mà khí mêtan được thải vào không khí trên địa cầu?
Chúng tôi nghĩ vậy. Chúng tôi tin chắc rằng có nhiều lần trong quá khứ nơi mà lượng thán khí lớn hòa vào đại dương hay không khí rất nhanh. Chúng tôi nghĩ rằng nguồn thán khí đó là khí methane bị oxy hóa. Cho nên khí methane đó hình thành hệ thống hoặc là hòa lẫn với dưỡng khí trong đại dương hoặc qua những phản ứng khác nhau trong không khí, nó tạo thành thán khí.
SupremeMasterTV: Và điều này xảy ra khi nào?
Giáo sư Dickens: Có lẽ nghiên cứu tốt nhất của những lần này là cách đây khoảng 55 triệu năm, ngay sau thời kỳ đầu kỷ nguyên thứ ba – thể eoxen. Và đó là một thời đại thú vị, mà chúng ta thấy đủ hậu quả của môi trường. Vì vậy có những điều rõ ràng đã xảy ra. Thật vậy, đó là lý do chúng ta có ranh giới ở đó, vì những sinh vật đang sống thay đổi quá đột ngột suốt giai đoạn của thời kỳ này. Và chúng ta thấy những điều như là nóng hơn 6, 7 độ khắp thế giới, kể cả vùng khí hậu ấm áp. Chúng ta thấy sự thay đổi trong chu trình thủy học, cho nên một vài nơi trở nên rất khô, một vài nơi trở nên rất ướt. Chúng ta thấy hiện tượng axit hóa đại dương. Chúng ta thấy sự thay đổi trong hàm lượng dưỡng khí trong đại dương. Quá nhiều sự thay đổi môi trường khác nhau xảy ra trong suốt thời gian này.
SupremeMasterTV: Điều gì xảy ra cho đời sống thú vật lúc đó? Có gì xảy ra cho đời sống thực vật? Có bằng chứng nào về những gì xảy ra cho chúng?
Giáo sư Dickens: Nó thật thú vị. Nếu cô nhìn vào sinh vật ở đáy lòng đại dương, nhiều thú vật trong chúng có vẻ như bị diệt chủng. Do đó đời sống không được tốt lắm ở dưới đáy đại dương. Trên cạn, có vẻ như có những phản ứng khác như là sinh vật di tản. Và chúng ta thấy sự phân phối của sinh vật thay đổi vô cùng nhanh.
Nếu chúng ta đi lên Bắc Cực và đào một cái lỗ ở đó rồi thâu thập chỗ cặn đã bị lắng xuống dưới đó 55 triệu năm trước, có vẻ như lúc đó nhiệt độ ở khoảng 70 độ, dù chúng ta không hoàn toàn chắc chắn có phải đó là nhiệt độ mùa hè hay nhiệt độ hàng năm. Dù sao đi nữa, nhiệt độ đó cũng rất ấm.
SupremeMasterTV: Rất thú vị. Và chúng ta đang nghĩ khí methane có lẽ là nguyên nhân vào lúc đó, phải không?
Giáo sư Dickens: Vì lý do gì đó... chúng ta nghĩ khí methane là một phần của cái này. Điều chúng ta không chắc chắn có phải nó gây ra hay là kết quả.
SupremeMasterTV: Chúng ta cũng đang nói chuyện về mình có thể làm gì để giúp đỡ với hâm nóng toàn cầu?
Giáo sư Dickens: Về khí methane, khi nói về hâm nóng toàn cầu, có lẽ, chắc chắn là trên 100 đến 200 năm tới, những khí tụ methane này ở dưới lòng đại dương sâu có lẽ sẽ không phản ứng trong thời gian đó. Mặt khác, nếu chúng ta đi lên vùng đất đóng băng, thì có thể khí methane sẽ thoát ra từ băng vĩnh cửu, và có thể tác động như sự hoàn ngược.
Do đó khi bắt đầu làm tan đất đóng băng, chúng ta thả ra khí methane dư. Về hâm nóng toàn cầu, đó chỉ là một vấn đề khổng lồ. Để tôi nói với cô về ý kiến cá nhân của tôi. Tôi nghĩ người ta sẽ phải có một quan niệm cấp tiến về thay đổi lối sống, cũng như kỹ thuật mới. Và thật sự cần phải có sự kết hợp của cả hai.
Có đủ loại hoàn ngược như vầy, và nhiều điều trong đó, chúng ta không thật hiểu rõ. Do đó, thí dụ, có một tờ báo, chỉ vài tuần trước, tóm tắt một bằng chứng gần đây, rằng khi mình bắt đầu hâm nóng đồ vật, bầu sinh quyển, cây cối bắt đầu thải ra nhiều thán khí hơn là chúng thâu vào.
Rồi khi mình bắt đầu làm nhiều việc, chúng bắt đầu thâu thán khí, nhưng rồi chúng bắt đầu đẩy nó ra lại. Cho nên nó như là, ôi chao. Chính phản ứng hoàn ngược thật sự là vấn đề. Nó không có trong mô hình của chúng ta. Và có nhiều thứ như vầy mà chúng ta hiện nay thật sự không hiểu lắm.
SupremeMasterTV: Tôi nhớ rằng tôi có đọc báo, ông nói rằng lượng thán khí trong khí methane thật ra giống một tụ điện khổng lồ mà người ta thật sự chưa nghĩ tới, và nó liên quan đến chu kỳ thán khí.
Giáo sư Dickens: Chu kỳ thán khí. Nếu cô nghĩ về ba cái hộp, đó là cách dễ nhất để nghĩ đến chu kỳ thán khí. Cô có một bầu khí quyển, một bầu sinh quyển và một đại dương.
Giáo sư Dickens: Bầu sinh quyển, cây, thực vật, như vậy bầu sinh quyển thuộc địa cầu. Và tất cả những thứ này đều liên quan đến nhau. Vậy cô nghĩ về ba cái hộp, cũng như tôi thích nghĩ về nó như một hồ bơi và hai hồ nước nóng. Rồi giữa mỗi những những hộp này, có ngõ vào và ngõ ra. Trong phép suy ra giữa hồ bơi và hồ tắm nước nóng, cơ bản đại dương là một hộp lớn. Và đó là một hiểu lầm chung của người bình thường, họ nghĩ rằng tất cả thán khí ở trong cây.
Nhưng hóa ra phần lớn thán khí, khoảng 93% trong đó, là ở trong đại dương, không phải trong cây hoặc khí quyển. Vậy chuyện đang xảy ra hiện nay là chúng ta đang thêm vào rất nhiều thán khí trong khí quyển. Nó được cho vào với tốc độ nhanh hơn là có thể ngấm vào sinh quyển hoặc vào đại dương. Vì lẽ đó lượng thán khí đang tăng vô cùng nhanh chóng. Nhưng đúng ra, nếu quý vị bỗng nhiên nhận ra có rất nhiều khí methane trên tinh cầu, ở nơi nào đó bây giờ có một hộp thứ tư.
Cho nên mình không thể có một đại dương với số lượng 35.000 tỷ tấn rồi bỗng nhiên nói về khí methane có đến 10 hay 20.000 tỷ tấn. Có một hộp khác trong hệ thống. Cho nên cách đơn giản nhất để nghĩ về điều đó là bình tụ điện. Mình có thán khí thiên nhiên. Cách bình thường người ta nghĩ về chu kỳ thán khí là, mình có một chút thán khí đi vào trong hệ thống, qua các núi lửa phun hoặc vì khí hậu, và một chút thán khí ra khỏi hệ thống. Do đó mình có một hộp lớn, đầu nhập nhỏ và đầu ra nhỏ và chu kỳ thán khí ở giữa những cái này. Rồi, trên cơ bản khi thêm vào khí methane, mình phải nói là, vài phần của thán khí thiên nhiên ra khỏi hệ thống và bị đổi thành khí methane, rồi thêm vào một hộp mới. Rồi chút thán khí thoát ra và đi trở lại vào đại dương.
Chủ ý của bình tụ điện là chỗ đi ra có thể đột ngột thay đổi trong một khoảng thời gian. Đôi khi chúng ta có thể có rất nhiều khí methane thoát ra rất nhanh.
SupremeMasterTV: Với thay đổi nhiệt độ.
Giáo sư Dickens: Với sự thay đổi nhiệt độ.
SupremeMasterTV: Và thay đổi áp suất.
Giáo sư Dickens: Phải.
SupremeMasterTV: Ông còn có lời khuyên hoặc điều gì khác ông nghĩ rằng đại chúng nên biết không?
Giáo sư Dickens: Sự việc hay nhất là, tôi nghĩ tôi có đề cập với cô lúc nãy hôm nay, rằng 15 năm trước, tôi không nghĩ sẽ có bất cứ ai hỏi tôi về điều đó. Tôi chỉ làm việc riêng của tôi và nghiên cứu khí methane và thay đổi khí hậu. Bây giờ người ta thật sự có hứng thú muốn biết.
SupremeMasterTV: Đó là một đề tài rất quan trọng, rất quan trọng. Chúng tôi rất hân hạnh có ông trong chương trình của chúng tôi, Giáo sư Dickens. Cám ơn ông rất nhiều vì đã cho phép chúng tôi phỏng vấn ông.
Giáo sư Dickens: Cám ơn quý vị đã mời tôi.
XƯỚNG NGÔN VIÊN: Chân thành cám ơn Tiến sĩ Dickens đã chia sẻ với chúng tôi về nghiên cứu hiện nay của sự liên hệ giữa khí đại dương và hâm nóng toàn cầu. Thành thật kính chúc ông mọi điều tốt nhất trong nỗ lực ông làm để tăng hiểu biết của chúng ta trong lãnh vực nghiên cứu rất quan trọng này.