Mất mát về đa dạng sinh học cũng làm hại con người. - 23 tháng 6, 2008  
email to friend  Gửi bản này cho bạn bè    In

Qua bao năm, khoa học gia kêu gọi thế giới lưu ý về tốc độ báo động của thú vật bị tuyệt chủng, hiện nay tăng từ 100 đến 1.000 lần nhanh hơn tốc độ tự nhiên. Trong một phỏng vấn qua điện thoại, nhật báo hàng đầu của Ái Nhĩ Lan, tờ Ái Nhĩ Lan Độc Lập, nêu lên các khám phá của tổ chức bảo tồn WWF, rằng 1/3 tổng số các loại thú vật đã bị mất kể từ thập niên 1970, và thỉnh ý kiến Thanh Hải Vô Thượng Sư về chiều hướng đáng lo này cũng như nguyên nhân.

Thanh Hải Vô Thượng Sư: Hành động của chúng ta khiến quá nhiều thú vật trên hành tinh bị mất đi. Khoa học gia đã chứng minh. Cho nên tất cả chúng ta biết rằng việc đánh cá thái quá, săn bắn thái quá, ô nhiễm môi sinh là lý do hâm nóng hoàn cầu và làm giảm số thú vật trên hành tinh. Nhiều lời khuyến cáo để ngừng các hành động đó thường không ai nghe. Thật là đáng tiếc. Chúng ta nên bảo vệ các loài sinh vật, bởi vì khi bảo vệ chúng, chúng ta bảo vệ sinh thái. Sinh thái liên quan đến sức khỏe của chúng ta, sức khỏe của hành tinh và của nhân loại.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Thật vậy, phá rừng bất cẩn, dùng đất đai không bền vững, và bây giờ khí hậu thay đổi đưa đến thêm sự bất ổn của đất đai, không khí và nước – tất cả các thứ mà con người phụ thuộc hoàn toàn vào đó cho các hoạt động sinh sống.

Chúng con xin cảm tạ Thanh Hải Vô Thượng Sư đã quan tâm sâu xa về tất cả tạo vật của Thượng Đế xứng đáng được bảo vệ trong lúc này. Khi sự tương quan giữa vạn vật trên địa cầu trở nên rõ ràng hơn với chúng ta, mong rằng tất cả sẽ được khích lệ để làm việc tích cực hơn vì sự sinh tồn.

Chúng tôi cũng xin cám ơn nhật báo Ái Nhĩ Lan Độc Lập đã quan tâm đến môi sinh và cung cấp tài liệu hầu độc giả có thể hành động xây dựng để bảo tồn hành tinh này.

Để đọc toàn bộ buổi phỏng vấn Thanh Hải Vô Thượng Sư, xin xem tờ đặc san mới kèm trong nhật báo Ái Nhĩ Lan Độc Lập tên “Địa Cầu.” Tờ báo này sẽ được bán tại tất cả các CỬA TIỆM, QUẦY BÁO, VÀ PHI TRƯỜNG QUỐC GIA TRONG ÁI NHĨ LAN VÀ TRÊN KHẮP ANH QUỐC VÀO THỨ BA, NGÀY 24 THÁNG 6, 2008.
http://www.reuters.com/article/environmentNews/idUSL1480124020080514