Sự thay đổi khí hậu Thông Tin
Lãnh đạo luật pháp và truyền thống Nam Phi ủng hộ chủ trương thuần chay để ngăn biến đổi khí hậu- 7 tháng 12, 2011
Loading the player ...

Lãnh đạo luật pháp và truyền thống Nam Phi ủng hộ chủ trương thuần chay để ngăn biến đổi khí hậu.
Với cường độ và tầng suất gia tăng được ghi nhận trong các sự kiện thời tiết khắc nghiệt như lũ lụt và hạn hán cũng như mực nước biển dâng cao khắp hoàn cầu, chuyên gia tại Hội thảo Biến đổi Khí hậu Liên Hiệp Quốc đang làm việc ở Durban, Nam Phi quan tâm hơn về vấn đề tỵ nạn khí hậu.

Mika Andrew – Giám đốc Sử dụng đất, Sở Nông nghiệp, Papua New Guinea: Trong dự án mà tôi đang làm, người ta phải di tản, vì duyên hải bị xói mòn. Trước đây họ có giếng, giếng nước, ở gần bờ biển. Bây giờ nước giếng đã bị mặn.

Mặc dầu vào năm trước các đại biểu ở Mễ Tây Cơ đồng ý rằng kế hoạch để thích nghi phải được chuẩn bị và hỗ trợ cho những người có thể bị mất nhà, các cơ quan như Nhóm Xoa dịu Toàn cầu và các nhóm khác ghi nhận rằng khả năng di cư trên bình diện rộng đã ít được chuẩn bị khi người dân buộc phải bỏ nhà ra đi bởi các điều kiện này.

May mắn là một giải pháp được tìm thấy trong nghiên cứu khoa học cho thấy rằng khủng hoảng như thế có thể tránh được qua việc chấm dứt kỹ nghệ chăn nuôi trên toàn thế giới. Truyền Hình Vô Thượng Sư tường trình về một số lưu ý đang được đưa ra cho giải pháp này.

Phóng viên: Chúng tôi ở tại Durban, Nam Phi này, hội viên của Hội Quốc Tế Thanh Hải Vô Thượng Sư tiếp tục hoạt động trong COP 17. Trẻ em cũng như người lớn được thu hút đến gian hàng của hội chúng tôi, các du khách đặc biệt muốn học hỏi về việc theo lối ăn thơm ngon toàn thực vật có thể cứu địa cầu.

Sau buổi dạ tiệc đầy khích lệ “Ăn Thuần Chay để Cứu Địa Cầu” vào 1 tháng 12, Quốc vương Thobejane của Bapedi đã thành tâm bày tỏ ước muốn trở thành người ăn thuần chay và yêu cầu hội viên chúng tôi giúp đỡ ngài trong những bước đầu bằng cách chuẩn bị cho ngài một bữa ăn toàn thực vật.

Vua Setlamorago Godfrey Thobejane của Bapedi trong Limpopo, Thành viên Quốc hội, Nam Phi: Lần đầu tiên trong đời, tôi ở cùng với một số đông người rất tập trung như thế, những người rất nghiêm túc về việc đối phó với vấn đề biến đổi khí hậu, và đặc biệt, cổ vũ thuyết thuần chay như điều gì đó có thể trợ giúp để ngăn chận biến đổi khí hậu và cứu địa cầu cho tương lai.

Một khi bắt đầu chấp nhận và hiểu ý nghĩa của việc đổi lối sống của chúng ta sang lối sống thuần chay này, tôi nghĩ chúng ta có thể cứu được địa cầu. Thịt mà chúng ta thích rất nhiều, là mối đe dọa cho đời sống; nó đe dọa đời sống chúng ta. Các lãnh tụ từ mọi cơ quan cần phải bắt đầu hỗ trợ nghiêm chỉnh vận động đặc biệt này mà không lãng phí thời gian nữa.

Phóng viên: Tường trình cho Truyền Hình Vô Thượng sư, từ Durban, Nam Phi.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Xin cám ơn Quốc vương Thobejane, cũng là thành viên của Nghị viện Nam Phi, cùng với mọi tham dự viên có ý thức của hội thảo biến đổi khí hậu. Như Quốc vương nói, mong các chính phủ khắp nơi chấp nhận giải pháp thuần chay ít tốn kém này để cứu sinh mạng người dân và cứu địa cầu.

Trong một phỏng vấn năm 2009 với Tạp Chí The House, Thanh Hải Vô Thượng Sư đã nói với quan tâm khẩn thiết về người tỵ nạn biến đổi khí hậu.

Thanh Hải Vô Thượng Sư: Một thập niên trước, có 25 triệu người tỵ nạn khí hậu thay đổi, với ước đoán bây giờ là 1 tỷ từ đây đến năm 2050. Chỉ ước đoán. Những người này bị buộc phải rời nhà và cộng đồng của họ do mực nước biển dâng cao và một loạt những thiên tai khác, cái gọi là thiên tai, nhưng thật ra đều là con người tạo ra.

Hậu quả là, ngày càng nhiều quốc gia có lẽ phải giúp đối phó với sự gia tăng của số người di tản, hy vọng họ có thể, nếu thậm chí có thể đối phó. Vào tình trạng nguy khốn này khi mọi quốc gia đã phải đối phó với những vấn đề khác nhau rồi, khủng hoảng tài chánh, khủng hoảng thực phẩm, mà còn phải đối phó với sóng cồn đột ngột của lực lượng người tỵ nạn không thể đo lường.

Những tình trạng này sẽ chỉ tệ hơn, không cải thiện, tới khi ngưng được nguyên nhân. Điều này có nghĩa là ngưng sản xuất chăn nuôi và sự tiêu thụ thịt. Tôi không bao giờ nhấn mạnh điều này cho đủ. Nếu nhân loại chuyển sang dinh dưỡng thuần chay, địa cầu sẽ bắt đầu nguội lập tức và rất nhiều vấn đề nan giải này thậm chí có thể đảo ngược. Cho nên xin vui lòng, hãy ăn chay và hành thiện, để cứu địa cầu và mọi chúng sinh nơi đây.


http://www.parliament.gov.za/live/content.php?Item_ID=215&CommitteeID=51
http://www.trust.org/alertnet/news/preparation-for-climate-displacement-too-slow-experts-say
http://www.google.com/hostednews/afp/article/ALeqM5gm5flMm6717He_gD0zyYCxsmEbqA?docId=CNG.fdca86e85e228b2a0c83fb600b5a2048.141

Tin Bổ Sung 
Được trình bày ngày 4 tháng 12, 2011, ba tường trình bởi khoa học gia quốc tế về vùng Ấn Độ-Kush- Hy Mã Lạp Sơn phát hiện rằng các sông băng đã rút lại tới 50.000 cây số vuông so với ước lượng trước đây, với nhiệt độ tiếp tục tăng cao gây đe dọa về lũ lụt và hạn hán cho 1,3 tỷ người sống dọc theo lưu vực hạ lưu của sông.

http://www.eurasiareview.com/05122011-reports-identify-impacts-of-climate-change-on-worlds-highest-mountains/
http://www.telegraph.co.uk/earth/environment/climatechange/8933945/Himalayan-glaciers-are-melting-says-IPCC-research.html
http://www.icimod.org/  
http://timesofindia.indiatimes.com/home/environment/global-warming/Worlds-tallest-peaks-most-vulnerable-

Vào ngày 29 tháng 11, 2011, Quỹ Bảo vệ Thiên nhiên Northumberland của Anh và Hội Hoàng gia Bảo vệ Chim muông cùng nhau yêu cầu chính phủ Anh quốc không nên chậm trễ sự sáng lập đã dự định cho các Vùng Bảo tồn Hải dương và bao gồm tất cả 127 địa điểm được đề nghị, nói rằng sự sống hải dương đã chịu đau khổ rồi, mà còn đối diện nguy cơ lớn hơn với sự trì hoãn thêm.

http://www.northumberlandgazette.co.uk/news/local-news/suffering_seas_need_protection_now_1_3998366
http://www.birdwatch.co.uk/channel/newsitem.asp?c=11&cate=__11413

Tường trình bởi Ủy ban Khí hậu được bổ nhiệm bởi chính phủ Úc Đại Lợi, tuyên bố vào ngày 30 tháng 11, 2011, rằng nếu không hành động bền vững để giảm thiểu, số tử vong của con người vì nhiệt độ nóng hơn tại Queensland và Lãnh thổ Bắc phần vào năm 2100 có thể gấp mười lần.

http://www.abc.net.au/news/2011-11-30/climate-change-to-kill-australians2c-report-says/3703062

http://www.sbs.com.au/news/article/1609045/Doctors-call-for-climate-change-action
http://climatecommission.gov.au/