Quan tâm phát sinh khi bao nhựa xả rác ở đại dương.
Nỗ lực thi hành đầu tiên ở Hoa Kỳ để ngăn chất nhựa trong tiến trình sản xuất thải ra, hoặc “viên nhựa” vào trong vùng nước của California mới được khởi xướng bởi Ủy ban Kiểm soát Phẩm chất Nước Vùng Vịnh San Francisco, Ủy ban Kiểm soát Tài nguyên Nước Quốc gia, và Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA).
Công việc dọn sạch môi trường được lệnh của chính phủ từ đó đã bắt dầu ở San Leandro, nơi hàng ngàn con cá và chim được tin là đã bị chết hoặc bị bệnh sau khi ăn nhầm các miếng nhựa nhỏ. các miếng nhựa nhỏ.
LHQ ước tính rằng 6,4 triệu tấn mảnh vụn chất nhựa đang gây ô nhiễm đại dương trên thế giới, lan tràn trên khắp 5 vùng biến động hoặc xoáy lớn với súp nhựa. Như Jared Blumenfeld, giám đốc địa phương cho EPA, giải thích, chất nhựa có thể tốn từ 500 đến 1.000 năm để phân hủy hoàn toàn, trong lúc đó có tác động tàn khốc, như gây tử vong cho chim hải âu lớn và chim biển con do cha mẹ chúng cho chúng ăn nhầm các miễng nhựa.
Thuyền trưởng Charles Moore, đồng tác giả của “Đại dương Chất nhựa,” một cuốn sách mới về phát hiện về vùng biến động của ông được biết như “Vùng Rác Vĩ đại Thái Bình Dương, cảnh báo về sự gia tăng của chất nhựa, nói, “Liên kết sự kiện cá bị vướng vào thứ này không phải là điều khó, chúng ta đang biến các bờ biển thành cát nhựa;… có các hậu quả độc hại trong rác của chúng ta.”
Xin tri ân Thuyền trưởng Moore, Ủy ban Kiểm soát Phẩm chất Nước Vùng Vịnh San Francisco, Ủy ban Kiểm soát Tài nguyên Nước Quốc gia, và Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA), Charles Moore, và các nhà môi trường học đang làm việc để nâng cao nhận thức và cắt giảm chất thải nhựa.
Chúng ta hãy cố gắng bảo vệ nước trên Địa Cầu và các bạn thú đồng cư trân quý bằng cách dẫn đầu trong lối sống thân thiện môi sinh hơn. Trong buổi hội thảo trực tuyến tháng giêng, 2011 với ban làm việc của Truyền Hình Vô Thượng Sư ở California, Hoa Kỳ, Thanh Hải Vô Thượng Sư đã trả lời một câu hỏi về ảnh hưởng tai hại của việc xả rác ở đại dương, và cũng nói về trách nhiệm của chúng ta như người quản lý tử tế đối với bầu sinh quyển.
Thanh Hải Vô Thượng Sư: Là vô cùng tai hại. Rất tai hại. Nếu tàn phá biển, chúng ta đe dọa mạng sống của mình, bởi vì chúng ta biết rằng mỗi hơi thở thứ hai của sự sống chúng ta là đến từ đại dương.
Nói về vật chất, đại dương rất quan trọng cho phúc lợi của mình, biết không, nguồn dưỡng khí, trung hòa ô nhiễm, hỗ trợ đời sống hải dương trong đó cũng hỗ trợ đời sống của chúng ta, bởi vì thú vật cũng hỗ trợ đời sống chúng ta. Quý vị biết điều đó. Cho nên, làm hại đại dương gần giống như là làm hại chính mình.
Chỉ là ảnh hưởng đó chúng ta không phải lúc nào cũng thấy lập tức. Do đó người ta không ngừng những việc họ làm và hiện tại các đại dương đang bị thiệt hại rất nhiều.
Tôi hy vọng họ biết và hành động và cố gắng ngăn việc hủy hoại địa cầu và hệ sinh thái trên địa cầu này, bao gồm sự sống sinh vật biển và đời sống đại dương.
Rất đơn giản: hành thiện, sống tốt, ăn chay.
http://www.upi.com/Science_News/2011/10/28/Plastic-pellet-clean-up-begins-in-SF-Bay/UPI-75221319827868/?spt=hs&or=sn
http://yosemite.epa.gov/opa/admpress.nsf/0/5729b7b26da73a3c8525793700586f7c?OpenDocument
http://www.algalita.org/about-us/bios/charles.html
http://edition.cnn.com/video/#/video/living/2011/10/27/lyons-plastic-wars.cnn?
Tin Bổ Sung
Khi thu góp chữ ký cho vận động “Hãy Tin, Hành động Ngay”, các nhóm tôn giáo Phi châu cùng nhau kêu gọi các lãnh tụ và chính phủ trên thế giới quyết tâm cho thỏa hiệp công bình và hữu ích trong hội nghị biến đổi khí hậu (COP 17) tháng 12 sắp tới để bảo đảm sự sinh tồn cho các thế hệ tương lai.
http://www.plenglish.com/index.php?option=com_content&task=view&id=447975&Itemid=1
http://www.buanews.gov.za/news/11/11110710551002
Nói tại Đại học Stanford ở California, Hoa Kỳ vào 10 tháng 11, 2011, cựu Tổng thư ký LHQ Kofi Annan cảnh báo rằng hành động để ngăn biến đổi khí hậu là điều phải làm để giữ cho khủng hoảng thực phẩm khỏi trở nên tệ hại hơn khi ông cũng chỉ ra rằng việc tiêu thụ thịt và sản phẩm bơ sữa khiến ngũ cốc không được dùng trực tiếp để nuôi con người.
http://www.washingtonpost.com/lifestyle/food/at-stanford-kofi-annan-says-global-food-crisis-will-worsen-without-
action-on-climate-change/2011/11/10/gIQAlRGk9M_story.html?wprss=rss_national
http://www.cbsnews.com/8301-505245_162-57323015/annan-calls-global-food-crisis-a-moral-failing/
Với tháng 9, 2011 ở Mễ Tây Cơ là tháng khô hạn nhất được ghi nhận trong 70 năm qua, Thượng Nghị sĩ Maria del Socorro Garcia Quiroz tường trình ngày 9 tháng 11, 2011 rằng 80% vụ mùa bắp và đậu đã bị tổn thất do khan hiếm mưa gây ra bởi biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng 28 tiểu bang trên khắp quốc gia.
http://www.eluniversal.com.mx/notas/807143.html
http://www.cronica.com.mx/nota.php?id_nota=616289
http://www.sexenio.com.mx/queretaro/articulo.php?id=2650