Phân tích san hô biển cổ xưa cho thấy mực nước biển bất ổn trong quá khứ.
Một nghiên cứu các mẫu san hô từ Bahamas xác định rằng mực nước biển trong một thời kỳ được biết Thời kỳ Sông Băng Cuối, khoảng 120.000 năm trước, dao động lên xuống từ 4 đến thước. Dữ liệu được tiết lộ qua một phương pháp tiến bộ hơn xác định thời kỳ gần đây về san hô được phát triển bởi toán nghiên cứu Hoa Kỳ dẫn đầu bởi Viện Hải dương Woods Hole (WHOI).
Khoa học gia từ đó có một hiểu biết mới về Thời kỳ Sông Băng Cuối, là một thời kỳ nhiệt độ trung bình toàn cầu ấm hoặc ấm hơn so với hiện nay, với mực nước biển có thể cao hơn khoảng 6 thước.
Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng hiện thời nhiệt độ toàn cầu gia tăng có thể cũng dẫn đến mực biển dâng cao, với Tiến sĩ địa thời học của WHOI, William G. Thompson, nói rằng sự bất ổn của tình trạng này là một vấn đề quan trọng nên được quan tâm bởi phần lớn dân số thế giới sinh sống ở các vùng bờ biển.
Xin đa tạ, Tiến sĩ Thompson và các đồng sự cho các phát hiện mang lại cho chúng ta thêm sự hiểu biết bao quát về ảnh hưởng của biến đối khí hậu. Chúng ta hãy nhanh chóng lưu ý các bài học trong quá khứ này và làm việc để giữ cho địa cầu chúng ta được ổn định hầu bảo vệ muôn loài trên Địa Cầu.
Trong cuộc phỏng vấn hồi tháng 12, 2010 bởi tờ báo El Quintanarroense, Thanh Hải Vô Thượng Sư đã cảnh báo về sự ám chỉ tàn khốc của mực nước biển dâng cao và cống hiến phương cách hiệu quả độc nhất để phục hồi sự quân bình và để bảo vệ bầu sinh quyển.
Thanh Hải Vô Thượng Sư: Hàng trăm ngàn người phải di tản bởi vì nước dâng cao hoặc bởi vì không có nước. Hoặc là lũ lụt phá hủy tất cả nhà cửa và mùa màng để họ không thể sống nữa và sau đó là hạn hán, bởi vì không có cây, không có gì giữ nước lại để phân phối thường xuyên đều đặn, cho nên tất cả nước cuốn nhanh xuống vào một lúc và không có gì giữ nó; nó chảy ra biển. Rồi biển bị hâm nóng bởi vì khí mê-tan và mọi thứ, và tất cả nước thải hóa học, và rồi biển hâm nóng thêm băng đá và băng đá tan chảy thêm và biển cứ dâng cao.
Cho nên, người ta phải chạy vì đảo chìm hoặc vì nước biển dâng cao, hoặc lũ lụt hoặc hạn hán. Tất cả đều khắc nghiệt.
Quý vị không thể đổ thừa tại một hoặc hai tổ chức nào đó. Đó là do tất cả bởi vì chúng ta đang hâm nóng khí hậu bằng cách đốn cây, bằng cách chăn nuôi thú vật tạo ra khí mê-tan.
Dựa theo tường trình mới nhất, thú vật chịu trách nhiệm cho 51%, ít nhất, của tất cả khí thải nhà kính làm hâm nóng Địa Cầu.
Vì vậy nếu chúng ta ngừng kỹ nghệ chăn nuôi, chúng ta cắt đi 51% nhiệt.
http://www.thaindian.com/newsportal/enviornment/sea-levels-might-rise-or-fall-if-warming-continues_100562991.html
http://www.sciencedaily.com/releases/2011/09/110911145228.htm
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Stanford nghiên cứu ảnh hưởng của carbon dioxide đi vào trong nước đại dương qua các lỗ gió thủy nhiệt gần Ischia, Ý phát hiện rằng hệ thống hải dương có tính axit cao gây xáo trộn, với các sinh vật có vỏ như trai, sò, cua nhỏ, nhím biển, và tôm hoàn toàn biến mất.
http://www.physorg.com/news/2011-09-oceans-acidity-biodiversity.html
http://news.stanford.edu/news/2011/september/acidsea-hurt-biodiversity-091211.html
Ngân hàng Phát triển Á châu cảnh báo trong tường trình tháng 9, 2011 rằng biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng đến sản lượng thực phẩm trong vùng Á châu-Thái Bình Dương khi nó thúc đẩy các quốc gia trồng vụ mùa chống khí hậu và sử dụng các kỹ thuật mới để cải thiện sản lượng, hầu tránh nạn đói gia tăng và thiếu dinh dưỡng.
http://www.thehindu.com/sci-tech/energy-and-environment/article2449325.ece?homepage=true
http://app.com.pk/en_/index.php?option=com_content&task=view&id=153083&Itemid=2
http://beta.adb.org/publications/food-security-and-climate-change-pacific-rethinking-options
Sau mùa hè thứ hai nóng nhất vượt được ghi nhận ở Hoa Kỳ, thành phố International Falls, Minnesota chìm xuống dưới độ đông lạnh 19 độ F (-7 độ C) vào 15 tháng 9, 2011, một nhiệt độ thấp nhất trong tháng chưa từng có.
http://www.sott.net/articles/show/235000-US-Nation-s-Icebox-Sets-Record-With-Early-Chill
http://www.duluthnewstribune.com/event/article/id/209445/group/homepage/