Khí hậu thay đổi đã gây nguy hiểm cho an toàn thực phẩm - 22 tháng 11, 2009  
email to friend  Gửi bản này cho bạn bè    In

Trong Hội nghị Thượng đỉnh Thực phẩm Thế giới kéo dài 3 ngày của Liên Hiệp Quốc gần đây từ 17 đến 19 tháng 11, Tổ chức Lương Nông LHQ tuyên bố rằng hơn 1,2 tỷ người, hay 1 phần 6 dân số nhân loại toàn cầu, đang đói kém do xung đột trong vùng, khủng hoảng tài chánh thế giới, giá năng lượng và thực phẩm tăng cao.

Khi nói với hội đồng, Tổng Bí thư LHQ Ban ki-Moon nhấn mạnh rằng an toàn thực phẩm lệ thuộc vào việc xoay ngược hâm nóng toàn cầu, và việc thiếu nước đã trở thành một trong các hậu quả sớm nhất và dễ thấy nhất. Cùng với Phi châu, Á châu và Châu Mỹ La Tinh, nông nghiệp được coi sẽ sụt giảm đến 40% khi nhiệt độ gia tăng trên 2 độ C, Lòng Sông Dương Tử, hỗ trợ cho 1 phần 3 tổng số dân số Trung quốc, có lẽ cũng sẽ đối diện với thời tiết khắc nghiệt hơn.

Hơn nữa, hơn 20 triệu người Đông Phi được ước tính là đang ở trong tình trạng thiếu hụt thực phẩm nghiêm trọng sau xung đột và hạn hán. Tổng Bí thư Ban cảnh báo, “Ở nhiều nơi trên thế giới, các nguồn nước đang sụt giảm, đất nông nghiệp đang trở nên khô cạn. Chúng ta phải có những thay đổi đáng kể để cung cấp thực phẩm cho chúng ta, và quan trọng nhất là bảo vệ người nghèo và người yếu đuối nhất.”

Ban Ki-Moon:
Không thể có sự an toàn thực phẩm nếu không có an toàn khí hậu Đó là tại sao tháng tới tại Copenhagen chúng ta cần một thỏa hiệp bao hàm toàn diện mà sẽ cung cấp nền tảng vững chắc cho hiệp ước bắt buộc hợp pháp về khí hậu thay đổi.

Giáo hoàng Benedict XVI:
Sự bảo tồn môi sinh là thử thách tân thời để cam đoan việc phát triển hòa hợp tôn trọng dự án của Thượng Đế, Đấng Sáng tạo, và do đó có thể bảo tồn Địa Cầu.

Nếu tất cả nhân loại được kêu gọi để ý thức bổn phận của chính mình đối với các thế hệ tương lai, thì cũng đúng rằng bổn phận bảo vệ môi sinh là trách nhiệm của những quốc gia và tổ chức quốc tế.

Tổng Bí thư Ban, Liên Hiệp Quốc và mọi nhà lãnh đạo tham dự, xin tri ân quý vị đã quan tâm về phúc lợi của người dân trên khắp thế giới. Thật vậy, mong nhân loại nhanh chóng chấp nhận giải pháp bền vững nhất cho nạn đói cũng như khí hậu thay đổi trên thế giới: lối ăn thuần chay hữu cơ. Thanh Hải Vô Thượng Sư đã thường xuyên nêu rõ việc sản xuất thịt là yếu tố tác hại phía sau sự thiếu hụt tài nguyên và hâm nóng toàn cầu, như tại hội thảo trực tuyến tháng 7, 2009 với các chuyên gia khí hậu và các chuyên gia khác ở California, Hoa Kỳ.

Thanh Hải Vô Thượng Sư: Ngũ cốc mà chúng ta dùng để nuôi gia súc có thể nuôi 2 tỷ người. Cho nên, tôi không hiểu, chúng ta đang sống trong loại thế giới gì, đang theo kiểu chính sách gì, đang đối đãi với mình và đồng loại của mình kiểu tử tế gì, chưa nói chi đến thú vật.

Thượng Đế đã tạo đủ nước cho chúng ta, đủ thực phẩm cho chúng ta, thậm chí để dùng mãi mãi, nếu chúng ta biết cách ngưng lạm dụng tài nguyên của Địa Cầu và lương thực trên đó. Chúng ta không nên giết chúng sinh để thỏa mãn sự tham lam của mình. Đây là điểm chính của các vấn đề địa cầu hiện giờ, chúng ta tiêu xài thái quá phước báu đạo đức và tài nguyên thế giới. Ngừng ăn thịt là giải pháp chính để cứu địa cầu.

http://news.bbc.co.uk/2/hi/europe/8361770.stm,
http://www.circleofblue.org/waternews/2009/world/news-food-security-and-climate-change-are-deeply-
interconnected-un-secretary-general-says/
http://english.cctv.com/program/worldwidewatch/20091117/101260.shtml
http://thestar.com.my/news/story.asp?file=/2009/11/18/worldupdates
/2009-11-18T004135Z_01_NOOTR_RTRMDNC_0_-440285-1&sec=Worldupdates
http://www.presstv.ir/detail.aspx?id=111509&sectionid=3510212, http://www.france24.com/en/node/4927469
http://www.france24.com/en/node/4927502
http://www.reuters.com/article/swissMktRpt/idUSLH70163320091117?sp=true