Chào mừng quý khán giả ý thức môi sinh đến với tiết mục khác của Địa Cầu: Ngôi Nhà Thân Ái. Vùng đất rộng của Nam Cực trải dài hơn 14 triệu cây số vuông, 98% trong đó được bao phủ bởi tảng băng Nam Cực.
Lục địa này chứa đến 90% băng đá trên thế giới và 72% số nước ngọt tồn trữ của thế giới. Tuy vậy, khí hậu thay đổi làm tan băng này mau chóng, và nếu toàn bộ băng đá đều tan chảy, mực nước biển trên địa cầu sẽ dâng cao 70 đến 80 mét, một hậu quả không thể tưởng cho mọi chúng sinh trên địa cầu.
Gần đây sự chú ý của thế giới đã hướng về sự sụp đổ nhanh chóng của Tảng Băng Wilkins, một tảng băng trôi 14.000 cây số vuông ở phía tây Bán Đảo Nam Cực.
Một chiếc cầu băng đá mỏng, 40 cây số, mảnh băng cuối cùng giữ thềm băng được yên ổn, đã bị vỡ vào tháng 4, 2009, một biến cố sẽ làm cho Thềm Băng phân hủy với một tốc độ thậm chí nhanh hơn.
Để biết thêm ảnh hưởng của hâm nóng toàn cầu ở Nam Cực, chúng tôi nói chuyện với Tiến sĩ Ted Scambos, khoa học gia dẫn đầu tại Trung tâm Tài liệu Tuyết Đá Quốc gia của Đại học Colorado, ở Hoa Kỳ.
Nghiên cứu của Tiến sĩ Scambos gồm khoa sông băng, viễn thám, địa hóa học và khoa học địa cầu. Nghiên cứu hiện tại của ông là về tảng băng ở Nam Cực, thềm băng và băng biển.
Ông đã tóm tắt cho cựu phó tổng thống Mỹ và người đoạt giải Nobel Hòa bình Al Gore về các tảng băng và đóng góp cho tường trình của Ủy ban Liên Chính Phủ về Khí hậu Thay đổi “Khí hậu Thay đổi 2007: Căn Bản về Vật Lý học.” Tiến sĩ Scambos trước tiên bàn về sự sụp đổ của Thềm băng Wilkins.
nsidc.org/research/bios/scambos.html