Chương trình Môi sinh Liên Hiệp Quốc (UNEP) đã tham gia nhiều nỗ lực
giúp bảo vệ người dân khỏi sự thay đổi khí hậu. UNEP ủng hộ việc nghiên
cứu chính sách xã hội của Ban Thay đổi Khí hậu Đa Quốc gia (IPCC) và
giúp các quốc gia đang phát triển ở Phi châu tăng cường tối đa sự hữu
hiệu năng lượng.
Các thành viên của tổ chức cũng ngày càng lo
lắng về các quốc đảo đang chìm xuống đại dương do mực nước biển dâng
cao. Giám đốc Khu vực Châu Á Thái Bình Dương của UNEP, ông Surendra
Shrestha là một thổ dân Nê-pan, cũng rất nổi tiếng với việc động viên
chính trị và ủng hộ tài chính hữu hiệu cho các chương trình của UNEP.
Surendra Shrestha, Văn phòng Khu vực của Chương trình Môi sinh Liên Hiệp Quốc cho Á châu và Thái Bình Dương:
Nếu chúng ta xem xét các quốc đảo nhỏ thí dụ như Maldives, trong 4 năm
qua, đã mất 6 hải đảo. Ở Nam Dương, ngài bộ trưởng cho chúng tôi biết
rằng họ đã mất 30 hải đảo, tất cả đều nằm dưới biển. Do đó, với các
quốc gia như Maldives, nếu mực nước biển tăng lên 1 mét hoặc hơn thì họ
sẽ không còn tồn tại nữa. Toàn bộ quốc đảo sẽ biến mất. Nên đây quả
thật là một vấn đề nghiêm trọng.
XƯỚNG NGÔN VIÊN:
Hơn phân nửa dân số thế giới sinh sống gần khu vực ven biển. Mực nước
biển dâng cao chắc chắn sẽ dẫn đến sự di trú khổng lồ của những người
gọi là tỵ nạn môi sinh. UNEP đang làm việc để thành lập chương trình di
trú tự do, nhưng trong tương lai, điều này có thể không đủ.
Surendra Shrestha:
Liên Hiệp Quốc đang trợ giúp chương trình này, giúp đỡ chính phủ với
vấn đề này, nhưng đó chỉ cho một hoặc hai hải đảo. Nhưng nếu là toàn
thể dân số của đảo quốc Maldives, hoặc nếu nhìn vào Nam Thái Bình
Dương, ví dụ Tuvalu, một quốc đảo nhỏ, toàn bộ quốc gia sẽ bị chìm
xuống nước. Do đó, chúng ta phải nghĩ tới một chiến lược lớn hơn để
giúp đỡ những người này.
XƯỚNG NGÔN VIÊN:
Xin cầu nguyện có nhiều nỗ lực to lớn hơn giúp làm ngưng nạn hâm nóng
toàn cầu để các hải đảo quý báu trên địa cầu và người dân xinh đẹp nơi
đó được bảo vệ an toàn.