Ngưng tiêu thụ thịt để giải quyết các thử thách khí hậu - 10 tháng 12, 2011  
email to friend  Gửi bản này cho bạn bè   Nếu quý vị muốn kèm phim này vào diễn đàn hoặc trang mạng của quý vị, xin vui lòng bấm vào các địa chỉ mạng sau đây để sao chép mã nguồn  sao chép bản gốc   In

Ngưng tiêu thụ thịt để giải quyết các thử thách khí hậu.
Khi Hội thảo Liên Hiệp Quốc về Biến đổi Khí hậu (COP 17) kết thúc tại Durban, Nam Phi vào thứ sáu, 9 tháng 12, các đại biểu từ hơn 190 quốc gia tham dự đã tạo được tiến bộ về chi tiết cho Quỹ Khí hậu Xanh gồm 100 tỷ Mỹ kim với ý định trợ giúp các quốc gia đang phát triển yếu đuối nhất trước biến đổi khí hậu.

Nhưng hiện nhiều thử thách cấp bách các quốc gia này đang đối diện, bao gồm lục địa chủ tọa hội nghị thượng đỉnh Phi Châu, phải được giải quyết qua hành động của chính họ.

Tina Joemat-Pettersson – Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Nam Phi: Phi Châu đối diện thử thách song đôi là nạn nghèo và biến đổi khí hậu.

Mbareck Diop – Chủ tịch Tư vấn, Thích ứng Biến đổi Khí hậu ở châu Phi: 90% Hồ Chad đã biến mất. Quý vị thấy băng đá trên Kilamanjaro cũng vậy, đa số băng đá này biến mất do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Quý vị thấy tác động lũ lụt và sa mạc hóa nữa.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Các phóng viên Truyền Hình Vô Thượng Sư tường trình về một số phương cách Nam Phi và nước khác dùng để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

Phóng viên: Song song với hội nghị thượng đỉnh COP 17, chính phủ Nam Phi khánh thành nhà máy quang năng đầu tiên của quốc gia tại Hazelmere-Verulam. Chắc chắn, trong khi năng lượng bền vững là cách tất cả chúng ta nên theo, một số chuyên gia cho thấy sự cần thiết để ưu tiên hóa các giải pháp sẽ giúp làm nguội nhanh hơn cho bầu khí quyển.

Cụ thể là, họ thúc đẩy chính phủ chú trọng việc giảm khí nhà kính có tiềm lực mạnh, đó là mê-tan, nguồn khí thải lớn nhất do con người tạo ra là kỹ nghệ thịt. Đây là thông điệp của Nghị viên Ấn Độ và người ăn thuần chay, Ngài Maneka Gandhi, khi bà nói tại buổi họp báo chỉ cách xa 3 góc phố từ trung tâm hội thảo COP 17.

Maneka Gandhi – Chủ tịch, Ủy ban Biến đổi khí hậu, Nghị viện Ấn Độ; người ăn thuần chay: Những gì cần phải làm là không phải chú trọng vào thán khí. Hãy làm những việc có thể làm, nghĩa là tiến đến khí kế tiếp và quan trọng nhất, đó là mê-tan. Có thể nói: “Được rồi, chúng tôi sẽ không ăn thịt. Sẽ không nuôi thú làm thịt cho người khác ăn nữa.” Đây không những là giải pháp thật sự, mà còn là giải pháp lập tức.

Phóng viên: Nhiều người khác diễn đạt sự ủng hộ cho giải pháp dinh dưỡng chống hâm nóng toàn cầu.

Mbareck Diop – Chủ tịch Tư vấn, Thích ứng Biến đổi Khí hậu ở châu Phi: Chúng ta có nông súc gây ô nhiễm rất nhiều với khí mê-tan, còn mạnh mẽ hơn là CO2.

Tiến sĩ Jane Goodall – Nhà linh trưởng học Anh quốc, ủng hộ lối ăn không thịt: Khi ngày càng nhiều người ăn ngày càng nhiều thịt hơn, điều đó sẽ gây thêm khí thải mê-tan, đốn phá rừng, cộng với việc là quá ư tàn nhẫn.

Phóng viên: Tay xe đạp thuần chay của Nam Phi, Sven Fortley, đạp xe hàng ngàn dặm từ Cape Town đến Durban qua hai tuần lễ trong cuộc vận động đầy cảm hứng của anh.

Sven Fortley - Tay đua xe đạp thuần chay, nhà bảo vệ môi trường người Nam Phi: Tôi chủ yếu nhấn mạnh đến sự thật rằng biến đổi khí hậu liên quan rất nhiều đến các cá nhân, chọn lựa cá nhân, chọn lựa hàng ngày mình quyết định, và không chỉ về nhiên liệu mình bơm vào trong xe hơi, mà về nhiên liệu mình cho vào trong thân thể..

Phóng viên: Tường trình cho Truyền Hình Vô Thượng Sư từ Durban, Nam Phi.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Trong khi đó, các quốc gia như những nước ở Phi Châu cũng phải mau tìm cách để bảo đảm an toàn thực phẩm cho dân số của họ như phần thích nghi với biến đổi khí hậu − sự thay đổi dinh dưỡng toàn cầu lần nữa có thể giúp rất đáng kể.

Tina Joemat-Pettersson – Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Nam Phi: Hiện giờ, Phi Châu sản xuất, và những gì họ sản xuất, họ không ăn. Và họ ăn những gì họ không sản xuất. Cho nên nếu sản xuất ngũ cốc với khả năng tốt và phi thường, nhưng lại dùng ngũ cốc đó mà nuôi thú vật để làm thịt, thì sẽ không bao giờ có an toàn thực phẩm.

Mbareck Diop – Chủ tịch Tư vấn, Thích ứng Biến đổi Khí hậu ở châu Phi: Chúng ta phải cắt đứt việc tiêu thụ thịt, và không cho trợ cấp nào để sản xuất thêm thực phẩm cho nông súc trong các quốc gia đã phát triển.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Chúng tôi xin cám ơn đại biểu, hoạt động viên, và các người quan tâm khác đã kêu gọi những giải pháp thích đáng cho việc giảm hữu hiệu hâm nóng toàn cầu và an toàn thực phẩm. Mong mọi quốc gia khắp nơi đừng trì hoãn thêm trong việc áp dụng chính sách bảo vệ sự sống, cứu Địa Cầu.

Sven Fortley - Tay đua xe đạp thuần chay người Nam Phi: Ăn chay, Sống Xanh, Để Cứu Địa Cầu!

Nói chuyện vào tháng 12, 2010 trong hội thảo truyền hình ở Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất, Thanh Hải Vô Thượng Sư nhấn mạnh đến hành động đơn giản cần thiết từ các lãnh tụ thế giới để tránh tai họa toàn cầu cho nhân loại.

Thanh Hải Vô Thượng Sư: Tôi hy vọng, chính phủ khích lệ nông dân bãi bỏ việc nuôi trâu bò và gà vịt, để trở thành thuần chay, thuần chay hữu cơ. Bởi vì, thứ nhất, nó vẫn tốn kém quá nhiều về mặt thực phẩm, năng lượng, sử dụng nước để nuôi thú vật. Trong khi, phí tổn thì ngày càng ít hơn để có canh tác hữu cơ.

Chúng ta cần mọi sự giúp đỡ hiện tại trong tình trạng khẩn cấp này, thời điểm cấp bách, để cứu Địa Cầu. Tôi hy vọng chính phủ của chúng ta sẽ hướng dẫn lãnh vực nông nghiệp đến đường lối thuần chay hữu cơ, và đồng thời dùng kiến thức và tài năng của họ để chia sẻ những kỹ thuật tốt này với các quốc gia khác, bởi vì thế giới lệ thuộc vào nhau và có thể hợp tác với nhau cho một tương lai bền vững.

Một lần nữa và cuối cùng, chúng ta phải thay đổi. Chúng ta nên sống đơn giản hơn, tự duy trì bằng lối ăn tốt nhất, và lối ăn tiết kiệm, hợp sinh thái, đó là thuần chay hữu cơ.
http://www.globalpost.com/dispatch/news/regions/africa/south-africa/111208/cop-17-south-africa-suggests-extending-talks

Tin Bổ Sung 
Trong nỗ lực đối phó với thời tiết khắc nghiệt liên hệ đến biến đổi khí hậu đã phá hoại các vụ mùa dễ hư, tường trình vào 4 tháng 12 nêu lên sự thành công của nông dân ở Cameroon khi họ chế biến trái cây và rau cải tươi thành lát mỏng giữ được lâu bền hơn chuối lá, bột khoai tây và bột sắn.

http://www.trust.org/alertnet/news/food-processing-curbs-climate-losses-for-cameroons-women-farmers/

Một nghiên cứu bởi những khoa học gia của Thăm dò Nam Cực ở Anh lên tột điểm vào tháng 12, 2011, tiết lộ là việc hâm nóng nước biển Thái Bình gây nên sự tan chảy thật nhanh của Đảo Pine rộng lớn và các Sông băng Thwaites tại Nam Cực, có thể tăng đột ngột mực nước biển trên khắp toàn cầu.

http://www.ouramazingplanet.com/2122-antarctic-glacier-melting-linked-warm-pacific-waters.html
http://www.hydro-international.com/news/id5227-Glacier_Subject_to_Study_Sea_Level_Rise.html
http://www.theworld.org/2011/12/sea-levels-may-rise-faster-than-expected/
http://www.hindustantimes.com/India-news/NorthIndia/Melting-glaciers-threaten-millions/Article1-778127.aspx