Trong buổi hội nghị của Liên hiệp Khoa học Địa chất Âu Châu tháng vừa
qua, các khoa học gia tiên đoán băng đá tan ra và báo động đại dương có
thể dâng cao mực nước biển lên nhiều đến 1,5 thước vào cuối thế kỷ này.
Sự tiên đoán này là gấp 3 lần cao hơn mực độ được tường trình bởi Ban
Liên Chính phủ về Khí hậu Thay đổi của Liên Hiệp Quốc (IPCC) vào năm
ngoái. Những khám phá này nêu lên sự quan tâm cho cả hai: khoa học gia
và chính phủ của quốc gia đảo hay có bờ biển, là những nơi dễ bị ảnh
hưởng nặng nhất.
Tiến sĩ Benjamin Fong Chao là Khoa trưởng của Học viện Khoa học Địa cầu tại Đại học Trung ương Quốc gia ở Formosa (Đài Loan.)
Tiến
sĩ Benjamin Fong Chao, Khoa trưởng Học viện Khoa học Địa cầu, Đại học
Trung ương Quốc gia của Formosa (Đài Loan, cựu khoa học gia NASA:
Một trong các hậu quả chính của nạn hâm nóng hoàn cầu là mực độ nước
biển dâng cao. Đây thật sự là vấn đề quốc tế bởi vì một phần chính của
nền văn minh chúng ta thật ra tọa lạc chỉ có một vài thước trên mực
nước biển. Do đó, bất cứ độ cao của mực biển dâng lên theo thời gian sẽ
có ảnh hưởng trầm trọng đến kinh tế trên thế giới và đời sống con
người. Là một quốc gia hải đảo, Đài Loan phải và dĩ nhiên rất quan tâm
về vấn đề này.
XƯỚNG NGÔN VIÊN: Dựa trên phân
tích mới nhất được thực hiện bởi toán chung Anh-Phần Lan, mực nước biển
qua 2.000 năm qua đã được ổn định. Các đo lường ấn định độ cao chỉ lên
2 centimét trong thế kỷ thứ 18 và 6 centimét vào thế kỷ 19, nhưng đột
nhiên và đáng lo ngại, lên 19 centimét hoặc hơn 1/2 bộ nội trong thế kỷ
vừa qua. Điều này rất có thể bị gây ra do các tảng băng đá tan ra. Đối
với các nhà khí hậu học, những con số nhỏ này rất quan trọng, vì có thể
ngụ ý phức tạp nhiều hơn là được hiểu biết cho đến nay.
Tiến sĩ Benjamin Fong Chao:
Điều này rất nghiêm trọng, bởi vì chúng ta không biết làm sao tiên đoán
tương lai. Không biết mực nước biển dâng cao sẽ trở nên đại họa, mà sẽ
là điều vượt ngoài khả năng tiên đoán của chúng ta. Và đồng thời, mực
nước biển thật sự là hàn thử biểu phản ảnh sự nghiêm trọng của nạn hâm
nóng hoàn cầu. Trong khía cạnh đó, vấn đề mực biển dâng cao phải được
giám sát kỹ lưỡng.
XƯỚNG NGÔN VIÊN:
Cám ơn Tiến sĩ Chao và tất cả các khoa học gia cập nhật tinh tấn và
chia sẻ tài liệu này về nạn hâm nóng hoàn cầu. Mong chúng ta tiếp tục
hành động mau lẹ khi có thêm kiến thức về hệ thống khí hậu, hầu cứu vớt
những đời sống quý báu.
http://news.bbc.co.uk/1/hi/sci/tech/7349236.stm , http://environment.newscientist.com/article/dn13721-sea-levels-will-rise-15-metres-by-2100.html