email to friend  Gửi bản này cho bạn bè    In

Gần 3 triệu người ở A Phú Hãn đối diện với việc thiếu hụt thực phẩm vì nạn hạn hán.
Tại miền bắc quốc gia, nơi đó đang bước vào năm thứ ba với mưa trì trệ, nhiều vụ mùa đã bị thất bại, Chương trình Thực phẩm Quốc tế Liên Hiệp Quốc tuyên bố rằng khoảng 2,8 triệu người kể từ tháng 12, 2011 đang đối diện với nạn đói. Nghiên cứu bởi Trung tâm Pulitzer của Hoa Kỳ về Tường trình Khủng hoảng phát hiện rằng nhiệt độ đã tăng cao trong vùng kể từ thập niên 1960, song song với chu kỳ hạn hán gia tăng thường xuyên.

Trong khi đó, nước cung cấp, chảy xuống từ vùng núi non Ấn Độ-Kush đã giảm thiểu từ trung bình 1.540 triệu thước khối mỗi năm xuống còn 640 triệu vào năm nay.

Với tình trạng đương thời được tiên đoán tệ hơn khi mùa đông sắp đến, nhiều người dân đã bắt đầu bán đồ sở hữu của họ, một số người rời bỏ nhà di cư lên các thành phố lớn với nỗ lực để sinh tồn.

Dựa vào nhiều thỉnh cầu bởi Liên Hiệp Quốc, các quốc gia như Hoa Kỳ, Gia Nã Đại và các quốc gia hội viên Liên Hiệp Âu Châu cũng đã bắt đầu đáp ứng cho khủng hoảng này, với 49 triệu Mỹ kim về viện trợ nhân đạo đã đến nơi, tính tới nay.

Với lòng tri ân cho tất cả quốc gia, tổ chức và cá nhân đang tìm cách giúp đỡ dân A Phú Hãn, chúng tôi xin gửi lời cầu nguyện nhiệt tình cho hành động chung để ngưng biến đổi khí hậu.

Mong tất cả vùng đối diện với những bất ổn như vậy sớm được hồi phục việc cân bằng đời sống trong sự hòa hợp với thiên nhiên. Vào tháng 6, 2011 trong hội thảo truyền hình ở Mễ Tây Cơ, Thanh Hải Vô Thượng Sư bày tỏ lòng quan tâm như vào các dịp trước đó, về vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu và bất an thực phẩm, cùng lúc nhấn mạnh cách sống lý tưởng để giải quyết hai vấn đề đó bằng lối ăn từ bi toàn thực vật. 

Thanh Hải Vô Thượng Sư: Do đó, quý vị thấy, biến đổi khí hậu ảnh hưởng chúng ta trong nhiều cách, không chỉ sức nóng, hạn hán, lũ lụt, bệnh tật, khan hiếm thực phẩm, v.v. mà còn lạnh nữa. Và biến đổi khí hậu – qua hạn hán và lũ lụt phá hoại mùa màng – dĩ nhiên, là nguyên nhân chính của giá thực phẩm tăng cao và không an toàn. Do đó chỉ một thay đổi này, một thay đổi đơn giản, một thay đổi nhỏ: đổi lối ăn của mình sang thuần chay hữu cơ. Điều này sẽ giúp tất cả chính phủ trên thế giới có khả năng giảm nhẹ biến đổi khí hậu và bảo tồn sự đa dạng sinh học.

Nó cũng sẽ giúp chúng ta bảo vệ an toàn thực phẩm và bảo tồn nước. Có ích gì cho chúng ta để thỏa mãn khẩu vị của mình bây giờ với thịt khi biết chắc rằng trong tương lai con em chúng ta sẽ bị đói, thế giới sẽ bị sụp đổ? Điều đó có ích gì? Cho dù thịt ngon ra sao, chúng ta phải xét đến chọn lựa này và thay đổi để thế giới có thể tiếp tục sống còn và phát triển sung túc, hạnh phúc và lành mạnh.



Tin Bổ Sung 
http://theextinctionprotocol.wordpress.com/2011/11/13/massive-crop-failure-in-afghanistan-leaves-millions-at-risk-from-severe-drought
http://www.abc.net.au/am/content/2011/s3363275.htm

Khi các quốc gia ở Trung phần Nam Mỹ Châu hồi phục từ mưa nặng nề gây tổn phí tối thiểu là 2 tỷ Mỹ kim về thiệt hại, Tổng thống của El Salvador Mauricio Funes khai mạc hội nghị thượng đỉnh biến đổi khí hậu vào 16 tháng 12, 2011, để giải quyết tác động này trong khi kêu gọi nỗ lực cộng tác từ toàn thể cộng đồng quốc tế.

http://www.plenglish.com/index.php?option=com_content&task=view&id=460431&Itemid=1

Một bài đăng vào ngày 13 tháng 12, 2011 trên nhật báo Thế giới Tulsa ở Oklahoma, Hoa Kỳ, tuyên bố rằng sự đông giá trễ vào mùa đông cộng với chỉ 2/3 lượng mưa rơi bình thường trong năm nay dẫn đến sự tiên đoán rằng việc thu hoạch quả hồ đào của tiểu bang có thể giảm 75% so với năm ngoái.

http://www.tulsaworld.com/news/article.aspx?subjectid=47&articleid=20111213_47_A2_Oklaho606394
http://www.fstribune.com/story/1793352.html