Rừng mưa Amazon gần điểm tới hạn.Cuộc nói chuyện gần đây được bảo trợ bởi Hội thảo Chính sách Khoa học Đa Sinh thái ở Ba Lê, Pháp, nhà sinh vật học nhiệt đới nổi tiếng Tiến sĩ Thomas Lovejoy cảnh báo rằng với 18% rừng mưa Amazon đã biến mất, 20% tổng kết hao tổn sẽ tạo lực thúc đẩy cắt giảm rừng chỉ còn 1 phần 3 kích thước ban đầu trong vòng 65 năm.
Các phát hiện của nghiên cứu rút ra từ ý kiến chuyên môn của Viện Nghiên cứu Khí hậu học của Nhật, Trung tâm Dự đoán Thời tiết và Khí hậu Thay đổi của Ba Tây, Viện Potsdam và Earth3000 của Đức. Hơn nữa, nghiên cứu có thấy rằng phối hợp hiện thời của hâm nóng toàn cầu, việc phá rừng và cháy rừng có lẽ sẽ phá hoại hệ thống thủy địa lý độc đáo của Amazon mà nhờ đó rừng tự tạo ra ít nhất một nửa số lượng mưa và cũng cung cấp chất ẩm cho các vùng khác.
Việc đánh giá của Tiến sĩ Lovejoy xác nhận nghiên cứu trước kia bởi Hội thẩm Liên Chính Phủ LHQ về Khí hậu Thay đổi, đã cảnh báo rằng hâm nóng toàn cầu sẽ gây ra 40% tổn thất cho hệ sinh thái chủ yếu này.
Tiến sĩ Lovejoy và các khoa học gia góp phần quốc tế, xin cám ơn quý vị cho thông điệp trong sáng và báo động này. Với thời gian không còn nhiều nữa, tất cả chúng ta hãy làm việc với quyết tâm mới mẽ để cứu địa cầu trân quý này.
Trong nỗ lực để bảo vệ đời sống trên Địa Cầu, Thanh Hải Vô Thượng Sư đã thường nói về tầm quan trọng của việc bảo vệ rừng mưa, như trong buổi hội thảo trực tuyến tháng 10, 2009 ở Đức.
Thanh Hải Vô Thượng Sư: Cứu rừng nhiệt đới của thế giới, lá phổi của địa cầu, là một trong những ưu tiên rất quan trọng. Bởi vì khi rừng mưa nhiệt đới bị phá hủy, có rất nhiều ảnh hưởng phụ đáng sợ.
Không phải chỉ những thay đổi vĩnh viễn về nhiệt độ thế giới, lượng mưa, và mô hình thời tiết mà những rừng cây điều hòa. Không phải chỉ việc hàng triệu người đời sống sinh kế.
Còn có sự tuyệt chủng các loài thực vật và động vật 100 lần nhanh hơn những gì theo tự nhiên.
Rừng mưa bình thường bảo vệ chúng ta, nhưng khi khí hậu nóng lên, thay vì hấp thụ thán khí để bảo vệ khí hậu địa cầu, rừng mưa lại sẽ thải thán khí trở lại.
Bây giờ, chúng ta cần nhìn vào lý do chính tại sao có nạn phá rừng. Có cả một kỹ nghệ đàng sau đó trong đa số trường hợp, cụ thể là kỹ nghệ chăn nuôi. Thí dụ, lý do số một cho nạn phá rừng ở Amazon, lá phổi vĩ đại nhất của địa cầu chúng ta, là để nuôi bò.
Thanh Hải Vô Thượng Sư: Ngưng kỹ nghệ chăn nuôi – đó sẽ là cách hữu hiệu nhất để chận đứng hâm
nóng toàn cầu và hồi phục địa cầu. Điều đó sẽ cứu các rừng cây quý báu
của chúng ta, vốn cần hàng chục năm để mọc, và tạo thêm nhiều rừng thiên nhiên mà chúng ta cần để giảm hâm nóng toàn cầu.
http://www.ipsnews.net/news.asp?idnews=50194 http://www.treehugger.com/files/2010/02/amazongate-more-sloppy-writing-than-sloppy-science.php http://news.mongabay.com/2010/0203-hance_amazontip.htmlTin Bổ SungTrong nỗ lực để cắt giảm khí thải cacbon, toàn thể Bệnh viện Đại học Đài Loan Quốc gia tại chi nhánh ở Vân Lâm đang phục vụ chỉ các bữa ăn chay vào ngày Tết Âm lịch, trong khi cổ vũ công dân về một năm mới mạnh khỏe với sự khuyến khích về cách nấu chay được đăng trên mạng trực tuyến của họ.
http://www.ylh.ntuh.mc.ntu.edu.tw/ylh/ylhnewinfo.php?infosn=51 Các nhà nghiên cứu Đức chỉ ra rằng các dự án trồng vụ mùa làm nhiên liệu sinh học ở Amazon có hại cho môi trường bởi vì đất đai chúng choán chỗ cần phải dọn sạch để làm thêm đồng cỏ nuôi gia súc, mang lại thêm sự hủy hoại qua việc phá rừng.
http://news.mongabay.com/2010/0208-amazon_biofuels.htmlLực lượng Đất đai và Nước của Bắc Úc tuyên bố rằng sự thiếu hụt nước và các tình trạng khô hạn gia tăng vì khí hậu thay đổi khiến miền bắc nhiệt đới không là chọn lựa tốt cho nguồn thực phẩm mới để thay thế các vùng nông trại miền nam bị hạn hán.
http://www.reuters.com/article/idUSTRE6170KD20100208Tiến sĩ Zafar Adeel, Giám đốc Nước Liên Hiệp Quốc, điều hành nỗ lực của 26 cơ quan Liên Hiệp Quốc, nêu rõ về bản chất quan trọng của nước trong bất cứ thảo luận nào về hâm nóng toàn cầu, nói rằng sự xung đột có thể tránh được nếu nguồn chủ yếu này được coi là một cơ hội để cộng tác.
http://www.alertnet.org/thenews/newsdesk/LDE6160G3.htm