Nghiên cứu cực của Đại học Stockholm tạo nên làn sóng quốc tế  
email to friend  Gửi bản này cho bạn bè    In
Nguồn: Đại học Stockholm

Örjan Gustafsson, một phụ tá giáo sư tại ITM chuyển thông tin đến tạp chí Independent (Anh quốc) từ trên chiếu thuyền nghiên cứu của Nga Jacob Smirnitskyi qua điện thư: “Một khu vực rộng lớn chứa nhiều khí mê-tan thoát ra được tìm thấy. Tại các địa điểm trước đó, chúng tôi đã tìm thấy mức khí mê-tan hòa tan tăng.

“Lần đầu tiên, chúng tôi dẫn chứng tài liệu về một lĩnh vực mà sự thoát khí quá mạnh đến nỗi khí mê-tan không có thời gian để hòa tan trong nước biển nhưng nổi lên trên mặt biển như bong bóng mê-tan.”

Gustafsson, cùng với hai sinh viên học vị tiến sĩ từ ITM, Vanja Alling và Jorien Vonk, đã ở trên tàu Smirnitskyi 45 ngày như một phần của dự án Nghiên cứu Tảng băng Siberia Quốc tế (ISSS-08), cũng được các nghiên cứu từ Nga và Hoa Kỳ tham gia.

Mục tiêu của cuộc thám hiểm là để hiểu rõ hơn dòng chảy khổng lồ gồm thán khí, vật chất và nước đi qua lãnh nguyên Siberia vào bên trong Bắc Băng Dương ảnh hưởng đến khí hậu ra sao.

Như báo chí quốc tế tường trình, sự khám phá của đội này là mới lạ.

Gustafsson nói: “Ý tưởng thông thường vốn là ‘nắp’ lớp hàn băng trên lớp trầm tích dưới biển trên tảng băng Siberia nhất định được đậy kín và giữ nhiều bể cạn chứa trầm tích khí mê-tan khổng lồ.”

“Bằng chứng phát triển về sự thoát khí mê-tan trong vùng không thể đến này có thể đề nghị rằng nắp lớp hàn băng bắt đầu bị khoang thủng, vì vậy khí mê-tan rỉ ra.”

Chỉ điều này có ý nghĩa cho địa cầu có thể quan trọng ra sao khi hàng triệu tấn khí mê-tan thoát ra từ bên dưới đáy biển Bắc Cực có thể tăng tốc hâm nóng toàn cầu nhanh chóng.

Các đồng nghiệp và sinh viên tại ITM đã có thể đi theo những phát hiện của nhóm nghiên cứu Stockholm qua diễn đàn của họ: http://isss08.wordpress.com/.

Giáo sư Hans Borg và Trưởng phòng tại ITM nói: “Rất thú vị khi thấy công việc của họ được báo chí quốc tế chọn. Đây là nghiên cứu rất quan trọng và đại diện một đóng góp chủ yếu của Thụy Điển vào Năm Cực Quốc tế 2007-2008.”

Năm Quốc tế Cực là một khởi xướng nghiên cứu khoa học lớn rộng gồm hơn 200 dự án và hàng ngàn khoa học gia từ hơn 60 quốc gia, phấn đấu để tạo những tiến bộ chủ yếu trong khoa học cực. Chương trình vận hành từ tháng ba 2007 đến tháng ba 2009.

Những phát hiện sơ kết của Nghiên cứu Tảng Băng Siberia Quốc tế 2008 sẽ được xuất bản bởi Hiệp hội Địa vật lý Hoa Kỳ.

Văn bản: Jon Buscal

Cuộc thám hiểm nghiên cứu cực của Đại học Stockholm 2008:
http://www.su.se/english/research/expeditions

Nghiên cứu cực của Đại học Stockholm trong báo chí quốc tế:
www.independent.co.uk
www.telegraph.co.uk
www.dailymail.co.uk
www.guardian.co.uk