Cứu đại dương: một vấn đề khí hậu khẩn yếu - 8 tháng 12, 2011  
email to friend  Gửi bản này cho bạn bè   Nếu quý vị muốn kèm phim này vào diễn đàn hoặc trang mạng của quý vị, xin vui lòng bấm vào các địa chỉ mạng sau đây để sao chép mã nguồn  sao chép bản gốc   In

Cứu đại dương: một vấn đề khí hậu khẩn yếu.
Song song với các thảo luận chính yếu của Hội thảo Biến đổi Khí hậu Liên Hiệp Quốc, các nhóm phi chính phủ, khoa học gia và các nhóm khác đang làm việc để mang lại thông tin mới nhất về một số khía cạnh của hâm nóng toàn cầu, như là tác động sinh thái hải dương để lưu ý các tham dự viên.

Truyền Hình Vô Thượng Sư tường trình từ địa điểm hội nghị ở Durban, Nam Phi.

Phóng viên: Khi các thảo luận của COP 17 đi đến phần kết thúc ở Durban này, hội viên của Hội Quốc Tế Thanh Hải Vô Thượng Sư đã tiếp tục nâng cao ý thức về giải pháp dinh dưỡng thuần chay hữu cơ hữu hiệu chống biến đổi khí hậu.

Nhiều tham dự viên trong hội thảo đã nhận được các túi SOS chứa đựng bản thông tin và DVD để giúp cung cấp dữ kiện cho quyết định của họ. Hơn 700 túi được phân phối với sự cộng tác của 11 khách sạn, tất cả họ đều đồng ý giúp phân phối các túi này đến khách tham dự hội thảo của họ.

Đồng thời ở Durban vào tuần qua, Diễn đàn Quốc tế về Đại Dương, Duyên hải và Đảo tổ chức một sinh hoạt để nâng cao ý thức về nhu cầu khẩn cấp để giải quyết tình trạng của đại dương trên thế giới như một phần của việc giữ quân bình cho khí hậu.

Ben Ngubane – Board Chair, South African Broadcasting Corporation: Chúng tôi luôn nghĩ về rừng mưa như nguồn chứa carbon chính yếu, nhưng đại dương là một nguồn lưu trữ thậm chí còn lớn hơn. 

Tiến sĩ Wendy Watson-Wright – Assistant Director-General, UNESCO Intergovernmental Oceanographic Commission (F): Tuy nhiên, những gì xảy ra với sự hấp thụ thán khí này là thứ 1, đại dương trở thành bão hòa, và thứ 2, đại dương trở nên có nhiều axít hơn. Đây là 1 tác động khổng lồ.

Tiến sĩ Carol Turley – Senior Scientist, Plymouth Marine Laboratory, UK (F): 65 triệu năm trước đây, đã có một thay đổi lớn lao về thán khí rồi, và đại dương có độ axít cao hơn, trở nên ấm hơn, có ít dưỡng khí hơn. Rất nhiều, rất nhiều loài trên Địa Cầu bị diệt chủng, bao gồm khủng long. Và chúng ta dường như trải qua điều đó bây giờ thậm chí còn mau hơn thế nữa.

Tiến sĩ  Wendy Watson-Wright (F): Con số vùng biển chết thậm chí đã tăng gia rất nhiều trong vài thập niên qua, từ con số 40 một năm trước, và lên tới, tôi tin trên toàn cầu có hơn 500 vùng biển chết.

Nick Nuttal – Spokesperson, United Nations Environment Program (M): TThật ra đây là do sự thải ra của phân bón hóa học, nước cống và phân thải thú vật chảy xuống biển từ hệ sông ngòi.

Tiến sĩ  Wendy Watson-Wright (F): Đại dương là buồng phổi của Địa Cầu. Cũng là trái tim của Địa Cầu, bởi vì đại dương bơm nước luân lưu và cho chúng ta không khí, thời tiết, khí hậu.

Tiến sĩ Carol Turley (F): Không có đại dương, chúng ta sẽ không sinh tồn.

Phóng viên: Trong khi đó, Truyền Hình Vô Thượng Sư đã nói chuyện với nhiều tham dự viên hàng đầu từ các chính phủ, nhóm, giới truyền thông, chia sẻ tư tưởng về sự cần thiết để loại trừ sự tiêu thụ sản phẩm thú vật, bao gồm thịt và cá.

Tiến sĩ Ricardo Navarro – Salvadoran Center for Appropriate Technology (M): Giữa những điều con người làm, một hành động có lẽ có tác động nhiều hơn đó là cách chúng ta ăn.

Foster Dongozi – Secretary-General, Zimbabwe Union of Journalists (M): Ăn chay là tốt nhất cho khí hậu. Sự tiêu thụ sản phẩm động vật là một trong các đóng góp chính gây hâm nóng toàn cầu và biến đổi khí hậu.

Mia MacDonald – Executive Director, Brighter Green; Senior fellow of Worldwatch Institute; vegetarian (F): Chắc chắn là chính phủ có thể khích lệ người ta theo lối ăn toàn thực vật. Đó là tình trạng tự nhiên cho rất nhiều quốc gia. Cho nên không có gì quá để nói, hãy nhìn đây, một cách tổng quát, theo lối ăn toàn thực vật, là cho sức khỏe con người, cho môi sinh, cho khí hậu. Và chính phủ cần công khai nhiều hơn về điều đó.

Phóng viên: Tường trình từ Durban, Nam Phi, cho Truyền Hình Vô Thượng Sư.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Chúng tôi xin tri ân tất cả chính phủ, tổ chức, khoa học gia, và hoạt động viên làm việc để hiểu biết và giải quyết khủng hoảng của đại dương và Địa Cầu này. Mong sao các lãnh tụ cũng như cá nhân được thúc đẩy tiến đến mọi nỗ lực cần thiết để cứu bầu sinh quyển quý giá quan trọng cho sự sinh tồn của muôn loài. Như vào tháng 10, 2009, trong hội thảo truyền hình ở Nam Dương, Thanh Hải Vô Thượng Sư vẫn thường xuyên nêu lên sự cần thiết để hồi phục sự cân bằng cho môi sinh hải dương và Địa Cầu.

Thanh Hải Vô Thượng Sư: Quý vị có thể thấy rằng cá chết bao phủ toàn thể bề mặt của nước. Quý vị không thấy nước. Quý vị chỉ thấy cá chết nổi trên mặt. Thật là cảnh tượng kinh hoàng để chứng kiến. Như tôi đã nói trước đây, nếu người thế giới đều ăn thuần chay, thiên nhiên sẽ phục hồi hầu như trước mắt chúng ta, hầu như qua đêm, và chúng ta có thể thấy đại dương lành mạnh trở lại.

Hơn nữa, khắp thế giới, vô số vùng biển chết khổng lồ sẽ có cơ hội sống trở lại.

Đồng thời, khi chúng ta ngưng lấy đi tất cả loài cá đáng thương ra khỏi biển, cá sẽ có cơ hội phục hồi sự quân bình trong đại dương. Chúng ta tuyệt đối cần có cá trong biển để quân bình đại dương; bằng không sự sống chúng ta sẽ bị lâm nguy. Thượng Đế đặt cá ở đó vì một lý do. Khi đại dương lành mạnh trở lại, thậm chí san hô chết cũng tự khôi phục lại.

Tưởng tượng xem! Thiên nhiên rất thần kỳ và phi thường. Nhưng để chứng kiến sự phục hồi của thiên nhiên, chúng ta phải ngưng tiếp tục cách sống hiện tại của mình
.

Tin Bổ Sung 
Cảnh báo hôm 1 tháng 12, 2011 rằng khả năng lặp lại nạn hạn hán của mùa hè năm nay là rất cao cho sang năm, Bộ trưởng Môi sinh Vương quốc Anh, Caroline Spelman, kêu gọi các công ty và cá nhân hãy bắt đầu bảo tồn nước bây giờ.

http://www.telegraph.co.uk/earth/earthnews/8926498/Households-told-to-save-water-now-for-next-summer.html
http://www.guardian.co.uk/environment/2011/dec/01/drought-risk-high-england-2012?newsfeed=true 

Trong tường trình phát hành ngày 1 tháng 12, một toán gồm 121 nhà khoa học từ 14 quốc gia kết luận rằng hâm nóng toàn cầu đã tạo ra nhiệt độ trung bình mới và cao hơn tại vùng Bắc Cực, với nhiệt độ không khí và đại dương ấm hơn mang đến hậu quả là băng đá mặt biển mùa hè mỏng hơn, mới hơn, và có số lượng giảm dần.

http://www.spa.gov.sa/English/details.php?id=949043

http://www.msnbc.msn.com/id/45521029/ns/world_news-christian_science_monitor/#.Ttvl42OBqU9